Sẽ đổi mới cách tính điểm, tuyển sinh đại học
Nhìn lại toàn cảnh bức tranh tuyển sinh ĐH 2022, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết thời gian tới, bộ khuyến khích các trường ĐH đẩy mạnh hợp tác để tổ chức kỳ thi chung theo nhóm trường
* Phóng viên: Mùa tuyển sinh ĐH 2022 đã đi đến giai đoạn cuối cùng. Nhìn lại công tác tuyển sinh năm nay, Thứ trưởng có thể nhận xét điều gì?
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT HOÀNG MINH SƠN: Nhìn một cách tổng thể, công tác tuyển sinh năm nay có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh về mặt công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó minh bạch hóa việc tuyển sinh của cả hệ thống.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT HOÀNG MINH SƠN:
Đến nay, gần 80% thí sinh đã nhập học. Điều này cho thấy năm nay, tỉ lệ ảo đã giảm mạnh so với nhiều năm trước.
* Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT phức tạp, dẫn đến các trường ĐH thiếu đi sự tự chủ; còn không ít lỗi, gây lo lắng cho nhiều thí sinh. Thứ trưởng phản hồi gì về ý kiến này?
- Luật Giáo dục ĐH và Nghị định 99/2019/NĐ-CP đã quy định rõ các cơ sở giáo dục ĐH được quyền ban hành, tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh phù hợp quy định của pháp luật; xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT. Các quy định về tuyển sinh năm nay có thể sẽ khiến nhiều trường bớt tự do hơn, chủ động hơn trong một số trường hợp nhưng quyền tự chủ hoàn toàn được tôn trọng.
Về những vấn đề kỹ thuật của hệ thống, đúng là trong quá trình vận hành có những trục trặc nhất định – như nền tảng thanh toán trực tuyến ban đầu bị nghẽn, một số kênh thanh toán có lỗi – nhưng sau khi kéo dài thời gian và phân luồng thanh toán thì đã chạy trơn tru.
Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu mà thí sinh và dư luận quan tâm chính là nhiều em đủ điều kiện trúng tuyển nhưng lại không có trong danh sách trúng tuyển. Nguyên nhân nằm ở việc các trường có quá nhiều phương thức xét tuyển khác nhau đưa vào hệ thống, khiến quá trình đăng ký xét tuyển có sự nhầm lẫn trong việc lựa chọn và sắp xếp nguyện vọng, trong khi hệ thống chưa được bổ sung tính năng ngăn chặn hết được các lỗi này.
Trong quá trình tổ chức đăng ký, chạy xét tuyển, lọc ảo và sau khi công bố kết quả, Bộ GD-ĐT đều đã hướng dẫn để tổ kỹ thuật và các trường ĐH phối hợp sửa các lỗi nhầm lẫn, sai sót nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của thí sinh. Đến nay, hầu hết các trường hợp sai sót đã được giải quyết, số còn lại đang được các trường tiếp tục rà soát và xử lý.
Video đang HOT
* Có ý kiến cho rằng hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT phức tạp, ngay cả việc xác nhận nhập học trên hệ thống chung là không cần thiết?
- Quyết định chọn trường, chọn ngành là việc hệ trọng của mỗi thí sinh. Vì vậy, hệ thống phải xây dựng quy trình chặt chẽ gồm nhiều bước để bảo đảm thí sinh phải cân nhắc kỹ, xác nhận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đồng thời phải bảo đảm việc quản lý nghiệp vụ chặt chẽ, không có kẽ hở cho sự lạm dụng.
Thí sinh tham gia kỳ thi kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG Hà Nội Ảnh: HOÀNG LAN ANH
Bộ GD-ĐT xây dựng và nâng cấp hệ thống phần mềm là để hỗ trợ các trường, hỗ trợ thí sinh. Vì vậy, các quy trình đưa ra đã có sự cân nhắc kỹ chứ không phức tạp hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, có thể những giao diện sử dụng của phần mềm chưa thân thiện, chưa có khả năng ngăn chặn hết lỗi của người dùng. Trong khi đó, nhiều thí sinh chưa có kỹ năng, kinh nghiệm thao tác sử dụng phần mềm. Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và giao diện phần mềm để tối ưu hóa cho các năm tiếp theo.
* Điểm trúng tuyển ĐH qua kết quả thi tốt nghiệp THPT ở một số ngành năm nay tiếp tục “đụng trần”, gây hoang mang cho dư luận. Điểm chuẩn trúng tuyển cao có đồng nghĩa với chất lượng thí sinh năm nay cao hơn năm trước không, thưa thứ trưởng?
