Sau “vết chàm” 2018, năm nay Sơn La chống tiêu cực thi cử ra sao?
Theo đại diện Sở GD&ĐT Sơn La, dự kiến năm nay thanh tra tỉnh sẽ giám sát, công an sẽ kiểm tra lý lịch của từng cán bộ được lựa chọn coi, chấm, thanh tra và giám sát kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Ông Trần Văn Trọng – Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Sơn La (Ảnh: Trần Thanh).
Sau gần 2 năm kể từ bê bối gian lận thi cử THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Sơn La, đến nay nhiều người từng là giáo viên, cán bộ, lãnh đạo ngành Giáo dục của tỉnh này bị đưa ra xét xử vì cáo buộc về tội “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vì rút bài, sửa điểm cho 44 thí sinh. Dự kiến, vào lúc 8h ngày mai 29/5, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Sơn La sẽ tuyên án các bị cáo trên.
Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La cho biết, vụ gian lận điểm thi xảy ra năm 2018 khiến nhiều cán bộ ngành Giáo dục bị áp lực, lo lắng khi tham dự công tác tuyển sinh.
Để tìm hiểu rõ hơn về công tác chuẩn bị, cũng như những “điểm mới” trong việc đảm bảo an ninh cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, phóng viên Dân trí đã có buổi làm việc với ông Trần Văn Trọng – Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Sơn La.
Theo ông Trọng, để phòng chống tiêu cực, dự kiến trong kỳ thi năm 2020, thanh tra tỉnh sẽ giám sát, công an sẽ kiểm tra lý lịch của từng cán bộ được lựa chọn coi, chấm, thanh tra và giám sát kỳ thi.
Video đang HOT
Khu vực cổng chính Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La được thay đổi kể từ sau bê bối thi cử năm 2018 (Ảnh: Trần Thanh).
“Đơn vị đã tổ chức tuyển chọn cán bộ coi, chấm thi theo các tiêu chí nghiêm ngặt. Cụ thể, Sở thành lập tổ công tác nghiên cứu, tham mưu chuẩn bị các điều kiện cho kỳ thi 2020 do lãnh đạo Sở làm tổ trưởng.
Ngoài phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu về chất lượng học sinh để lên phương án bổ trợ, tổ này còn rà soát phẩm chất chính trị, năng lực từng cán bộ, giáo viên để bố trí tham gia công tác coi, chấm, thanh tra và giám sát thi.
Sở tuyệt đối không lựa chọn cán bộ có con, cháu ruột trong gia đình dự thi năm 2020 tham gia công tác tuyển sinh. Những cán bộ có liên quan tới vụ gian lận điểm thi năm 2018 cũng không được tham gia công tác này”, ông Trọng nói.
Cũng theo ông Trọng, năm 2020 tại Sơn La có 31 điểm trường THPT, 10 trường nội trú và 1 trường dân lập có học sinh dự thi.
Toàn tỉnh năm 2020 có 33 điểm thi, 470 phòng thi, 1100 cán bộ coi thi và có 250 lãnh đạo thư ký điểm thi, ngoài ra còn có các thanh tra tỉnh giám sát việc thi (tuy nhiên đây mới là dự kiến nên chưa có số liệu thống kê cụ thể).
12 bị cáo từng là giáo viên, cán bộ, lãnh đạo ngành Giáo dục của tỉnh Sơn La bị đưa ra xét xử trong vụ án gian lận thi cử năm 2018 gồm: Trần Xuân Yến (cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT), Đỗ Khắc Hưng (cựu Trung tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La), Lò Văn Huynh (cựu phó trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT), Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng Phòng Chính trị tư tưởng), Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục), Đinh Hải Sơn (cựu Thiếu tá, cựu đội phó đội Giáo dục Phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La), Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục), Đặng Hữu Thủy (nguyên Hiệu phó Trường THPT Tô Hiệu). 8 người này bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.
Các bị can Huynh, Nga, Sọn bị truy tố thêm tội nhận hối lộ.
4 người bị truy tố về tội đưa hối lộ là Nguyễn Minh Khoa (nguyên cán bộ Công an tỉnh Sơn La), Hoàng Thị Thành (nguyên cán bộ Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai), Trần Văn Điện (giáo viên), Lò Thị Trường (làm tự do).
Thi tốt nghiệp THPT, lo tiêu cực ở khâu nào?
