Sau sự việc trường Gateway, phụ huynh nói gì về việc có nên cho trẻ em sử dụng điện thoại di động sớm?
Sau cái chết thương tâm của bé trai 6 tuổi trường Gateway, có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc nên hay không cho trẻ dùng điện thoại di động. Chúng tôi đã có buổi phỏng vấn ý kiến của 1 số phụ huynh về vấn đề này.
Phỏng vấn phụ huynh về việc có nên hay không cho trẻ nhỏ dùng điện thoại di động
Thời đại công nghệ lên ngôi, rất nhiều gia đình có trẻ nhỏ đã để các em tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ rất sớm nhất là điện thoại di động.
Thế nhưng những tác hại mà điện thoại di động để lại với trẻ nhỏ cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Khi trẻ tiếp xúc quá sớm và quá nhiều với các loại thiết bị công nghệ này sẽ khiến trẻ bị nghiện và phụ thuộc vào công nghệ.
Việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều sẽ dẫn đến những tác hại không hề nhỏ về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Rất nhiều bậc phụ huynh ủng hộ việc hạn chế thậm chí không cho trẻ sử dụng điện thoại di động quá sớm.
Sự việc xảy ra đối với bé trai 6 tuổi trường Gateway khiến nhiều người đặt ra giả thuyết nếu như ngày hôm đó, cháu bé có điện thoại di động để liên lạc với người lớn thì có lẽ câu chuyện đã có một kết thúc khác. Trước vấn đề được đặt ra này, chúng tôi đã có buổi phỏng tham khảo ý kiến của các bậc phụ huynh có con nhỏ về việc sử dụng điện thoại.
Trang bị điện thoại di động cho trẻ là điều cần thiết nhưng nên có sự giám sát hướng dẫn
Chị Cao Thị Thảo (Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ quan điểm của mình.
Chị Cao Thị Thảo (Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội) lại có quan điểm khác về việc vấn đề cho trẻ dùng điện thoại di động. Theo chị, việc trang bị cho trẻ điện thoại di động hay đồng hồ định vị là điều cần thiết để đảm bảo được an toàn cho trẻ cũng như người lớn có thể theo dõi được con em mình.
“Tôi ủng hộ việc cho trẻ dùng điện thoại, nhưng phải dùng đúng cách. Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại điện thoại di động chỉ có chức năng gọi và nghe, hoặc có thể cho trẻ dùng đồng hồ định vị.
Theo tôi việc cho trẻ dùng điện thoại là chuyện hoàn toàn bình thường, chúng ta có thể khắc phục các tác hại của điện thoại hay các loại trang thiết bị điện tử bằng cách yêu cầu trẻ chỉ dùng điện thoại vào mục đích nghe gọi cho bố mẹ hoặc người thân khi cần thiết”.
Chị Đinh Thị Sa (trú tại Cổ Nhuế – Bắc Từ Liêm – Hà Nội) ủng hộ việc cho trẻ dùng điện thoại di đông.
Bên cạnh đó, chị Đinh Thị Sa (trú tại Cổ Nhuế – Bắc Từ Liêm – Hà Nội) cũng có đồng quan điểm với chị Thảo về vấn đề trang bị cho trẻ các loại thiết bị điện tử.
“Sau sự việc đau lòng vừa qua thì cá nhân tôi thấy nên ủng hộ việc cho con trẻ sử dụng điện thoại di động. Tất nhiên, việc này cũng có những mặt hại của nó như trẻ sử dụng quá nhiều khi không có sự có mặt của người lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập.
Phụ huynh có thể hướng dẫn cách sử dụng điện thoại hạn chế trong phạm vi để bố mẹ gọi đến hay gọi cho bố mẹ khi có trường hợp cấp bách”.
Ngoài sự việc đau lòng đã xảy ra với bé trai chỉ mới 6 tuổi tại trường Gateway thì hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng cũng liên tục đưa các thông tin về các nguy hiểm nhỏ có thể gặp phải.
Chính vì điều này, có rất nhiều phụ huynh đồng tình với việc nên cho trẻ sử dụng điện thoại di động hoặc là đồng hồ định vị để có thể theo dõi được hoạt động của trẻ khi không có sự có mặt của người thân bên cạnh.
