Sau phẫu thuật nâng mũi, bạn có thể ăn gì?
Nâng mũi có lẽ chẳng còn là phương pháp làm đẹp xa lạ đối với chị em phụ nữ nữa.
Ngoài việc lưu ý những điều cần thiết, trước và trong khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cũng cần phải chú ý đến công đoạn chăm sóc cho mũi ngay sau khi phẫu thuật, đặc biệt là chế độ ăn uống giúp vết thương chóng lành.
Nên ăn gì và không nên ăn gì sau phẫu thuật nâng mũi để vết thương chóng lành bạn nhỉ?
Sau khi phẫu thuật xong, khu vực mũi của bạn sẽ bị tổn thương và cần có thời gian nhất định để phục hồi. Và một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này chính là chế độ ăn uống hằng ngày. Đối với vết thương hở, có một vài loại thực phẩm bạn cần phải tránh và những loại thức ăn mà bạn nên bổ sung để giúp vết thương mau lành hơn. Giờ thì hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.
1. Nên ăn những loại thức ăn này cho vết phẫu thuật nâng mũi chóng lành
Vitamin C
Vitamin C là một loại thành phần tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Mặt khác, trong vitamin C còn có chứa chất chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn rất cao. Vì vậy, bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể sẽ giúp vết thương hở mau lành hơn. Nguồn cung cấp vitamin C có lẽ các nàng cũng quá quen thuộc rồi có phải không nào? Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, kiwi…
Đường bột
Video đang HOT
Thay vì sử dụng đường hóa học khiến cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nhiều hơn, bạn nên bổ sung cho cơ thể lượng đường có lợi cho cơ thể có trong cơm, bánh mì, các loại đậu,..
Chất xơ
Chất xơ cũng là một thành phần rất cần thiết cho quá trình làm lành vết thương hậu nâng mũi. Bạn có thể bổ sung một lượng chất xơ phù hợp cho cơ thể thông qua các loại rau củ, trái cây…
Nước
Cơ thể sẽ bị mất nước sau những cuộc phẫu thuật, vì vậy, bạn nên bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể của mình. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống nước trái cây, sữa đậu nành…
2. Sau phẫu thuật nâng mũi, không nên ăn gì bạn nhỉ?
Hải sản
Thông thường, sau khi phẫu thuật, nếu hấp thụ quá nhiều hải sản cho cơ thể, bạn sẽ mắc phải tình trạng ngứa ngáy ở vị trí của vết thương. Mặt khác, những chất tanh có trong thủy hải sản càng khiến cho vết thương khó lành hơn.
Thịt gà
Thịt gà cũng là một trong những loại thực phẩm mà bạn cần phải kiêng sau những cuộc thẩm mỹ nói chung, và nâng mũi nói riêng. Lý do là vì trong thịt gà có chứa những thành phần có thể làm sưng vết thương, gây hiện tượng mưng mủ…
Rau muống
Nếu không muốn vết thương sau khi phẫu thuật để lại trên da những vết sẹo lồi mất thẩm mỹ, thì bạn cần tránh xa rau muống ra nhé! Trong rau muống có chứa chất Madecassol có tác dụng thúc đẩy quá trình lên da và tăng biểu mô, khiến sẹo lồi hình thành đối với những người có cơ địa sẹo lồi.
Nâng mũi sẽ giúp định hình sống mũi, cải thiện nhược điểm của mũi, giúp gương mặt của bạn trông cân đối và đẹp hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đến công đoạn ăn uống để không khiến cho công sức phẫu thuật của các bác sĩ “đổ sông đổ biển” vì tình trạng vết thương không lành lại được nhé!
Theo dep365.com
Những điều cần biết khi phẩu thuật nâng mũi
Nâng mũi là một hình thức thẩm mỹ rất phổ biến hiện nay, giúp khắc phục nhược điểm về dáng mũi, độ to nhỏ của cánh mũi..., khiến gương mặt trở nên sắc nét, thu hút hơn.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong muốn, cần phải nắm rõ một số điều sau đây.
Trước khi nâng mũi
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền, Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Thẩm mỹ Thanh Tuyền, TP. Long Xuyên) khuyến cáo: Khi quyết định phẫu thuật, bạn phải chuẩn bị thái độ tích cực, tự tin, kiên nhẫn, có kiến thức về ca phẫu thuật và các chế độ chăm sóc sau đó, cũng như nhờ sự giúp đỡ của người thân.
