Sẽ có nhiều chính sách phát triển dành cho giáo viên mầm non
Tiếp tục điều chỉnh hợp lý chính sách đối với trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non theo hướng ưu tiên miễn học phí cho trẻ em trong độ tuổi thực hiện phổ cập. Bên cạnh đó chính sách cho giáo viên mầm non sẽ được đặc biệt quan tâm.
Đây là những điểm trong dự thảo ban hành một số chính sách phát triển giáo dục mầm non (GDMN) giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 đang được Bộ GD-ĐT soạn thảo trình Chính phủ phê duyệt.
ảnh minh họa(nguồn google)
Theo dự thảo này thì dự kiến giai đoạn 2011-2015, nhà nước hỗ trợ trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại ở các cơ sở GDMN có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo; các xã và thôn bản có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của nhà nước mỗi tháng bằng 20% mức lương tối thiểu và được hưởng theo thời gian học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học để duy trì bữa ăn trưa tại trường. Thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em mầm non theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Quy hoạch, dành quỹ đất phát triển mạng lưới các cơ sở GDMN, đảm bảo đến năm 2020 tất cả các xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn quốc đều có trường mầm non; Nhà nước tăng mức đầu tư, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất các cơ sở GDMN theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện Chương trình GDMN.
Đến năm 2015, trẻ em trong phần lớn các cơ sở GDMN được chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày. Cung cấp chương trình tin học, bộ đồ chơi phục vụ cho trẻ làm quen với tin học và ngoại ngữ đối với các cơ sở GDMN đạt chuẩn quốc gia.
Video đang HOT
Đối với giáo viên thì các địa phương đảm bảo đủ định mức lao động đối với giáo viên và nhân viên trong các cơ sở GDMN theo qui định hiện hành. Giáo viên và cán bộ quản lý GDMN làm việc trong các trường công lập được tuyển dụng vào biên chế và hợp đồng làm việc theo quy định của nhà nước về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi và phát triển sự nghiệp GDMN trên địa bàn.
Giáo viên và cán bộ quản lý làm việc theo chế độ hợp đồng lao động ở các cơ sở GDMN công lập, dân lập được nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở GDMN thực hiện trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non, được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên đã hợp đồng làm việc có cùng trình độ đào tạo đang công tác ở các cơ sở GDMN công lập; Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở GDMN tư thục được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.
Các cơ sở GDMN tư thục đảm bảo chế độ lương cho giáo viên không thấp hơn ở các cơ sở GDMN công lập có cùng trình độ, thâm niên công tác và thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho giáo viên theo quy định hiện hành, bảo đảm các chế độ thi đua, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng; Giáo viên và cán bộ quản lý mầm non đang công tác, làm việc lâu dài tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, được hỗ trợ giải quyết nhà ở công vụ, được cấp đất làm nhà ở, được vay vốn theo quy định hiện hành.
Cũng theo dự thảo này thì sẽ tăng ngân sách Nhà nước chi cho GDMN, bảo đảm đạt ít nhất là 12% trong tổng chi sự nghiệp giáo dục vào năm 2015 và có mức tăng hợp lý trong những năm tiếp theo; Cải tiến cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước chi cho GDMN theo hướng để thực hiện mục tiêu quản lý của nhà nước về GDMN, không phân biệt công lập hoặc ngoài công lập; hướng tới công bằng trong giáo dục cho trẻ em ở các vùng, miền, các đối tượng chính sách.
Ngoài ra sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa để khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư, các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển GDMN. Huy động tổng hợp và lồng ghép nhiều nguồn vốn để phát triển GDMN, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Theo Dân Trí
Giá tăng, phụ huynh lo con đói ở trường
Giá cả tăng cao nhưng nhiều trường bán trú tại TPHCM vẫn giữa nguyên mức thu tiền ăn. Điều đó làm phụ huynh lo lắng bữa ăn ở trường cho con sẽ không đủ chất.
Cả tháng nay, mỗi sáng đưa cu Bin tới trường, kèm theo ba lô đồ cá nhân của con, chị Như (Q.11) còn chuẩn bị một ít quà bánh, sữa, phô mai... gửi cô giáo cho con mình ăn thêm trong ngày. Chị Như cho hay, giá cả tăng cao nhưng tại trường mầm non con chị theo học vẫn giữ mức giá tiền ăn 15.000 đồng/ngày nên rất nhiều phụ huynh lo lắng bữa ăn ở trường không đủ chất.
Giá cả tăng, nhiều phụ huynh lo con... bị đói ở trường (Ảnh minh họa).