Chị Vũ Thị Vân Anh đang cư trú tại Nguyễn Khoái – Hoàng Mai – Hà Nội cũng chia sẻ ý kiến của mình.
“Điện thoại di động thật ra là trang thiết bị mà ngay cả người lớn nếu không tự hạn chế sử dụng cũng mang lại nhiều tác hại chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Chính vì vậy tôi vẫn ủng hộ việc cho trẻ dùng điện thoại di động.
Việc cho em bé dùng điện thoại thì nên có người lớn hướng dẫn, có rất nhiều bạn nhỏ được bố mẹ đưa điện thoại cho dùng mà không kiểm soát dẫn đến việc ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt cũng như tính cách của em bé đó.
Ngoài ra thì tôi cũng ủng hộ việc sử dụng đồng hồ định vị, giả sử trong vụ việc em bé bị bỏ quên trong xe đưa đón của nhà trường, nếu bé có 1 chiếc đồng hồ định vị thì trong thời gian đó bố mẹ cũng sẽ nhận ra con mình không có mặt ở trường để liên hệ với cô giáo chủ nhiệm”, đây là ý kiến của chị Vũ Thị Vân Anh đang cư trú tại Nguyễn Khoái – Hoàng Mai – Hà Nội.
Trẻ nhỏ thì không nên dùng điện thoại di động
Chị Trần Thị Hiền chia sẻ quan điểm của mình về việc có nên hay không cho trẻ dùng điện thoại di động.
Chị Trần Thị Hiền (ngụ tại Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội) đã trao đổi với chúng tôi về quan điểm khác của mình về vấn đề này.
“Sau sự việc của bé trai tử vong trên xe đưa đón của nhà trường thì có rất nhiều người cho rằng nếu bé có điện thoại di động hay đồng hồ định vị thông minh để liên lạc với người thân thì có lẽ đã tránh được trường hợp đáng tiếc đã xảy ra.
Thế nhưng quan điểm của tôi thì đây là lỗi của gia đình và nhà trường đã không có sự thống nhất liên hệ với nhau. Còn việc sử dụng điện thoại di động cho trẻ nhỏ thì tôi không ủng hộ, trẻ nhỏ thường sẽ không tự biết kiểm soát thời gian sử dụng, điều này ảnh hưởng xấu đến trẻ, nhất là các vấn đề liên quan đến mắt”.
Anh Lữ Văn Cường (Nghĩa Đàn – Nghệ An) cho rằng không nên để trẻ nhỏ sử dụng điện thoại di động.
Đồng quan điểm với chị Hiền, anh Lữ Văn Cường (Nghĩa Đàn – Nghệ An) cũng cho rằng trẻ nhỏ thì không nên dùng điện thoại di động.
“Theo tôi thì nên trang bị cho trẻ những kĩ năng sống cơ bản để trẻ có thể tự bảo vệ mình khi có tình huống không mong muốn xảy ra. Thay vì cho trẻ dùng điện thoại thì nên cho trẻ học thuộc số của cha mẹ để liên lạc khi cần thiết.
Lợi ích mà điện thoại di động mang lại cho trẻ không nhiều vằng tác hại, thường thì trẻ sẽ bị nghiện chơi điện tử chứ không dùng điện thoại vào đúng với mục đích liên lạc với cha mẹ”.
Có rất nhiều tác hại của việc cho trẻ sử dụng điện thoại di động quá sớm khiến các bậc phụ huynh tỏ ra rất cân nhắc trong việc có nên hay không cho con em mình tiếp xúc với các thiết bị điện tử khi còn quá nhỏ.
Thế nhưng, đã có rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi mà trẻ nhỏ không kịp hoặc không có bất kì phương tiện liên lạc nào với gia đình khi xảy ra tình huống ngoài ý muốn.
Chính vì vậy, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn việc cân bằng giữa lợi ích và tác hại của việc sử dụng điện thoại di động cho trẻ. Đó là hạn chế cho trẻ sử dụng các loại điện thoại thông minh, thậm chí chỉ cho trẻ dùng điện thoại “cục gach” để đảm bảo đúng mục đích liên lạc.