Đầu tiên, bạn sẽ được làm xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe. Phải trung thực tiết lộ tất cả các vấn đề sức khỏe của mình: các loại thuốc bạn đang dùng (bao gồm cả thực phẩm chức năng hoặc vitamin). Ngưng các thuốc đang dùng từ 2 - 3 tuần trước phẫu thuật, vì chúng sẽ gây chảy máu kéo dài, hoặc khó đông máu, gây khó khăn, tai biến trong quá trình phẫu thuật. Tương tự, không được dùng các loại thuốc trên ngay sau phẫu thuật.
Ngưng dùng thuốc lá ít nhất 2 tuần trước phẫu thuật. Hút thuốc sẽ làm tăng biến chứng và dẫn đến những vết sẹo to, đậm màu hơn; vết thương sẽ chậm lành, hoại tử tế bào, da sạm màu, tạo sẹo và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, chứa nhiều vitamin C sẽ giúp bình phục nhanh hơn. Tránh các thức ăn: ớt, hành củ, cà chua, các loại củ quả (như củ cải, củ cà rốt, khoai tây...), trà Trung Hoa, tinh chất gà (bột nêm,...). Tránh dùng thuốc giảm cân hoặc các loại thuốc bổ dung trợ lực. Thuốc giảm cân có thể tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến tắc nghẽn phổi và có thể tương tác với thuốc gây tê hoặc gây mê, rất nguy hiểm cho ca phẫu thuật. Một số vitamin có thể tác động lên nhịp tim, huyết áp hoặc nguy cơ xuất huyết.
Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông như Warfarin, Clopidogrel, Pentoxifylline,... Các thuốc này sẽ gây chảy máu kéo dài, gây ra hậu quả nghiêm trọng trong ca phẫu thuật.
Vài ngày trước phẫu thuật, nên chuẩn bị một số phim ảnh, tạp chí yêu thích để thuận lợi cho việc nghỉ ngơi và phục hồi. Chuẩn bị lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh một tuần, lau chùi, dọn dẹp, lau chùi, dọn dẹp... Như vậy bạn sẽ không bận tâm đến nấu ăn hay việc nhà lặt vặt sau khi phẫu thuật. Nếu được, bạn có thể nhờ người thân đi cùng vào ngày bạn làm phẫu thuật để đưa bạn về nhà và giúp đỡ bạn vào ngày đầu tiên.
Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không uống rượu quá nhiều hoặc phơi nắng trong vòng một tuần trước phẫu thuật. Nên tắm gội sạch sẽ vào buổi tối hoặc buổi sáng ngày hôm đó. Tránh trang điểm, chùi bỏ hết sơn móng tay chân vì sẽ ảnh hưởng đến những thiết bị máy đo lường thiết bị oxy trong phẫu thuật. Không ăn hoặc uống vào đêm trước và sáng ngày phẫu thuật (kể cả cà phê). Chỉ được uống một ít nước trước phẫu thuật nếu cần. Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Tránh mặt những loại kéo qua khỏi đầu; mang vớ, mang khăn choàng cổ, nón, kính râm sau khi phẫu thuật. Lựa chọn những trang phục rộng rãi vì cảm giác đau nhức có thể khiến bạn khó chịu hơn nếu mặc những bộ đồ bó chẽn, ôm sát cơ thể. Để những vật có giá trị ở nhà, chỉ mang theo những vật dụng cần thiết.
Biến chứng sau nâng mũi
Dưới đây là 8 biến chứng thường xảy ra sau nâng mũi, nếu bạn không tuân thủ theo chăm sóc của y tá và làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật. Đó là: Nhiễm trùng sau nâng mũi; mũi bị lệch sau nâng mũi (thường gặp nhất); sống mũi, đầu mũi bị đỏ và bóng; lộ sống mũi, lộ đầu mũi; đầu mũi quá to, mất cân xứng; hai lỗ mũi không cân xứng, biến dạng sau nâng mũi; trụ mũi, chân mũi bị lệch. Trường hợp nâng mũi nhưng chưa đẹp: sau khi nâng mũi vẫn bị thấp, đầu mũi bị hếch lên hoặc bị nhọn, mũi quá cao.
KHÁNH HƯNG
Theo baoangiang.com.vn
Nguy cơ tiềm ẩn sau những cách phẫu thuật nâng mũi đắt đỏ Phẫu thuật nâng mũi hiện nay đang được rất nhiều người, kể cả phái mạnh lựa chọn. Nhưng việc cô gái bị mù vĩnh viễn mắt phải sau nâng mũi đang khiến nhiều người lo lắng, phương pháp nào thực sự an toàn, ít gây biến chứng nhất? Chiếc mũi là điểm nhấn quan trọng trên gương mặt mỗi người và là điểm...