SCB tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020
Ngày 7/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020.
Anh Dũng – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB tuyên bố khai mạc và thông qua chương trình nghị sự của Đại hội.
Tại Đại hội, các cổ đông với đa số phiếu tán thành, đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng và lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh; phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng trong năm 2020-2021 và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời, Đại hội đã thông qua tờ trình phê duyệt giao dịch nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên vay, bên thế chấp có giá trị lớn hơn 20% vốn điều lệ của SCB.
Ông Hoàng Minh Hoàn – Phó Tổng Giám đốc thường trực trình Đại hội thông qua tờ trình nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCB.
Video đang HOT
Cụ thể, Đại hội đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030, trong đó, riêng năm 2020-2021 tăng thêm 5.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Đại hội thông qua lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB, mục tiêu chậm nhất năm 2025 chính thức niêm yết cổ phiếu SCB trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Đại hội cũng nhất trí giao Hội đồng quản trị SCB đề xuất phương án cụ thể trong từng thời kỳ, đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Đoàn chủ tọa làm việc tại Đại hội.
Theo phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng trong năm 2020-2021, SCB sẽ chào bán 500 triệu cổ phần (tương ứng với 5.000 tỷ đồng) cho cổ đông hiện hữu. Trên cơ sở tổng vốn điều lệ tăng thêm, SCB sẽ ưu tiên bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, tập trung vào đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các chi nhánh phù hợp với định hướng kế hoạch hàng năm để đáp ứng yêu cầu về nền tảng phát triển của SCB.
Việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng đối với SCB, giúp SCB nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cũng như tạo tiền đề để SCB bứt phá và phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả, thu hút thêm các cổ đông chiến lược.
Cổ đông bỏ phiếu thông qua các nội dung tại Đại hội.
Tại Đại hội, Hội đồng quản trị SCB đã trình Đại hội thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCB. Đây là việc cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế tại SCB và sự thay đổi của quy định pháp luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán,…
Theo SCB, kết thúc ba quý năm 2020, hoạt động kinh doanh của SCB ghi nhận kết quả khả quan từ mảng thu dịch vụ. Tính đến 30/9/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 553.832 tỷ đồng, tăng 65.125 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,3% so với đầu năm. Trong 9 tháng năm 2020, SCB đã ưu tiên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, SCB đã trích lập 1.963 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên hơn 13.000 tỷ đồng. Đây là đệm dự phòng tài chính, giúp cho hoạt động kinh doanh của SCB ổn định trong thời gian tới.
Mới đây, SCB đã khai trương Phòng Dịch vụ Khách hàng Trung tâm tại tầng trệt của tòa nhà Hội sở, 19-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một trong những hoạt động mang tính chiến lược của SCB trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay, cũng như trong kế hoạch mở rộng kinh doanh, kế hoạch tăng trưởng của SCB cho các năm tiếp theo.
Kuwait được nâng hạng từ tháng 11/2020, cơ hội vốn ngoại chảy mạnh hơn vào chứng khoán Việt Nam
Vào 3h sáng ngày 24/6/2020, MSCI đã công bố Báo các xếp hạng thị trường năm 2020.
Trong báo cáo, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm thị trường cận biên (Frontier Market).
Trước đó, SSI Research cho biết rằng, khả năng nâng hạng thị trường sẽ rõ hơn kể từ năm 2021 đối với Việt Nam khi nhiều văn bản pháp lý quan trọng sẽ bắt đầu có hiệu lực, bao gồm Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp...
Theo MSCI, Argentina có khả năng bị loại khỏi nhóm thị trường mới nổi (Emerging Market) nếu các tiêu chí đánh giá tiếp cận thị trường tiếp tục diễn biến xấu đi. Một trong các lý do mà MSCI đang thảo luận đó là sự khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận thị trường vốn của quốc gia này do các điều luật mới về quản lý dòng vốn có hiệu lực từ tháng 9/2019. Trong trường hợp bị loại khỏi nhóm thị trường mới nổi, Argentina có thể sẽ được xếp vào nhóm cận biên (Frontier Market) hoặc thị trường đơn lập (standalone market).
Iceland được nâng hạng từ thị trường đơn lập lên thị trường cận biên. Theo số liệu ngày 18/6/2020, MSCI dự kiến sẽ đưa 2 cổ phiếu Iceland vào MSCI Frontier Index với tỷ trọng là 5,24%. Hoạt động review danh mục được dự kiến thực hiện vào tháng 2/2021.
Trong khi đó, Kuwait chính thức được nâng hạng từ tháng 11/2020. Tỷ trọng 26% của Kuwait trong danh mục của iShares ETF sẽ được phân bổ lại cho các quốc gia trong rổ Frontier Market, trong đó Việt Nam được dự đoán sẽ có thể được tỷ trọng đáng kể.
Được biết, trong đợt cơ cấu danh mục tháng 5/2020, tỷ trọng theo quốc gia trong rổ MSCI Frontier Markets Index lần lượt là Kuwait với 36,42%, Việt Nam 18,25%, Morocco 8,84%, Nigeria 5,5%, Kenya 4,95% và các quốc gia khá 26,04%.
Như vậy, Kuwait nâng hạng là tín hiệu cho Việt Nam gia tăng mạnh tỷ trọng trong rổ chỉ số.
Phát hành cổ phần riêng lẻ: Đôi bên cùng có lợi Mua cổ phần phát hành riêng lẻ là một trong những cách thức thường được áp dụng trong hoạt động M&A, bởi nó mang lại lợi ích cho cả hai phía: công ty mục tiêu và nhà đầu tư. . Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 của Công ty cổ phần Công trình giao thông Đồng Nai (mã chứng khoán...