Sẽ có nhiều đề án “34 nghìn tỷ đồng” nữa!
Nói qua nói lại của lãnh đạo Bộ GD-ĐT về Đề án đổi mới CT, SGK càng khiến sự việc thêm “khó hiểu” về quy trình thẩm định các đề án với trị giá lớn mang tầm quốc gia.
Khẳng định rằng việc trình và xem xét đề án đổi mới CT, SGK lên tới hơn 34 nghìn tỷ đang làm không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trong khi hoàn toàn có cách làm khác để tránh tốn kém, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết còn lo ngại sau đề án này, liệu còn bao nhiêu đề án đổi mới nữa trị giá hàng nghìn tỷ đồng được các Bộ đề xuất, vì lý do thiếu một chương trình tổng thể để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
- Đề án đổi mới CT, SGK của Bộ GD-ĐT đang được chỉnh sửa, bổ sung, nhưng về tổng quát đề án này đã đạt yêu cầu để trình Quốc hội, theo GS?
- Trước mắt chưa thể trình đề án này, vì phải có chương trình tổng thể đã. Theo tôi, trước hết, Chính phủ phải có chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết TƯ 8 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã, qua đó mới biết là mình cần phải làm bao nhiêu việc để thực hiện Nghị quyết này, theo lộ trình như thế nào; kinh phí tổng là bao nhiêu… lúc đó Quốc hội mới quyết được. Nghị quyết TƯ 8 đã ban hành hơn 5 tháng mà ra Chương trình hành động của Chính phủ vẫn chưa ra được là quá chậm.
- Trong tuần này Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ thẩm định lại đề án này để trình Quốc hội, theo GS điều này có quá vội vàng với một đề án lớn như vậy ?
- Vấn đề theo tôi ở đây là việc Bộ GD-ĐT trình Đề án này sang Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là không đúng trình tự, thủ tục. Vì trước hết, đề án chưa được tập thể Chính phủ thông qua. Vì sao tôi lại nói như thế? Vì con số 34.000 tỉ đồng này, Bộ GD-ĐT nói rằng chưa có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính mà mới là khái toán của Bộ GD-ĐT thôi. Như thế có nghĩa là chưa được Chính phủ thông qua. Tôi không hiểu tại sao tập thể Chính phủ chưa có ý kiến gì mà đã ủy quyền cho Bộ GD-ĐT sang trình với Quốc hội.
Cách đây nửa tháng, khi họp nghe Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo về việc đăng cai ASIAD 18, Thủ tướng cũng đã cho rằng bộ này chưa báo cáo Thủ tướng đã sang trình Quốc hội. Việc trình Đề án lần này có đang lặp lại chuyện đó không? Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngồi bàn vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong khi Chính phủ chưa có ý kiến thống nhất của tập thể thì Uỷ ban Thường vụ bàn trên cơ sở nào?
Còn về Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng, theo tôi biết, Uỷ ban sẽ không làm báo cáo thẩm tra đề án mà làm báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Chuyện này là chuyện ngược đời. Vì theo quy định, dự thảo Nghị quyết Quốc hội về đề án nói trên phải do chính Uỷ ban này viết. Như thế có nghĩa là Uỷ ban lại tự thẩm tra văn bản do mình khởi thảo. Nhưng điều tôi quan tâm hơn là, nếu “anh” chỉ chú ý đến lời văn của Nghị quyết mà không xem xét Đề án thì anh báo cáo Quốc hội để thông qua chủ trương trên cơ sở nào? Và nếu số tiền đến hơn 34.000 tỉ đồng được tiêu mà không có sự thẩm định của Quốc hội thì rõ ràng là không đúng trách nhiệm với dân!
Video đang HOT
Học sinh cần được thụ hưởng những sản phẩm giáo dục đảm bảo chất lượng
- Vậy theo GS, để đề án được thông qua, trước khi trình ra Quốc hội thì công việc cần làm hiện nay là gì?
