Saudi Arabia sẽ làm giàu và bán urani
Saudi Arabia đang lên kế hoạch làm giàu và bán urani. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia – Hoàng tử Abdulaziz bin Salman Al Saud đã xác nhận thông tin này vào ngày 14/1.
“Bánh vàng” là một loại bột cô đặc uranium thu được từ các dung dịch lọc, trong quy trình chế biến quặng uranium. Ảnh: shutterstock.com
Bộ trưởng Al Saud cho biết, động thái này nằm trong chiến lược tạo nguồn thu từ tất cả các loại khoáng sản. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ làm giàu và bán nó, chúng tôi sẽ làm ‘bánh vàng’”. “Bánh vàng” mà ông Al Saud đề cập là loại bột cô đặc được sử dụng để chuẩn bị nhiên liệu urani cho lò phản ứng hạt nhân. Nó cần phải được xử lý an toàn và ít gây rủi ro phóng xạ.
Saudi Arabia đang phát triển một chương trình hạt nhân mới và có kế hoạch mở rộng chương trình này để bao gồm cả làm giàu urani – vấn đề nhạy cảm do có khả năng liên quan đến vũ khí hạt nhân. Riyadh khẳng định rằng họ đặt mục tiêu sử dụng năng lượng hạt nhân để đa dạng năng lượng của mình.
Video đang HOT
Vào năm 2018, Thái tử Mohammed bin Salman từng cảnh báo Saudi Arabia sẽ phát triển vũ khí hạt nhân nếu đối thủ khu vực Iran làm như vậy. Hai năm sau, Ngoại trưởng Saudi Arabia đã nhắc lại lời kêu gọi đó.
Saudi Arabia vẫn chưa khởi động lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của nước này. Do đó, chương trình hạt nhân của họ vẫn được giám sát theo Nghị định thư số lượng nhỏ (SQP), một thỏa thuận với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong đó miễn trừ một số quốc gia khỏi nhiều nghĩa vụ báo cáo và thanh tra.
Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là nơi sở hữu nhà máy năng lượng hạt nhân hoạt động nhiều đơn vị đầu tiên của các nước Arab. UAE đã cam kết không làm giàu urani và không tái chế nhiên liệu đã qua sử dụng.
Chiến lược dầu mỏ của Ấn Độ thời chính quyền Trump 2.0
Với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng và bổ nhiệm Chris Wright làm Bộ trưởng Năng lượng, ngành dầu mỏ Mỹ được dự báo phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội cho Ấn Độ xây dựng chiến lược dầu mỏ mới.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: ANI/TTXVN
Theo các chuyên gia Amit Bhandari, thành viên cấp cao về Năng lượng, Đầu tư và Kết nối và Aditya Shinde thuộc Hội đồng Quan hệ Toàn cầu Ấn Độ, trong bối cảnh ông Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng và bổ nhiệm Chris Wright - chuyên gia dầu đá phiến làm Bộ trưởng Năng lượng, ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ được dự báo sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ. Điều này mở ra cơ hội cho Ấn Độ - quốc gia đang phải đối mặt với thách thức lớn về an ninh năng lượng - trong việc xây dựng chiến lược dầu mỏ mới.
Thực trạng cho thấy Ấn Độ đang phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu dầu mỏ, với hơn 85% nhu cầu phải nhập từ nước ngoài. Con số này được dự báo sẽ vượt quá 90% trong tương lai.
Theo dự báo của OPEC, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng từ 102 triệu thùng/ngày năm 2023 lên 120 triệu thùng/ngày vào năm 2050, trong đó riêng Ấn Độ sẽ chiếm tới 8 triệu thùng/ngày.
Những nỗ lực gần đây của Ấn Độ trong việc đảm bảo an ninh năng lượng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Tỷ lệ xe điện tại Ấn Độ vẫn ở mức thấp, chỉ chiếm 4,4% đối với xe hai bánh và 1,9% đối với ô tô. Đặc biệt, vẫn chưa có giải pháp thay thế phù hợp cho xe tải hạng nặng - phân khúc tiêu thụ hơn 40% tổng lượng dầu của cả nước. Việc pha trộn ethanol với xăng trong thập kỷ qua cũng chỉ giúp thay thế được 18,1 triệu tấn dầu thô nhập khẩu, chưa đến 1% tổng lượng tiêu thụ.
ONGC Videsh Limited (OVL), công ty dầu khí quốc doanh Ấn Độ được giao nhiệm vụ mua lại tài sản nước ngoài, cũng đang cho thấy dấu hiệu chậm lại. Trong 5 năm qua, OVL chỉ thực hiện hai thương vụ nhỏ: mua 14% cổ phần trong một mỏ dầu ở Senegal (2020) và 0,615% cổ phần tại Azerbaijan. Sản lượng dầu khí của OVL đã giảm từ đỉnh 15 triệu tấn/năm (2019-2020) xuống còn 10,5 triệu tấn (2023-2024).
Trước tình hình này, các chuyên gia đề xuất Ấn Độ nên xem xét chiến lược đầu tư mới vào ngành dầu mỏ thông qua thị trường chứng khoán. Thay vì mua cổ phần thiểu số trong các dự án riêng lẻ, Ấn Độ có thể đầu tư vào các công ty dầu mỏ lớn đã niêm yết như Saudi Aramco, ExxonMobil và Chevron. Chiến lược này mang lại ba lợi ích chính: dễ dàng thực hiện hơn so với đầu tư trực tiếp vào mỏ dầu, nhận được cổ tức đều đặn (ví dụ: Saudi Aramco có tỷ suất cổ tức 7%, ExxonMobil 3,3%), và góp phần cải thiện quan hệ với các đối tác chiến lược như Mỹ và Saudi Arabia.
Để thực hiện chiến lược này, Ấn Độ cần thành lập một quỹ đầu tư chuyên biệt. Kinh nghiệm cho thấy việc mua lại tài sản của doanh nghiệp nhà nước nước ngoài thường gặp phải sự phản đối tại nước sở tại, như trường hợp CNOOC (Trung Quốc) từng phải hủy thương vụ mua lại Unocal (Mỹ) năm 2005. Một quỹ đầu tư thuần túy tài chính sẽ giúp tránh được những rào cản này.
Với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump - người được mệnh danh là "thân thiện với ngành công nghiệp" dầu mỏ - chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, đây có thể là thời điểm thích hợp để Ấn Độ triển khai chiến lược mới này. Điều này không chỉ giúp đảm bảo an ninh năng lượng mà còn tạo ra nguồn thu để bù đắp cho chi phí nhập khẩu dầu trong thời kỳ giá cao.
Saudi Arabia công bố lý do dừng kế hoạch tăng sản lượng khai thác dầu thô Ngày 12/2, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết việc nước này quyết định tạm dừng kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất dầu thô là nhằm tập trung triển khai sáng kiến kết hợp chuyển đổi năng lượng với chương trình năng lượng bền vững, đồng thời khẳng định Saudi Arabia có đủ năng lực...