- Điểm chuẩn năm nay có sự phân hóa mạnh. Thậm chí, điểm chuẩn có ngành cao đến mức vượt trên cả điểm thủ khoa. Nhưng điều đó không thể đưa đến kết luận chất lượng thí sinh năm nay cao hơn năm trước.
Tình trạng điểm chuẩn cao ở mức “đụng trần” đã được Bộ GD-ĐT phân tích và cảnh báo từ trước. Việc các trường đưa ra nhiều phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển cho một ngành và phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Lý do quan trọng khác là bất cập ở chính sách cộng điểm ưu tiên. Bộ GD-ĐT đã đưa vào quy chế việc điều chỉnh mức cộng điểm ưu tiên, áp dụng từ năm 2023.
* Việc các trường sử dụng quá nhiều phương thức tuyển sinh, tổ hợp dẫn đến những sai sót, thậm chí cả bất bình đẳng khi điểm chuẩn xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT bị đẩy đến kịch trần. Quan điểm của ông về việc này như thế nào?
- Đúng là với một ngành mà cơ sở đào tạo đưa ra nhiều phương thức xét tuyển sẽ khó bảo đảm sự công bằng cho thí sinh, đặc biệt khi các trường phân bổ chỉ tiêu ngay từ đầu. Bộ GD-ĐT cảnh báo về nguy cơ này và yêu cầu giữa các phương thức, hình thức xét tuyển phải bảo đảm sự công bằng.
Bộ GD-ĐT cũng đã khuyến cáo các trường nên có phương pháp quy đổi điểm đánh giá của các phương thức, tổ hợp xét tuyển về một thang đo chung và xét tuyển chung. Trường hợp cơ sở đào tạo lựa chọn phân bổ chỉ tiêu và xét tuyển độc lập theo từng phương thức, tổ hợp thì phải giải trình được căn cứ phân bổ chỉ tiêu cũng như điều kiện trúng tuyển của các phương thức, bảo đảm nguyên tắc công bằng.
Kết thúc kỳ tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ phân tích toàn bộ dữ liệu để đưa ra khuyến cáo chung cho toàn hệ thống. Bộ GD-ĐT cũng sẽ có đề nghị riêng với một số cơ sở đào tạo chưa thực hiện tốt yêu cầu chung và nguyên tắc cơ bản đã quy định trong quy chế tuyển sinh.
* Xu hướng các trường ĐH tuyển sinh bằng kỳ thi riêng, không còn phụ thuộc 100% vào kỳ thi tốt nghiệp THPT đang ngày càng được mở rộng. Ông có cho rằng đó là một tín hiệu tích cực?
- Tôi cho rằng kết quả thi tốt nghiệp cùng với những thành tích học tập ở bậc THPT sẽ tiếp tục là căn cứ quan trọng để đa số trường ĐH lựa chọn trong tuyển sinh. Hiện nay, một số trường đã xét tuyển dựa trên những kỳ thi đánh giá năng lực, xét tuyển kết hợp phỏng vấn…
Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường ĐH đẩy mạnh hợp tác để tổ chức kỳ thi chung theo nhóm trường. Sau đó, tiến tới hình thành một số trung tâm khảo thí chuyên nghiệp thuộc liên minh nhiều trường ĐH, đáp ứng yêu cầu tuyển sinh từ năm 2025 khi học sinh đã hoàn thành bậc THPT theo chương trình mới.
Kịp thời hỗ trợ, không làm mất cơ hội xét tuyển của thí sinh
Theo kế hoạch thực hiện công tác tuyển sinh năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chiều nay, 14-9, quy trình lọc ảo đang đi đến công đoạn cuối cùng.
Đến 14h ngày mai, các cơ sở đào tạo tải về kết quả xử lý nguyện vọng lần 6, sau đó sẽ công bố kết quả trúng tuyển.
Để không làm mất cơ hội xét tuyển của thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời có phương án giải quyết tình huống phát sinh, bảo đảm quyền lợi và hỗ trợ thí sinh có sai sót trong đăng ký nguyện vọng hoặc chưa nộp được lệ phí.
Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển nguyện vọng đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022.
Công bố điểm chuẩn trước 17h ngày 17-9
Thời điểm này, các cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội đều đã xây dựng kế hoạch tuyển sinh theo các mốc thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 sẽ được công bố tới thí sinh trước 17h ngày 17-9-2022.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải cho biết, đến 17h ngày mai, nhà trường thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1. Dự kiến, sau 17h ngày 15-9 hoặc sáng 16-9, nhà trường công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Đến thời điểm này, hệ thống xét tuyển hoạt động ổn định, không có sự cố bất thường.