Một chuyên gia giáo dục cho rằng, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nếu thực hiện đúng theo những gì Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn thì tiêu cực khó có thể xảy ra ở khâu chấm thi.
Thí sinh cần một kỳ thi "sạch". Ảnh: Như Ý
Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra để lấy ý kiến. Theo đó, những nội dung cơ bản đối với công tác chấm thi vẫn được Bộ GD&ĐT duy trì như phần mềm chấm thi, phòng chấm thi, lưu trữ bài thi đều có camera bật 24/24h... Theo dự thảo, khâu coi thi năm nay không còn sự tham gia của các trường ĐH với tỷ lệ 50%-50% tại các phòng thi.
Thay vào đó là giáo viên của địa phương, chỉ đổi chéo giữa các trường trong cùng một tỉnh. Theo vị chuyên gia, đứng ở góc độ quyền lợi của địa phương, quy định về coi thi của Bộ "có cũng như không", vì địa phương có xu hướng thích thành tích, thích đem lại "cái lợi" cho con em mình.
Nên có chế tài mạnh hơn
Trong khi đó, GS. Phạm Tất Dong, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng, vấn đề tiêu cực thi cử xảy ra không phải nằm ở việc trường ĐH có tham gia vào quá trình coi thi, chấm thi hay không, mà nằm ở chế tài xử lý chưa nghiêm nên một số người vì lợi ích mà bất chấp tất cả. Chế tài xử lý thật nghiêm sẽ hạn chế được tình trạng tiêu cực thi cử.
Dưới góc độ một chuyên gia giáo dục độc lập, bà Đỗ Thị Ngọc Quyên cho rằng, thi tốt nghiệp nằm trong phạm vi quản lý của Sở GD&ĐT, nên Sở phối hợp Bộ GD&ĐT tổ chức làm là chuẩn nhất; việc đưa các trường ĐH tham gia vào trước đây chỉ là giải pháp tình thế. Theo bà Quyên, kẽ hở để có thể thực hiện được tiêu cực thi cử nằm ở quy trình tổ chức, giám sát, thực thi, triển khai và chế tài xử lý.
Nếu năng lực thực thi quy chế, năng lực giám sát của Bộ GD&ĐT tốt thì sẽ giảm được nguy cơ. Tương tự, quy trình chặt chẽ sẽ giảm được nguy cơ. Theo bà, tiêu cực 2018 chủ yếu do 2 vấn đề: thực hiện giám sát (ở đây chính là đội ngũ thanh tra) yếu kém; quy trình áp dụng công nghệ thông tin vào chấm, lưu, chuyển và bảo mật bài thi có nhiều lỗ hổng.
Đứng ở góc độ trường ĐH sẽ lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay để xét tuyển, PGS.TS. Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tin rằng, kỳ thi sẽ nghiêm túc, không có khác biệt so với năm 2019. Theo ông Triệu, khi kỳ thi diễn ra, cả hệ thống chính trị vào cuộc; những tấm gương tày liếp về tiêu cực thi cử ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang vẫn còn hiện hữu.
"Thói quen dây rớt từ thời "Đồi Ngô" (tiêu cực thi cử tại điểm thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang năm 2012 - PV) chắc sẽ hết trong năm nay. Giống như chống dịch COVID-19, cứ khoá chặt biên giới, bảo vệ cộng đồng là dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, kinh tế sẽ dần phục hồi", ông nói.
Ông cho biết, hằng năm, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho thôi học 500-700 sinh viên. Đây là quá trình sàng lọc để siết chuẩn đầu ra. Nếu vào trường không đáp ứng được yêu cầu, sinh viên cũng sẽ bị loại.
Năm 2018, sau 3 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia (không còn tách hai kỳ thi như trước mà chỉ còn 1 kỳ thi với 2 mục đích), tiêu cực thi cử xảy ra tại Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang. Rút kinh nghiệm từ năm 2018, Bộ GD&ĐT đã siết chặt khâu chấm thi, như khắc phục kẽ hở phần mềm chấm thi, yêu cầu bật camera 24/24h tại phòng chấm thi và phòng bảo quản bài thi...
Tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội: Có nên cố vào trường "tốp đầu"? Kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 tại Hà Nội được dự báo khá căng thẳng, do có khoảng 4 vạn học sinh tốt nghiệp THCS sẽ phải học trường dân lập, hệ GDTX, trường nghề... Tuy nhiên, phụ huynh cần phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của con em mình để cùng đưa ra lựa chọn...