Sau Tết, sinh viên chưa hết thèm… chơi
Những ngày đầu đi học sau 2 tuần nghỉ Tết, giảng đường và các lớp học đều rơi vào tình trạng vắng bóng sinh viên.
Hầu hết các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội đã bắt đầu nhập học trở lại từ ngày 14/2 (12/1 Âm lịch). Tuy nhiên, những ngày đầu đi học sau 2 tuần nghỉ Tết, giảng đường và các lớp học đều rơi vào tình trạng vắng bóng sinh viên.
Nặng nề tư tưởng… nghỉ Tết
Ngày học đầu năm tại trường ĐH Công đoàn, nhiều lớp được chỉ học 2-3 tiết do thầy cô cho nghỉ sớm.
14/2 là ngày đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết, nhưng trái với ngày thường, không khí tại ĐH Thủy lợi không mấy tấp nập. Mới tầm 10h, nhiều sinh viên đã ra về sớm. Phạm Thị Hoa, sinh viên năm thứ 3, khoa Môi trường cho biết: “Hầu hết các lớp trong khoa chỉ học 3-4 tiết, thầy cô cho về sớm vì đầu năm lớp học vắng quá, không có chút không khí học tập nào cả. Hôm nay, lớp em vắng gần nửa”.
Nguyễn Ngọc Hưng, sinh viên năm thứ nhất, khoa Kinh tế quản lý (ĐH Bách Khoa) cho biết: “Trước khi nghỉ Tết 2 tuần, nhiều bạn đã nghỉ học rồi, bởi lúc ấy việc đăng ký và đổi lớp học theo hệ tín chỉ vẫn diễn ra nên chưa có danh sách lớp, nhiều bạn tự nghỉ mà không sợ điểm danh. Ngày học đầu tiên sau Tết, nhiều bạn chắc do tâm lý ham nghỉ Tết, nên chưa đi học. Lớp có 40 bạn, nghỉ hơn 5 bạn. Nhưng đó là tiết đầu, nhiều bạn đến vì sợ điểm danh, nhưng khi biết thầy không điểm danh nên càng lúc càng vắng nhiều”.
Trường ĐH Công đoàn, trong ngày học đầu tiên sau Tết, giáo viên cũng chỉ dạy chừng 3-4 tiết/lớp. Lê Thu Hương, Khoa Quản trị Kinh doanh cho biết: “Em thấy trong ngày đầu, số sinh viên của các lớp vắng chừng 4-5 bạn. Chẳng hạn như lớp em vắng 4 bạn, nhưng đều có lý do chính đáng và đã xin phép thầy cô”.
Một số trường nhập học khá sớm từ ngày 11/2, sau vài ngày trở lại đây, hiện tượng sinh viên chưa đến lớp vẫn còn khá phổ biến. Nguyễn Quang Vinh, Khoa Trắc địa (ĐH Mỏ địa chất) kể: “Lớp có 68 bạn, ngày đầu đi học vắng hơn 10 bạn, đến giờ vẫn còn 5 bạn chưa đi. Mấy hôm rồi, theo thời khóa biểu phải học 6-8 tiết nhưng chỉ phải học 2 tiết vì một số thầy, cô không đến nên thông báo nghỉ học”.
Hiện tượng sinh viên chưa đi học còn khá phổ biến ở các lớp của ĐH Luật Hà Nội. Nguyễn Thế Quân, sinh viên năm thứ 3, Khoa Luật Kinh tế nói: “Đi học trở lại từ hôm 11/2, hôm đầu lớp chỉ vỏn vẹn 1/3 lớp đến học, chủ yếu là những bạn nhà ở Hà Nội. Sau 3 hôm, vẫn còn khoảng nửa lớp chưa đến học. Đã thế thầy cô còn cho nghỉ tiết nhiều, lại không điểm danh nữa. Biết thế, em ở quê thêm vài hôm mới lên”.
Video đang HOT
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học – Tâm lý Giáo dục Hà Nội: “Nếu mục đích về con đường học tập rõ ràng, sinh viên sẽ có lý tưởng riêng cho mình và sẽ tranh thủ thời gian mọi lúc, mọi nơi để học tập. Còn những em không có lý tưởng, tự cho mình những “quyền” được nghỉ học, ham chơi, sa đà vào tệ nạn xã hội… Chúng ta cần nhìn nhận rằng, trong giáo dục hiện nay, cần phải đẩy mạnh giáo dục, lôi cuốn học tập với các em, có như vậy hiện tượng học sinh bỏ học, sống buông thả chắc chắn sẽ giảm”.