"Giá cả cao thế này, 15.000 đồng chỉ mua được hơn lạng thịt thì ăn uống suy dinh dưỡng mất thôi. Nhiều phụ huynh có đề nghị tăng mức thu tiền ăn nhưng chưa được chấp nhận vì trường còn phải xét điều kiện nhiều gia đình khác, hơn nữa đã cuối năm học", chị Như nói. Để khắc phục, chị Như và không ít phụ huynh nghĩ ra cách "gửi quà" cho cô giáo để bồi bổ thêm cho con.
Bên cạnh đó, có phụ huynh lại tăng cường các bữa ăn cho trẻ ở nhà như bữa sáng, bữa tối, hoặc cho con thêm tiền ăn quà như để "bù đắp" phần ăn mà họ lo lắng thiếu hụt ở trường khi giá cả tăng.
Chị Lê Anh, ngụ ở P.6, Q. Bình Thạnh, có con học lớp 1, cho hay: "Trước đây bữa sáng tôi cho cháu ăn nhẹ lắm nhưng giờ thì phải ép con ăn thêm. Bữa tối cũng vậy, cho cháu ăn nhiều hơn. Mà có vẻ như cháu cũng ăn được nhiều hơn thật, chứ trước đây nó kén lắm".
Chính điều này làm chị Anh thêm lo rằng ở trường có thể cháu bị đói, không đủ chất. "Mình bổ sung vậy thôi nhưng như vậy tôi lại lo bữa ăn của cháu có được cân đối hay không?".
Tại không ít trường học mầm non, tiểu học chưa tăng giá bữa ăn, nhiều phụ huynh cũng buộc lòng gửi quà bánh nhờ cô giáo bổ sung thêm trong bữa ăn cho con mình. Còn các trẻ lớn hơn thì trong cặp sách giờ có thêm bánh, sữa và được cha mẹ nhắc nhở ăn. Có những giáo viên mầm non, sáng đón trẻ phải lỉnh kỉnh rất nhiều quà bánh từ phụ huynh gửi.
Một giáo viên mầm non ở Q. Gò Vấp cho hay có hôm cô phải đánh dấu phần quà bánh của mỗi cháu vì sợ bị nhầm lẫn. "Trước đây phụ huynh cũng có gửi quà bánh nhưng ít hơn, chỉ để con ăn vặt thì giờ họ gửi đồ ăn vì sợ con thiếu chất. Trưa nhiều mẹ còn gọi "nhắc" nhớ cho con họ ăn thêm. Như mình cũng vậy thôi, giá tiền ăn ở trường tiểu học con học chưa tăng nên sáng nào tôi cũng mua bánh bỏ vào cặp cho con", giáo viên này chia sẻ.
Hiện nay, tuy giá thực phẩm, hàng hóa đã tăng cao nhưng nhiều trường tại TPHCM vẫn chưa có quyết định tăng giá bữa ăn. Thay vào đó, các trường cố gắng xoay xở bữa ăn cho trẻ với khoản tiền dường như đang trở nên "teo tóp" với giá.
Nhiều phụ huynh sốt sắng đề nghị tăng mức thu tiền ăn nhưng không phải trường nào cũng có thể thực hiện vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xem xét điều kiện kinh tế của từng trường. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện, đồng tình với việc "leo theo giá" ngay. Hoặc thậm chí có trường thương lượng được với phụ huynh đồng ý tăng giá thì chưa chắc chưa chắc đã được quận cho phép.
Hiệu trưởng nhiều trường mầm non cho rằng, quy định bữa ăn của trẻ tại trường phải đạt 55 - 60% calo trong ngày nhưng trong điều kiện hiện nay, giá tăng nhưng tiền ăn chưa tăng thì dù các trường có cố gắng đến mấy cũng chỉ đạt được khoảng trên 50% calo trong ngày cho trẻ. Vì thế các trường cũng lưu ý phụ huynh hỗ trợ trong việc tăng cường việc ăn uống cho trẻ.
Bà Trịnh Kiều Trang, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Khuyến (Q.12) cho hay với mức giá bữa ăn 15.000 đồng/học sinh/ngày tại trường như hiện nay không thấm tháp vào đâu so với giá cả. Tuy nhiên trường vẫn cố gắng hết sức để đảm bảo bữa ăn cho trẻ một cách tốt nhất bằng linh hoạt trong thực đơn, cách chế biến sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất.
"Bên cạnh đó chúng tôi khuyến khích phụ huynh bổ sung sữa bánh, tăng khẩu phần bữa ăn ở nhà cho các cháu. Đó là những cách nhà trường và gia đình cùng vượt qua khó khăn", bà Trang nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
Hà Nội: Ưu tiên tuyển sinh trong khu vực đô thị mới Sở GD&ĐT Hà Nội vừa cho biết, năm học 2011-2012, các trường mầm non cần ưu tiên tuyển sinh trong khu vực đô thị mới Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm 2011, việc tuyển sinh sẽ quan tâm nhiều hơn đến các khu đô thị mới và với các hộ dân thuộc diện tái định cư do giải phóng mặt...