Sau vụ cây phượng đổ: Trường học có nên đốn hạ hết phượng?
Sau sự cố cây phượng vĩ tại trường THCS Bạch Đằng ( quận 3, TP.HCM) bật gốc, khiến học sinh tử vong, nhiều trường đã cho hạ tán, cắt tỉa, thậm chí đốn hạ cây phượng.
Chặt bỏ cây phượng tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện tràn lan hình ảnh những cây phượng bị đốn hạ, chặt trụi tại nhiều sân trường, hoặc bị căng dây “cách ly”. Có lẽ chưa bao giờ cây phượng bị “hắt hủi” như vậy.
Sinh viên ĐH Nông lâm TP.HCM đã chia sẻ những hình ảnh khoảng sân trước giảng đường Phượng Vỹ với những cây phượng bị cưa cụt. Nhiều sinh viên bày tỏ sự nuối tiếc khi hình ảnh loài cây thân quen gắn với giảng đường nay đã không còn.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường cho biết, trường quyết định đốn những cây phượng còn lại trong trường để đảm bảo an toàn cho sinh viên, cán bộ giảng viên sau khi chứng kiến một gốc phượng trước cổng bảo vệ bị đổ. Rất may cây phượng này đổ ra đường, không gây thương vong.
Cây phượng bị “cách ly” tại Gia Lai.
Nổi hơn cả là bức ảnh trường học căng dây rào xung quanh gốc cây phượng. Đây là cây phượng ở Trường THCS Trần Phú (TP.Pleiku, Gia Lai).
Theo lãnh đạo nhà trường, cây phượng trên có tuổi đời lâu năm, lại nằm ngay trung tâm sân trường, nơi học sinh thường ngồi chào cờ đầu tuần và vui đùa giờ chơi. Gần đây, cây có dấu hiệu mục rỗng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, trường đã căng dây xung quanh cây phượng. Nhà trường cũng đã trình bày tình hình cây phượng cho các cơ quan chức năng và chờ kiểm tra để đốn hạ…
Nhiều trường học khác cũng đang khẩn trương tỉa cành, thậm chí tỉa đến trơ trụi hoặc đốn hạ các cây lớn trong trường để đề phòng nguy cơ gãy đổ trong mùa mưa.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia cây xanh, việc cắt tỉa, đốn hạ cây lẽ ra phải được khảo sát kỹ trước khi thực hiện.
Ông Ngô Bá Kính – Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM cho biết, để trồng một cây xanh không phải chuyện một sớm một chiều. Trước khi cắt tỉa, đốn hạ cần khảo sát kỹ về tình trạng, đặc tính cây để không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Các đơn vị cần tư vấn cơ quan chuyên môn để có hướng chăm sóc, đốn hạ cây xanh phù hợp, tránh trường hợp đốn hạ hàng loạt vừa nguy hiểm vừa mất mảng xanh.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia TP.HCM lo ngại, các trường học sẽ mất nhiều mảng xanh khi chặt hạ hàng loạt cây phượng. Với những ý kiến cho rằng cây phượng không thích hợp trồng trong trường học, bà Huyền cho rằng đây là ý kiến cực đoan, một chiều. Khi trồng phượng hoặc bất cứ loại cây nào khác, mọi người nên hiểu về đặc tính của chúng.
Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, cây phượng tồn tại từ 30-50 năm, thân cây dễ mục, rỗng và dễ bị sâu bệnh tấn công. Cây trồng khoảng 25-30 năm nên thay thế. Loại cây này cần được trồng trên diện tích đất đủ rộng cho rễ bám vào đất.
“Vấn đề là các trường đem cây phượng về trồng khi nó đã lớn, đường kính 20-30 cm, để cây nhanh kết tán và có bóng mát. Chính vì thế, rễ cây thường ít phát triển, không bám sâu vào lòng đất và rất dễ bị mục.
Hơn nữa, ở thành phố, mức độ bê tông hóa cao, cây không có không gian để phát triển bộ rễ. Một cây phượng ngoài tự nhiên, bộ rễ có thể to ít nhất gấp 2 lần tán lá của nó. Nhưng ở trường học hoặc trong thành phố, do không có không gian, bộ rễ chỉ bám nông trên mặt đất nên rất dễ đổ”, bà Huyền phân tích.
Theo bà Huyền, các trường cần rà soát tuổi đời, vấn đề sâu bệnh của cây phượng trồng trong trường. Nếu cây có tuổi đời khoảng 25 năm, trường nên chủ động thay cây mới, chứ không nên đốn hạ “vô tội vạ”, cảm tính.