Thích đi buôn, đi chơi hơn đi học
Trong giờ học, nhưng tại các căng tin của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội luôn chật kín Sinh viên rôm rả chuyện Tết, đi chơi…
Ra Tết, nhiều sinh viên có tâm lý “nghỉ dưỡng” ở nhà nên cố kéo dài thời gian nghỉ, bên cạnh đó cùng các lý do khách quan như: ốm đau, việc gia đình, không bắt được tàu, xe… nên chưa đi học đúng theo lịch của trường. Tuy nhiên, thời điểm học năm nay trùng với ngày Valentine nên nhiều sinh viên nghỉ học đi chơi với bạn bè, hoặc tranh thủ đi bán hoa, quà tặng… tại cổng trường, ký túc xá… Nguyễn Thu Hương (ĐH Kinh tế Quốc dân) nói: “Đầu năm, tranh thủ ngày Valentine tụi em nghỉ học đi bán hoa, quà tặng kiếm chút tiền để mua quần áo, sách vở…”.
Các giảng đường thiếu vắng sinh viên là vậy, nhưng tại các hàng, quán, căng tin lại tập trung đông đảo sinh viên. Điển hình như căng tin trường ĐH Bách Khoa, cổng trường ĐH Công Đoàn, ĐH Thủy Lợi… trong giờ học nhưng có rất đông sinh viên ngồi theo nhóm, rôm rả chuyện ngày Tết và háo hức bàn kế hoạch ăn uống, đi chơi nhân dịp đầu năm. Bên cạnh đó, những quán game gần các trường ĐH, CĐ chật kín sinh viên.
Trái ngược với không khí bên ngoài, trong lớp học, giảng đường đầu năm cũng khiến nhiều sinh viên phải ngao ngán. Trần Thu Trang (Khoa Luật dân sự, ĐH Luật Hà Nội) nhận xét: “Đi học những ngày này rất chán, ai nấy cũng uể oải, chỉ mong hết giờ để về. Lớp đã vắng, lại còn mất trật tự. Nói chung, không ai có tâm trí học. Mọi người chỉ tập chung “buôn” chuyện Tết, bàn bạc đi chơi, mua sắm, liên hoan gặp mặt các hội: đồng hương, hội “độc thân”, nhóm bạn thân…”.
“Ngóng” nhau trước cổng trường ĐH Thủy lợi.
Theo Bùi Văn Tân, sinh viên năm 4, khoa Công nghệ thông tin (ĐH Bách khoa Hà Nội): “Năm nào cũng thế, đầu năm sau Tết cũng phải mất chừng gần 1 tuần mới ổn định học lại như cũ. Lớp em đông bạn nam nên các bạn thích ăn nhậu, rủ nhau đi đá bóng, chơi game, xem bóng đá đêm…”.
Nguyễn Thùy Linh, sinh viên năm 3, khoa Chính trị (Học viện Ngoại Giao) chia sẻ: “Ngày thường không khí học tập cũng đã chán rồi, sau Tết còn chán hơn, ai nấy không thiết tha với học tập. Trên lớp là vậy, sau giờ học các bạn nam thì hẹn hò ăn nhậu, chơi game… còn các bạn nữ thì tranh thủ đi chơi với người yêu, nhiều bạn còn thích đi chùa xin “lộc” đầu năm”.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học – Tâm lý Giáo dục Hà Nội: “Hiện tượng sinh viên nghỉ học sau Tết diễn ra ở hầu khắp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên, học sinh còn xuất hiện tâm lý sống buông thả: thích đi chơi, tụ tập, rượu chè, cờ bạc… không màng đến việc học. Bản thân các trường cũng không đưa ra biện pháp quản lý chặt, có hình thức kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm… Như vậy, động lực học không rõ ràng cộng với quản lý sinh viên chưa chặt chẽ khiến tình trạng sinh viên, học sinh nghỉ học, mải chơi sau Tết càng rõ nét trong những năm gần đây”.
Theo Gia Đình
Toàn cảnh tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011
Tại Hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) năm 2011 tổ chức hôm 18-2, Bộ GD-ĐT cho biết trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 sẽ điều chỉnh thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi và bỏ quy định nộp hồ sơ trúng tuyển khi nhập học.
Trong khi đó, các ý kiến thảo luận tại hội nghị nhất trí cao việc duy trì phương thức tuyển sinh ba chung, trong đó tổ chức riêng đợt thi CĐ. Các phương án tuyển sinh khác từng được bàn, các trường cho rằng chưa phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Một số điểm mới bổ sung vào quy chế thi năm nay cũng được đa số đại biểu nhất trí. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề xuất thêm những vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.
Công khai số lượng NV2, NV3
Ông Vũ Việt Bình, phó trưởng ban đào tạo ĐHQG Hà Nội, có ý kiến: Bộ GD-ĐT không nên quy định đến "giờ G" các trường mới được công bố số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng (NV) 2, NV3. Kể cả số lượng đăng ký dự thi (NV1) cũng không nên quy định cứng việc công bố. Việc "bí mật" này khiến thí sinh không có dữ liệu để lựa chọn, dẫn đến tình trạng không ít thí sinh có kết quả thi không tồi nhưng vẫn trượt vì đăng ký vào nơi không phù hợp.
