Saudi Arabia: Giữ nguyên án phạt 1.000 roi và 10 năm tù với blogger
Tòa án Tối cao Saudi Arabia vừa quyết định giữ nguyên bản án phạt 1.000 roi và 10 năm tù giam đối với blogger Raif Badawi, bất chấp sự phản đối và sức ép từ nước ngoài.
Gia đình của blogger Badawi tin rằng, nếu bị nhận đủ số roi phạt thì anh sẽ chết
Blogger Badawi đã bị bắt giữ hồi năm 2012 vì tội “xúc phạm Hồi giáo thông qua các kênh điện tử”.
Giới chức Saudi đã xem xét lại vụ án của Badawi sau khi nhiều cuộc biểu tình phản đối bản án dấy lên trên toàn cầu, đặc biệt là sau lần blogger này phải chịu đợt phạt roi đầu tiên hồi tháng 1 vừa qua.
Trước đó, blogger trên đã vận hành Mạng lưới Saudi Tự do trong vòng 4 năm. Đây là tổ chức khuyến khích tranh luận trực tuyến về các vấn đề tôn giáo và chính trị.
Bà Ensaf Haidar – vợ của Badawi, hiện đang ở Canada – nói rằng bà rất hy vọng chồng mình sẽ được thả, trong khi đó, ông Badawi thì ít lạc quan hơn. Trước đó vài ngày, blogger này đã nói với vợ rằng đừng mong ông về nhà trong tương lai gần.
Bà Haidar đã kêu gọi các quốc gia và nhóm nhân quyền trên thế giới từng vận động chiến dịch thả tự do cho chồng bà tiếp tục nỗ lực thêm một lần nữa.
Video đang HOT
Đợt nhận phạt roi đầu tiên của Badawi là vào hồi tháng 1 vừa qua. Khi đó, blogger này phải “lĩnh” 50 roi. Trong một đoạn video đăng trên mạng, người ta thấy Badawi bị một thành viên của lực lượng an ninh Saudi Arabia đánh roi.
Tuy nhiên, đợt phạt roi tiếp theo đã bị hoãn lại.
Phản ứng trước phán quyết giữ nguyên bản án nói trên, bà Haidar hiện đang ở Canada đã nói rằng bà lo ngại hình phạt roi của chồng mình sẽ bắt đầu lại vào thứ 6 – vốn là thời điểm “đã định” cho ngày phạt roi.
Trong khi đó, mặc cho các sức ép, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia vẫn đưa ra tuyên bố rằng nước này bác bỏ mọi sự can thiệp từ nước ngoài vào tình hình nội bộ của họ.
Theo_An ninh thủ đô
Số ca Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông nhảy vọt tại Hàn Quốc
Như vậy đến nay, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có số ca nhiễm Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông cao nhất trên thế giới, chỉ sau Saudi Arabia.
Số ca lây nhiễm Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) tại Hàn Quốc đang có dấu hiệu "nhảy vọt" khi ngày 8/6, Bộ Y tế Hàn Quốc thông báo thêm 23 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 87 người.
Như vậy đến nay, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có số ca nhiễm Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông cao nhất trên thế giới, chỉ sau Saudi Arabia. Cùng với các ca lây nhiễm, số người tử vong do dịch tại Hàn Quốc cũng tăng lên con số 6.
Nhà chức trách Hàn Quốc ngày 8/6 cho biết, tính đến nay, tất cả các trường hợp được ghi nhận nhiễm Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông ở Hàn Quốc đều xảy ra tại bệnh viện.
Nhân viên y tế và cảnh sát có mặt ở làng Ji Hye để kiểm soát tình hình ở đây sau khi bệnh nhân nhiễm MERS đến làng này - Ảnh: scmp
Trong số 23 ca mới có 17 ca nhiễm loại virus này từ cùng một phòng cấp cứu của Trung tâm Y tế Samsung ở thủ đô Seoul, một trong 24 bệnh viện mà Chính phủ Hàn Quốc đã công bố có liên quan đến dịch. Các trường hợp còn lại đã từng đến hai bệnh viện khác.
Bệnh nhân mới nhất tử vong do Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông trong sáng 8/6, cũng đã qua đời tại một bệnh viện ở thành phố Daejeon, nâng tổng số người tử vong do dịch lên 6 người. Bệnh nhân 80 tuổi này được cho là đã nhiễm virus Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông từ một bệnh nhân khác trong bệnh viện.