Theo đề án tuyển sinh năm 2022 đã công bố, Đại học Giao thông Vận tải tổ chức xét tuyển theo 4 phương thức, gồm: Sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; xét học bạ cấp trung học phổ thông (không xét học bạ giáo dục thường xuyên); xét tuyển theo kết quả đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông...
Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng dự kiến sẽ công bố kết quả trúng tuyển năm 2022 vào ngày mai, đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và dựa vào kết quả bài thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Thí sinh nhập học theo hình thức trực tuyến. Nhà trường sẽ có hướng dẫn chi tiết về việc này và thông báo để thí sinh thực hiện.
Tiến sĩ Nguyễn Phi Long, Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Phụ nữ Việt Nam thông tin, các công đoạn trong quy trình lọc ảo năm nay đang diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Học viện có gần 9.000 nguyện vọng đăng ký dự tuyển.
Thời gian công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 của Học viện thực hiện theo lịch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm trước 17h ngày 17-9-2022. Nhà trường cũng sẽ có thông báo cụ thể cho thí sinh về các thủ tục tiếp theo.
Bảo đảm quyền lợi xét tuyển cho thí sinh
Điểm mới trong kỳ tuyển sinh năm 2022 là toàn bộ thủ tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển và nộp lệ phí xét tuyển được triển khai theo hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin dịch vụ công của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cổng dịch vụ công quốc gia.
Lường trước những khó khăn, bỡ ngỡ của năm đầu triển khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh như phân luồng, chia nhóm các tỉnh, thành phố để tránh quá tải trong quá trình nộp lệ phí; kéo dài thời gian đăng ký nguyện vọng; kéo dài thời gian nộp lệ phí đến 17h ngày 4-9, thay vì 17h ngày 31-8. Kết thúc thời gian thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến, số nguyện vọng đã thực hiện thủ tục thanh toán trực tuyến đạt 97% tổng số nguyện vọng đăng ký.
Với chủ trương bảo đảm thuận lợi, không để thí sinh mất quyền lợi xét tuyển đợt 1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, với nhóm thí sinh chưa thanh toán được lệ phí xét tuyển, đơn vị đã đề xuất lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa danh sách tất cả thí sinh này vào xét tuyển, các em sẽ thực hiện trách nhiệm của mình sau. Hình thức nộp lệ phí vẫn là trực tuyến để bảo đảm nguyên tắc thống nhất trong toàn hệ thống.
Để giải quyết tình trạng một số thí sinh phản ánh về việc đã đăng ký nhầm tổ hợp hoặc sai phương thức xét tuyển, thậm chí có những thí sinh dù đã trúng tuyển sớm bằng phương thức xét học bạ, nay mới phát hiện không có tên trên hệ thống xét tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có phương án xử lý.
Ngày 14-9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở đào tạo khẩn trương rà soát tất cả trường hợp thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm và đối sánh với danh sách nguyện vọng của thí sinh tải từ cơ sở dữ liệu của hệ thống. Trong trường hợp có sai sót, các cơ sở đào tạo chủ động xem xét, quyết định đưa thí sinh vào danh sách lọc ảo theo quy trình, đồng thời liên hệ với thí sinh nếu cần thiết.
"Năm nay, chúng ta đang để quyền chủ động cho thí sinh chịu trách nhiệm về đăng ký. Do đó, chắc chắn sẽ còn những sai sót ít nhiều. Chúng ta sẽ cùng xem xét xử lý sau khi hệ thống đã công bố kết quả xét tuyển chung. Chúng tôi cũng đề xuất, các trường được toàn quyền chủ động trong việc xử lý đối với những trường hợp có sai sót, để sau khi giải quyết sai sót, thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào cơ sở đào tạo. Với những trường hợp thí sinh đã trúng tuyển sớm nhưng không thấy có đăng ký trên hệ thống, nếu các em thực sự có sai sót, chúng ta không thể đưa vào danh sách lọc ảo bây giờ thì các trường cũng có thể xem xét cụ thể sau khi đã có kết quả xét tuyển đợt 1", Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh.
Với những phương án giải quyết như trên, về cơ bản, đến thời điểm này, các thí sinh có thể yên tâm vì luôn được bảo đảm quyền lợi ở mức cao nhất.
Tuyển sinh đại học năm 2022: Để không còn cảnh điểm cao vẫn trượt Từ tình trạng 'lạm phát' điểm chuẩn ở khối C00 của mùa tuyển sinh năm nay ở một số ngành 'hot' của các trường đại học (ĐH) cho thấy, cần có những điều chỉnh trong công tác tuyển sinh ĐH những năm tới. Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: TTXVN Tránh điểm kịch trần Trường ĐH Bách khoa Hà...