Sẽ có nội dung bỏ phiếu trong công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục.
Ảnh minh họa/internet
Theo dự thảo, việc xét thi đua, khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được của tập thể, cá nhân; bảo đảm nguyên tắc tự nguyện tham gia thi đua của tập thể, cá nhân theo quy định. Việc xét thi đua, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân phải có minh chứng cụ thể, được tập thể suy tôn.
Đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia, việc đánh giá, công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và phạm vi ảnh hưởng của thành tích phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức người lao động. Số lượng đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, các hình thức khen thưởng bảo đảm không quá 1/3 là cán bộ quản lý.
Video đang HOT
Đối với danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT”, Bằng khen Bộ trưởng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các hạng; tập thể, cá nhân đề nghị xét khen thưởng phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý từ 2/3 trở lên tính trên tổng số người tham gia họp của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng.
Đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước khi nộp hồ sơ về Bộ GD&ĐT, đơn vị trình phải công khai đăng tải danh sách tập thể, cá nhân trên cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin truyền thông của đơn vị ít nhất 7 ngày làm việc.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Khánh Hòa quyết liệt khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục
Sở GD&ĐT Khánh Hòa yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; từng bước khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
ảnh minh họa
Trong đó nhấn mạnh việc rà soát đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định, yêu cầu không còn phù hợp, dễ dẫn tới bệnh thành tích trong giáo dục.
Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục cho từng năm học, từng học kỳ bảo đảm thực chất, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
Không tổ chức các hoạt động giáo dục trái quy định, gây áp lực cho người dạy người học và cha mẹ học sinh; không lấy kết quả của các kỳ thi, các hoạt động giao lưu do địa phương tổ chức để đánh giá xếp loại thi đua, xét khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị.
Đồng thời, thực hiện tốt kỷ cương, nền nếp, quy chế dân chủ ở cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và bệnh thành tích trong giáo dục.
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu xây dựng và công bố công khai các tiêu chí thi đua cụ thể, thiết thực, có đầy đủ cơ sở khoa học, minh chứng rõ ràng, phù hợp với thực tế, đặc thù của từng địa phương đơn vị; thành tích của đơn vị, cá nhân được đánh giá bằng sự tiến bộ của chính đơn vị, cá nhân đó; ứng dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý, dạy học kiểm tra đánh giá bảo đảm chính xác, khách quan, công băng, công khai, minh bạch.
Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông tới người dạy, người học, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về yêu cầu dạy và học thực chất; cổ vũ, động viên, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học, tạo môi trường lành mạnh và sự đồng thuận trong nhà trường và cả xã hội để phát triển giáo dục.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc: Kỳ vọng đổi mới mạnh mẽ từ sửa Luật Giáo dục Chia sẻ về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc - giáo viên Trường THPT Minh Châu, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên - bày tỏ tin tưởng ngành Giáo dục sẽ nhận được sự nỗ lực vào cuộc, giúp đỡ của Quốc hội, Chính phủ, ban ngành đoàn thể,...