Tính đến ngày 7/6, hơn 2.300 người ở Hàn Quốc đã được cách li do có tiếp xúc với những trường hợp được ghi nhận nhiễm Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông. Tuy nhiên, trong tuần này, khoảng 500 người sẽ hết hạn cách li sau khi không có triệu chứng nhiễm bệnh trong 14 ngày qua, tức là thời gian ủ bệnh tối đa.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, với các ca lây nhiễm mới nêu trên tại Hàn Quốc, số ca lây nhiễm Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông trên thế giới lên 1.236 người, trong đó có ít nhất 445 trường hợp tử vong.
Quan ngại trước sự lan rộng của dịch, nhà chức trách Hàn Quốc cho biết sẽ truy tìm tung tích của các số điện thoại của khoảng 2.500 người đang trong diện bị cách li, đã có tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm bệnh. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là một trong số những người bị cách li đã tự ý phá vỡ quy định cách li để trở về nhà. Giới chức Hàn Quốc cho biết, những người vi phạm quy định sẽ bị phạt nặng.
Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Moon Hyung-pyo cùng ngày cũng đã bị chỉ trích vì không phản ứng nhanh trước diễn biến của dịch. Phát biểu tại một phiên điều trần trước Quốc hội, bản thân Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc cũng đã thừa nhận sai sót của ngành y tế nước này: "Tôi thừa nhận chính sách của chúng tôi là chưa hiệu quả. Cách thức phản ứng dịch ban đầu là chưa hợp lý. Hiện tại chúng tôi đang nỗ lực ở mức cao nhất nhằm giải quyết toàn diện những lỗ hổng về y tế. Chúng tôi cũng đang kiểm tra xem liệu có bỏ sót ai tại các bệnh viện hay không thông qua các bảng điều tra liệt kê".
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 8/6 cũng đã bày tỏ quan ngại về diễn biến của Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông tại Hàn Quốc. Trong một tuyên bố khi đến thăm trụ sở cơ quan đối phó Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông, bà Park Geun-hye cho rằng, không nên xem nhẹ các tác động tiêu cực của dịch tới nền kinh tế nước này, đồng thời kêu gọi các quan chức chính phủ tăng cường các biện pháp chống lại nguy cơ suy yếu kinh tế do ảnh hưởng của dịch.
"Tác động của Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông tới tiêu dùng của người dân không nên bị xem nhẹ trong bối cảnh chi tiêu của người dân cũng lĩnh vực du lịch giảm mạnh. Chúng ta chỉ có thể nói rằng, virus Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông chỉ bị đẩy lùi khi ảnh hưởng của nền kinh tế được giảm thiểu", bà Park Geun-hye cho biết.
Theo kế hoạch, một nhóm các chuyên gia y tế Tổ chức Y tế Thế giới đang có mặt tại Hàn Quốc sẽ tiến hành đánh giá cách thức phản ứng dịch của nhà chức trách Hàn Quốc trong ngày 9/6 để xem tại sao Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông lại lan nhanh tại Hàn Quốc, cũng như khuyến cáo các biện pháp đối phó.
Trước đó, theo nhận định của bà Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khi trả lời phỏng vấn, bà Chan cho rằng: sở dĩ dịch lan nhanh tại Hàn Quốc là do trong văn hóa của Hàn Quốc, các gia đình thường có thói quen chăm sóc người thân tại bệnh viện. Đây là một phần nguyên nhân lý giải tại sao dịch lại lan nhanh tại các cơ sở y tế Hàn Quốc đến vậy.
Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông là loại bệnh hô hấp cấp còn mới với con người. Trường hợp nhiễm dịch đầu tiên được ghi nhận tại Saudi Arabia năm 2012. Đến nay, Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông đã có mặt tại 23 quốc gia trên thế giới. Hiện chưa có vaccine phòng hay thuốc đặc trị nào cho loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao khoảng 40% này./.
Hồng Nhung Tổng hợp
Theo_VOV
Ả Rập Xê Út: Y án phạt ngàn roi người đòi bình đẳng giới Tòa án tối cao Ả Rập Xê Út hôm 7.6 ra phán quyết y án phạt đánh 1.000 roi đối với Raif Badawi - nhân vật đấu tranh đòi bình đẳng giới và quyền tự do cá nhân trên mạng. Biểu tình đòi trả tự do cho ông Badawi trước sứ quán Ả Rập Xê Út ở Hà Lan - Ảnh: AFP Ngoài...