- Trước hết, Chính phủ phải có chương trình tổng thể đã. Bây giờ Bộ GD-ĐT đưa ra Đề án đổi mới CT-SGK 34.000 tỷ đồng, Quốc hội thông qua rồi, độ nửa năm sau Bộ lại có một Đề án nữa là đổi mới nội dung, phương pháp Giáo dục ở đại học 34.000 tỷ nữa, rồi Bộ Lao động TBXH lại trình Đề án đổi mới công tác dạy nghề 34.000 tỷ đồng nữa… cứ thế thì Quốc hội bị động, không chạy theo được.
Theo Nghị quyết Trung ương, chúng ta cũng đang chuẩn bị thành lập Ủy ban Quốc gia về đổi mới GD- ĐT. Vậy, cũng phải xác định xem thẩm quyền trình các đề án đổi mới giáo dục đào tạo là của ủy ban này hay của các bộ. Tôi thì cho rằng thẩm quyền ấy là của Ủy ban Quốc gia về đổi mới GD- ĐT.
- Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng đầu tư 34 nghìn tỷ để đổi mới CT, SGK là lãng phí, không cần thiết. Vậy quan điểm cá nhân của GS về vấn đề này như thế nào?
- Thực sự ra, bây giờ hoàn toàn có thể đặt lại những vấn đề như thế này: Có nhất thiết phải đổi mới toàn bộ CT, SGK hay không hay là cứ để CT, SGK như thế nhưng đổi mới phương pháp dạy học? Ta có thể tiếp tục sử dụng CT-SGK hiện hành, những gì hạn chế thì khắc phục; đồng thời sửa Luật Giáo dục, Luật Xuất bản để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội viết những bộ SGK mới, thay dần các bộ sách hiện hành. Khi đó tiền là tiền xã hội bỏ ra. Người viết sau sẽ rút được kinh nghiệm từ sách đã viết cách đây mười mấy năm, nghĩa là phát huy được nguồn lực xã hội cả về tài chính, trí tuệ. Hơn nữa, việc có nhiều bộ SGK sẽ tạo ra sự cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng. Chứ Bộ là cơ quan quản lý nhà nước, ôm việc vào rồi tất cả các vụ chức năng đổ xô đi làm dự án, bỏ bê công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra thì hỏng hết.
- Giả sử Đề án này vẫn được thông qua theo quy trình hiện tại thì sau này nếu không hiệu quả, trách nhiệm sẽ thuộc về ai, theo GS?
- Cá nhân lãnh đạo có thể thay đổi nhưng quản lý nhà nước là liên tục. Mình xây dựng đề án 10 năm chẳng hạn, thì các thế hệ lãnh đạo khác nhau vào gánh vác kế tục thôi. Cũng không có cách nào khác, người chịu trách nhiệm là cả người đề xuất đề án lẫn người kế tục. Bởi người kế tục nếu thấy không ổn thì sẽ phải điều chỉnh. Tuy nhiên, ở nước mình trước nay chả mấy ai phải chịu trách nhiệm về những quyết định sai cả, ngay cả ông đương nhiệm còn chả chịu trách nhiệm nữa là ông về hưu!
- Xin cảm ơn GS!
Theo ANTD
Chủ tịch Quốc hội: Đơn thư không biết đi đâu thì dân buồn lắm!
"Làm việc với các Ủy ban lâu nay tôi rất bức xúc vì đơn thư của dân nhiều khi còn quên đưa, rồi thư có trả lại hay không cũng chẳng ai biết. Như thế thì dân buồn lắm!", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Ngày 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Nghị quyết các cơ quan Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, HĐND... tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Nghị quyết nhằm xác định trách nhiệm của các đơn vị khi tiếp nhận đơn thư của nhân dân.