Ông Bình đề xuất Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các trường công khai số lượng đăng ký dự thi sớm, công khai việc xét tuyển NV2, NV3 ngay từ đầu trên trang web của trường và cập nhật thường xuyên. Ý kiến của ông Bình nhận được ủng hộ của đại diện nhiều trường ĐH, CĐ khác.
Không cho tuyển thoải mái Tại hội nghị, một số ý kiến mong muốn Bộ GD-ĐT cho cơ chế ưu tiên xét tuyển với các trường khó khăn tuyển sinh để không phải xin phép từng trường hợp cụ thể. Về điều này, ông Phạm Vũ Luận cho rằng: "Nếu có cơ chế khuyến khích nên áp dụng với các trường tốt, trường có thương hiệu, còn các trường mới Bộ GD-ĐT chỉ hỗ trợ để các trường có động lực phát triển, bộ không thể cho các trường một cơ chế riêng thoải mái để tiếp tục trì trệ. Riêng một số ngành khó tuyển nhưng lại cần nhân lực, ví dụ như các ngành nông, lâm, ngư nghiệp... bộ sẽ xem xét ở từng trường hợp cụ thể".
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định ủng hộ đề xuất này của các trường. Ông cho rằng đây là việc làm hay, góp phần tăng cường sự giám sát của xã hội. Ông Ngô Kim Khôi, phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, cho biết sẽ nghiên cứu về mặt kỹ thuật để tránh những tiêu cực khi công khai dữ liệu xét tuyển ngay trong quá trình xét tuyển.
Được chọn địa điểm dự thi
Trong khi đó, TS Nguyễn Hồng Anh, hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn, băn khoăn việc thí sinh có hộ khẩu thường trú trong khu vực quy định thi tại cụm có được dự thi tại địa điểm của trường đăng ký dự thi không. Về điều này, ông Ngô Kim Khôi nói rõ: "Để tạo điều kiện cho thí sinh trong việc đi lại, Bộ GD-ĐT tổ chức ba cụm thi ở Vinh, Quy Nhơn, Cần Thơ cho những thí sinh có hộ khẩu thường trú trong khu vực gần các cụm thi này. Những trường hợp thí sinh đã lên thành phố ôn thi và muốn dự thi tại trường vẫn hợp lệ. Việc thi tại trường hay theo cụm lệ thuộc vào điều kiện, nhu cầu của thí sinh".
Tại hội nghị, một số ý kiến băn khoăn về quy trình gửi kết quả thi cho thí sinh "thi nhờ" như thế nào thì phù hợp. Có ý kiến cho rằng trường cho thí sinh thi nhờ nên gửi thẳng kết quả cho sở GD-ĐT. Đại diện Bộ GD-ĐT trả lời trường cho thí sinh thi nhờ có trách nhiệm chấm thi và gửi kết quả cho trường thí sinh đăng ký dự thi nhưng không tổ chức thi. Trường này căn cứ vào kết quả của thí sinh gửi giấy nhập học (đối với thí sinh trúng tuyển), phiếu báo kết quả thi (đối với thí sinh không trúng tuyển) về các sở GD-ĐT. Quy trình này theo một số trường là quá dài, khiến thí sinh phải chờ lâu mới có phiếu báo điểm để xét tuyển trường khác. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT cho rằng việc gửi thẳng kết quả cho sở GD-ĐT là không phù hợp, vì sở không có chức năng xét tuyển, chỉ là cầu nối chuyển giấy nhập học, phiếu báo kết quả cho thí sinh.
3 đợt thi, 4 môn trắc nghiệm Năm 2011, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn duy trì phương thức ba chung với ba đợt thi. Đợt 1: thi khối A, V (ngày 4 và 5-7); đợt 2: thi khối B, C, D (ngày 9 và 10-7) và đợt thi cho các trường CĐ (15 và 16-7). Các môn toán, văn, lịch sử, địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi do Bộ GD-ĐT ra theo hướng bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Bộ GD-ĐT vẫn duy trì việc tổ chức ba cụm thi ở Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ.
Giải thích về việc không đưa hướng dẫn thi trắc nghiệm vào quy chế, ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, nói: Vì quy chế không thể nêu chi tiết, cụ thể được trong khi việc thi trắc nghiệm có rất nhiều vấn đề phải hướng dẫn kỹ cả với thí sinh và giám thị, đơn vị tổ chức thi, nếu không sẽ gây thiệt thòi cho thí sinh. Như vậy năm nay, Bộ GD-ĐT vẫn duy trì hướng dẫn thi trắc nghiệm đi kèm với quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN.