Nhiều chuyên gia cho biết, một trong những nguyên nhân khiến nhiều cây phượng bật gốc gần đây là việc bê tông hóa xung quanh gốc cây. Các trường xây bồn bằng gạch hoặc bê tông, cao 40-45cm, sau đó lại đổ lớp đất dày vào trong bồn. Đất càng dày, rễ càng khó hô hấp và dần cũng thối, hỏng. Bộ rễ của cây không “thở” được, rễ cây ăn nổi nhiều hơn, dễ bật gốc.
Khi trồng phượng, các trường học, cơ quan nên chọn cây nhỏ, không nên làm bê tông hóa khu vực rễ cây, cố gắng để nước, phân bón có thể thoát xuống phần gốc, nếu tốt hơn thì có thể bón phân theo tán cây.
Ngoài ra, với những cây to, đường kính từ 40 cm, rễ bắt đầu trồi lên, cành nhánh rất giòn, dễ gãy, gốc rất dễ mục… nhà trường phải theo dõi thường xuyên từ khi cây còn nhỏ, khi trồng phải chống đỡ, cắt tỉa tán để tạo thế cân đối. Mùa mưa bão, trường phải cắt bớt cành yếu để đảm bảo an toàn.
Bà Huyền nhận định: “Với cây phượng, các trường phải chấp nhận tuổi đời cây không dài. Sau 20-30 năm nên trồng cây mới thay thế. Không thể sau sự cố vừa rồi lại đổ hết là do cây phượng hay nói cây phượng không phù hợp trong trường học”.
Sáng 26/5, cây phượng cổ thụ trong khuôn viên trường THCS Bạch Đằng, quận 3 (TP.HCM) bật gốc, đè 18 học sinh. Một em trong số đó tử vong.
Sáng 28/5, cây phượng đường kính khoảng 1m trong khuôn viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) bật gốc. Chiều cùng ngày, cây phượng cao khoảng 20m bên cạnh Đại học Văn Hóa TP.HCM (quận 9) cũng bị đổ sau cơn mưa lớn.
Trưa 29/5, cây phượng trong khuôn viên trường Tiểu học Thái Hòa A (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cũng bất ngờ bật gốc.
Chiều 30/5, cây phượng cổ thụ đang ra hoa tươi tốt tại khuôn viên trường Tiểu học Nguyễn Du (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) bật gốc.
Thêm cây phượng bật gốc trong sân trường
Cây phượng đường kính hơn 1 m, cao 12 m bật gốc ngã trong sân trường Cao đẳng công nghệ Tây Nguyên. Rất may vụ việc không gây thiệt hại về người.
Sáng 28/5, ông Y Khoa Niê Kđăm, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng công nghệ Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), cho biết một cây phượng cổ thụ bật gốc, ngã trong sân trường.
Theo ông Y Khoa rất may thời điểm cây phượng ngã chưa có học sinh đến lớp nên không gây thiệt hại về người.
Cây phượng có đường kính hơn 1 m ngã đổ trong sân trường. Ảnh: T.N.
Ghi nhận tại hiện trường, cây phượng ngã có đường kính khoảng 1 m, cao 12 m, tán rộng.
"Cây phượng này được trồng mấy chục năm trước, gốc đã bị mục ruỗng. Do gốc cây bị mối mọt ăn hư hỏng bộ rễ nên sáng nay gió làm bật gốc", ông Y Khoa nói.
Vị hiệu phó cũng cho biết thêm, hiện trong khuôn viên trường có gần 10 cây phượng và hàng chục cây cổ thụ khác.
Gốc cây phượng mục rỗng. Ảnh: T.N.
Nhà trường đã cho cán bộ kiểm tra cây nào có dấu hiệu bị mối mọt, gốc yếu thì cưa hạ để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên.
Trước đó, tại TP.HCM một cây phượng lâu năm tại khuôn viên Trường THCS Bạch Đằng (phường 14, quận 3), bật gốc ngã đè một học sinh tử vong và nhiều em khác bị thương.
Toàn cảnh vụ cây phượng đổ khiến nam sinh tử vong ở TP.HCM Sau tiếng ầm lớn, cây phượng đổ xuống 18 học sinh đang đứng giữa sân trường. Một học sinh lớp 6 tử vong, nhiều em bị thương. Hiệu trưởng đã nhận trách nhiệm về vụ việc.
Trường Cao đẳng công nghệ Tây Nguyên, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Google Maps.
Mẹ kiệt sức, không thể tiễn nam sinh bị cây phượng đổ đè tử vong Con hẻm nhỏ trên đường Trần Quang Diệu có mặt đông đủ bạn bè, thầy cô... tiễn đưa bé N.T.K. Riêng mẹ của em vắng mặt vì kiệt sức trước mất mát ập đến khi vừa sinh con trai thứ 2. Nước mắt ngày đưa tiễn học sinh tử nạn trong vụ cây phượng bật gốc Sáng 29/5, thi thể cậu học trò...