Thư đi từ tầng 1 lên tầng 2 cũng bị "ngâm" vài tháng
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - cho biết, trong những năm gần đây, tình trạng công dân gửi đơn, thư đến Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày càng tăng, diễn biến phức tạp, tạo ra tình trạng đơn, thư chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, vượt thẩm quyền... Trong khi các đơn vị của Quốc hội tiếp nhận, xử lý đơn, thư nhằm mục đích phục vụ công tác chủ yếu là thẩm tra và giám sát, kiến nghị theo lĩnh vực.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu xây dựng Nghị quyết phải sát với thực tế (Ảnh Việt Hưng)
Vì vậy, khi nhận được đơn thư của công dân, các cơ quan của Quốc hội phải tổ chức phân loại, chuyển đến cơ quan xử lý theo lĩnh vực nên tình trạng chuyển đơn thư lòng vòng là không tránh khỏi. Theo ông Lý đây là vấn đề rất phức tạp xảy ra đối với Quốc hội từ nhiều năm nay nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng thẳng thắn chỉ rõ nhiều trường hợp chỉ chuyển đơn thư của người dân từ tầng 1 lên tầng 2 mà cũng mất... vài tháng. Chính vì vậy rất cần có Nghị quyết trên để tránh việc chuyển đơn thư lòng vòng trong các cơ quan của Quốc hội.
Một số đại biểu khác trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, tình trạng tiếp nhận đơn thư của nhân dân rồi chuyển lòng vòng rất phức tạp. Đại biểu Quốc hội tiếp dân cũng chỉ chuyển đơn thư chứ không thể tự giải quyết và qua tiếp công dân thấy có vấn đền mới thực hiện giám sát.
Nhằm hạn chế tình trạng trên, theo ông Phan Trung Lý, trường hợp nhận đơn, thư trực tiếp từ người gửi và xét thấy cần thiết thì có thể chuyển đơn thư đó đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo đến cơ quan phụ trách lĩnh vực và Ban Dân nguyện.
Ông Lý cũng cho biết, có ý kiến đề nghị cần quy định cải tiến việc chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị giữa các cơ quan của Quốc hội, ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tránh thủ tục hành chính rườm rà. Vì vậy, dự thảo Nghị quyếtđã được bổ sung quy định "Cơ quan của Quốc hội, ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đơn, thư đến cơ quan khác của Quốc hội, ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xử lý bằng văn bản theo mẫu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định".
Thư chuyển lòng vòng rồi... lặn biệt tăm
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ví tình trạng chuyển đơn, thư lòng vòng trên như "chim đưa thư" - nhiều khi còn quên đưa, rồi thư có trả lại hay không cũng chẳng ai biết. Tình trạng như vậy diễn ra khiến những người dân gặp phải rất buồn và ngay cả Chủ tịch Quốc hội cũng cảm thấy bức xúc khi làm việc với các Ủy ban.
Do vậy, Chủ tịch Quốc hội lưu ý những nội dung được đưa vào Nghị quyết trên cần phải rất khả thi, rất thực tế. Đặc biệt, Quốc hội phải nâng cao vai trò giám sát các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri. Từ đó thấy được cơ quan hành pháp làm đúng hay sai và trách nhiệm với nhân dân như thế nào. Ngoài ra, nó cũng sẽ thấy tình hình dân khiếu kiện đúng hay sai.
"Chúng ta không phải là cơ quan giải quyết nhưng có trách nhiệm và có quyền giám sát các cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Đánh giá dự thảo Nghị quyết trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, khi đọc một số điều ông thấy nó vẫn còn "mênh mênh, mang mang". Vì vậy, Chủ tịch yêu cầu xây dựng Nghị quyết phải sát với thực tế, trên tinh thần những gì luật có đầy đủ rồi thì thôi. Đặc biệt, khi Nghị quyết được áp dụng trong thực tế phải được chấp nhận ngay.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý trụ sở tiếp công dân cũng phải thống nhất ở một địa điểm nhất định. Địa điểm đó do Ban Dân nguyện làm đầu mối và khi nhân dân đến phải phục vụ chu đáo. "Nếu dân đến đó phản ánh về việc xử án thì làm hồ sơ, thủ tục chuyển về Ủy ban Pháp luật; Nếu phản ánh về tình trạng đất đai thì chuyển về Ủy ban Kinh tế...", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Đừng đùa với tiền của dân! Môt đông cung la mô hôi, nươc măt cua dân, vây nên Bô GD & ĐT cang phai thân trong vơi đê an đôi mơi sach giao khoa. Xuât hiên trên truyên hinh tôi 20/4, Bô trương Bô Giao duc va Đao tao, ông Pham Vu Luân đa đưa ra môt thông điêp "xoa diu dư luân" răng, tơ trinh Chinh phu gưi...