Đơn giản hóa thủ tục
Trao đổi với pv, GS.TSKH Bùi Văn Ga, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết tuyển sinh năm 2011, Bộ GD-ĐT bỏ quy định "nộp hồ sơ trúng tuyển" khi thí sinh trúng tuyển đến nhập học, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính có thể gây phiền hà cho thí sinh. Thời hạn thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh được điều chỉnh khác năm trước để tránh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật, từ ngày 14-3 đến hết ngày 14-4 (theo tuyến của sở GD-ĐT) và từ 15-4 đến hết ngày 21-4 (theo tuyến ĐH, CĐ).
Ông Ga cũng cho biết thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NV2, NV3 có thể nộp qua đường bưu điện, dịch vụ chuyển phát ưu tiên, hoặc nộp trực tiếp tại trường. Riêng các trường TCCN, để tạo điều kiện cho thí sinh, ngoài việc thí sinh nộp hồ sơ theo quy định trên, các sở GD-ĐT có thể tổ chức thu nhận hồ sơ của thí sinh trên địa bàn tỉnh, thành và chủ động bàn giao cho các trường theo yêu cầu của từng trường. Các trường TCCN được phép xét tuyển nhiều đợt trong năm (trừ ngành đào tạo năng khiếu) trên cơ sở kết quả học tập ở phổ thông hoặc kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ của thí sinh.
Năm 2011, Bộ GD-ĐT cũng cho phép thí sinh quốc tịch nước ngoài có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ VN không phải dự thi tuyển sinh. Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT (học bạ), kết hợp với kiểm tra kiến thức và trình độ tiếng Việt của thí sinh theo quy định của trường để xét tuyển.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: "Chế tài nghiêm khắc các trường tuyển sinh sai" Khẳng định kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 về cơ bản duy trì ổn định như năm trước, nhưng Thứ trưởng Bộ GD-ĐT BÙI VĂN GA cũng trao đổi bên lề hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN sáng 18-2 về một số điểm mới. Ông cho biết: - Trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được và hạn chế cần khắc phục của năm 2010, Bộ GD-ĐT có một số điểm mới điều chỉnh cho kỳ thi năm 2011, hầu hết những điểm mới này đã được các trường nhất trí tại hội nghị tuyển sinh. * Rất nhiều ý kiến trong hội nghị quan tâm đến điểm mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra là chế tài cao hơn đối với một số hành vi vi phạm, phải chăng đây là việc những năm trước còn bị buông lỏng, thưa ông? - Các năm trước sau khi kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường, Bộ GD-ĐT cũng phát hiện những sai phạm và đã xử lý. Đáng chú ý là sai phạm trong việc tuyển vượt chỉ tiêu. Năm 2010 có 15 trường ĐH, CĐ bị phạt hành chính do tuyển vượt từ 15% trở lên so với chỉ tiêu đã định, trong đó có trường tuyển vượt trên 30%. Năm nay chúng tôi có bổ sung một số nội dung cụ thể sẽ bị chế tài. Theo đó, những cán bộ tham gia tuyển sinh của các trường gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường, thông báo và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh không đúng thời hạn quy định, hạ điểm trúng tuyển các nguyện vọng trái quy định, tính điểm sàn với điểm môn thi đã nhân hệ số sẽ bị chế tài ở mức nghiêm khắc hơn là cảnh cáo. Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng các vi phạm trên cần quy trách nhiệm cho cá nhân cụ thể là hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tuyển sinh. Tôi thấy đề nghị này hợp lý, bộ sẽ xem xét, điều chỉnh. * Một số trường ngoài công lập cho rằng việc gửi giấy báo nhập học, hay thư mời nhập học đối với những thí sinh đủ điều kiện tuyển sinh của trường không nên coi là sai phạm và bị chế tài. Vì làm như vậy cũng là thêm thông tin cho thí sinh lựa chọn. Ý kiến của ông thế nào về phản hồi này? - Các năm trước dư luận xã hội rất bức xúc vì một thí sinh nhận được cả chục giấy báo nhập học "từ trên trời rơi xuống", việc tuyển sinh trở nên dễ dãi do thiếu nguồn tuyển. Vì vậy Bộ GD-ĐT đưa ra quy định mới này để chấn chỉnh. Các trường chỉ tuyển sinh đối với những trường hợp đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, tránh gây nhiễu thông tin, hoang mang cho thí sinh. Còn nếu muốn quảng bá, cung cấp thông tin về trường cho thí sinh thì có nhiều cách làm khác.
(Theo Tuổi trẻ)
Công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ sai phạm trong tuyển sinh 2010 Sáng nay 18/2, tại hội nghị tuyển sinh ĐH,CĐ, TCCN năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ vi phạm quy chế tuyển sinh năm 2010. Ngoài việc đánh giá thành công của công tác tuyển sinh 2010, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi tuyển sinh 2010 vẫn còn một số...