Bên cạnh đó, hiện nay thị trường cũng đã có rất nhiều ứng dụng điện tử khác thích hợp hơn với trẻ nhỏ như đồng hồ định vị… Việc sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ có hại hay không chính là phụ thuốc vào việc người lớn hướng dẫn con em sử dụng như thế nào để mang lại lợi ích đúng đắn nhất.
Theo aFamily
Nếu là tôi, chuyển con khỏi trường Gateway ngay lập tức
Văn hóa của người đứng đầu, ban quản trị, ảnh hưởng sâu sắc đến thầy cô giáo của trường. Dân ta có câu "Thầy nào, trò đó".
Sau sự cố, trẻ lớp 1 đi học ngày thứ hai nghi bị "bỏ quên" trên xe, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, mới vỡ lẽ trường Gateway "treo đầu dê bán thịt chó".
Càng buồn hơn, khi người ta tưởng niệm cậu bé đáng thương bằng hoa và nến trước cổng trường, nhà trường đã yêu cầu không được tưởng niệm!
Trong khi đây là thông lệ của quốc tế, một lần nữa, điều đó khẳng định trường Gateway "quốc tế rởm".
Phải đóng cửa trường Gateway ngay!
Trường Gateway cơ sở Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh trên website của trường)
Tất cả các trường mẫu giáo, nhóm trẻ có giáo viên bạo hành, hay gây tai nạn cho học sinh, đều bị đóng cửa ngay lập tức để điều tra, được dư luận hoan nghênh nhiệt liệt; cái này đúng là xứng tầm quốc tế.
Trường Gateway mang danh trường quốc tế, gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng không bị đóng cửa, vậy pháp luật có công bằng? Có xứng mang danh quốc tế không?
Nếu là tôi, chuyển con khỏi trường Gateway ngay lập tức.
Tại sao ư?
Thứ nhất, một ngôi trường thiếu trung thực: Không phải là trường quốc tế (chỉ là cái tên), mà thêm mác ngoại, tiếng tây để lừa dối khách hàng.
Tôi tin rằng, bạn sẽ giật thót khi nhìn thấy số điện thoại gọi đến là của trường Gateway!Thứ hai, một ngôi trường thiếu an toàn, thiếu tin tưởng. Bạn có thể yên tâm công tác, suy nghĩ làm việc khi con mình đang học ở Gateway?
Thứ ba, một ngôi trường thiếu nhân văn: Được điều hành bởi những người thiếu nhân văn, chỉ riêng chuyện không cho người khác tưởng niệm cậu bé xấu số đã nói lên tất cả.
Văn hóa của người đứng đầu, ban quản trị, ảnh hưởng sâu sắc đến thầy cô giáo của trường. Dân ta có câu "Thầy nào, trò đó".
Học sinh học trường nào, bị ảnh hưởng không nhỏ "văn hóa" trường đó, liệu bạn có muốn con bạn trở thành người thiếu trung thực, thiếu nhân văn?
Bạn có thể hỏi tôi "giờ chuyển con tôi đi đâu, vào năm học rồi"; với khả năng bạn đóng được học phí ở trường Gateway, tôi tin bạn còn có nhiều lựa chọn khác, tốt hơn cho con mình.
Giáo dục giờ là dịch vụ; học sinh phụ huynh giờ là thượng đế, khách hàng.
Nếu khách hàng không biết sử dụng quyền năng thượng đế của mình, liệu có được tôn trọng; hôm nay tai nạn đến với con người khác; liệu mai có phải là con... bạn?
Phụ huynh bây giờ phải là khách hàng thông thái, đừng để bị lừa tiếp, khi đã bị lừa một lần.
Kể cả năm nay con tôi có thể không đến trường, cho "học kiểu Mỹ tại nhà"; với số tiền đóng học phí Gateway, dư sức để làm điều này.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Sau vụ bé trai tử vong, trường Gateway bỏ danh xưng quốc tế Không chỉ trường Gateway, một số cơ sở giáo dục ở Hà Nội cũng chủ động bỏ danh xưng quốc tế. Ghi nhận sau sự việc bé trai 6 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe ô tô, trường Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) hiện đã bỏ danh xưng quốc tế trên website của mình. Website của trường Gateway đã bỏ...