Sau nghỉ dịch Covid-19, cô giáo lên rẫy vận động học sinh tới trường
Sau thời gian dài nghỉ học tránh dịch Covid-19, nhiều học sinh miền núi tỉnh Quảng Nam chưa tới lớp, hoặc đi học “giã gạo”- tức bữa đi bữa bỏ.
Thời điểm này, tại các thôn, bản người dân miền núi vào rừng, lên rẫy gieo cái hạt. Ở những nơi này, trẻ em dù mới độ tuổi lên 10 phải nghỉ học phụ giúp gia đình. Những giáo viên nơi đây đã lặn lội tới từng thôn, bản, tìm tới tận nhà thông báo, vận động học sinh quay trở lại trường.
Từ ngày tạm nghỉ học tránh dịch, em Ra Đêl Nhi, 15 tuổi, ở xã Dang thường xuyên lên rẫy phụ giúp bố, mẹ. Là học sinh lớp 9/1, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nguyễn Văn Trỗi, huyện Tây Giang em đi học cách xa nhà hơn 10 km. Ra Đêl Nhi cho biết, gia đình em rất khó khăn, có khi bố mẹ phải lên rẫy ở trên đó cả tháng mới về một lần.
“Em nghỉ học ở nhà để giúp bố, mẹ làm nương rẫy. Bố mẹ già rồi, tội lắm thường xuyên đau ốm. Hôm nay em đến lớp sau khi được thầy cô giáo động viên, vận động nhiều lần. Gặp lại thầy cô, bạn bè em vui lắm, nhưng nghĩ đến bố, mẹ lại thương”, em Ra Đêl Nhi chia sẻ.
Nhiều em nhỏ học sinh miền núi Quảng Nam bỏ học giữa chừng giúp gia đình.
Trước ngày học sinh trở lại trường, thầy cô giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nguyễn Văn Trỗi, huyện Tây Giang đã liên hệ với trưởng cụm các khu dân cư nhắc nhở gia đình để các em đến trường. Nhưng có những cụm dân cư nằm trong rừng, nhiều lúc điện thoại không có sóng nên không thể liên lạc, thông báo được. Để đảm bảo học sinh đến trường đầy đủ, nhà trường đã cử thầy, cô đi xe máy về tận nhà tìm các trò.
Năm học này, trường sáp nhập toàn bộ học sinh THCS từ Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS và Tiểu học xã Dang nên có hơn 400 em học sinh. Thầy Lương Văn Dân, giáo viên bộ môn Ngữ Văn trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nguyễn Văn Trỗi cho biết, trường có 9 em học sinh chưa tới lớp học vào 4/5 vừa qua. Sau 3 ngày không thấy các em tới trường trường, giáo viên trong trường đã chia ra nhiều nhóm đến tận nơi vận động các em.
Thầy Lương Văn Dân cho biết, địa hình phức tạp nên gia đình nhiều em ở cách xa trung tâm huyện 4 tiếng đồng hồ: “Sau một thời gian dài nghỉ chống dịch, các em đi làm rẫy theo bố mẹ, nên giáo viên xác định đi vận động ví dụ như đi lúc 4h chiều mình đi để 5h chiều phụ huynh họ về cho kịp thời. Phía nhà trường cũng kết hợp với chính quyền xã, đồn biên phòng… để vận động tích cực hơn cho các em ra đi học bền vững hơn”.
Video đang HOT
Bà Lê Kim Vân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, sau 3 tháng học sinh phải tạm không đến trường vì dịch Covid-19, khi quay trở lại học toàn huyện có gần 30 em học sinh chưa tới trường, học “giã gạo” bữa đi, bữa không, hoặc đi một vài buổi học rồi nghỉ, chủ yếu là các em học sinh cấp 2 ở những xã xa trung tâm huyện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các em không quay trở lại trường như: một số em học yếu, lưu ban… sinh chán nản; hay một số em nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Ngành Giáo dục huyện và các cấp, ngành, Mặt trận, các đoàn thể từ huyện đến xã, thôn tích cực vận động học sinh ra lớp; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý, chăm sóc con cái, nhất là quan tâm đến việc học của con em mình.
Bà Lê Kim Vân cho biết thêm, để củng cố kiến thức cho các học sinh Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo giáo viên các trường tăng cường ôn tập thêm cho các em vào các buổi tối đảm bảo có thể theo kịp chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo.
“Trên chương trình giảm tải, giáo viên dạy những phần nào quan trọng liên quan đến chương trình những năm tiếp theo. Còn những nội dung mà các em đã học trong chương trình khi nghỉ dịch, các thầy cô lồng ghép trong khi dạy học trên lớp, vừa ôn tập lại, vừa kiểm tra và vừa dạy bài mới”, bà Vân thông tin thêm./.
Những "shipper áo xanh" thầm lặng mang bài đến tận nhà cho học sinh miền núi
Trong thời gian nghỉ học dài ngày vì dịch Covid-19, các em học sinh vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn ở huyện miền núi Thanh Chương (Nghệ An) chưa đủ điều kiện sử dụng cách học online.
Đoàn viên, thanh niên đã trở thành "shipper đặc biệt" với "món hàng" được giao tận nhà là bài tập cho học sinh.
Đoàn viên thanh niên xã Thanh Giang lội ra sông Lam phát bài tập cho các em ở làng chài
Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cũng như nhiều tỉnh, thành trên cả nước, tỉnh Nghệ An đã phải cho học sinh nghỉ học. Trong thời gian này, các trường trên địa bàn tỉnh đã hướng dẫn học sinh học tập online qua các ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, tại các trường học vùng sâu vùng xa, miền núi, nông thôn ở huyện miền núi Thanh Chương còn khó khăn về cơ sở vật chất, nhiều em không có điều kiện được tiếp xúc với công nghệ thông tin, học trực tuyến nên nhà trường rất khó khăn trong việc giao bài tập về nhà cho học sinh.
Các tình nguyện viên nhận bài tập từ giáo viên.
Trước tình hình đó, Huyện đoàn Thanh Chương đã có sáng kiến phối hợp với Phòng GD - ĐT thực hiện kế hoạch hỗ trợ học sinh học tập trong thời gian tạm nghỉ học. Theo đó, đối với những HS ở nơi không có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, giáo viên sẽ ra bài tập, photo, lập danh sách HS theo thôn, bản; các trường phối hợp với Đoàn xã tại địa phương chuyển trực tiếp bài tập đến từng HS.
Là người trực tiếp tham gia hành trình giao bài tập cho học sinh, chị Nguyễn Thị Liễu - Bí thư Đoàn xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương cho biết: Toàn xã có 4 xóm, nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin nên việc học trực tuyến không dễ chút nào. Vì vậy, thời gian qua, Đoàn xã Thanh Giang đã thành lập đội thanh niên tình nguyện, có nhiệm vụ làm "shipper" mang bài tập đến tận tay các em học sinh.
Áo xanh đến từng thôn bản ship bài cho các em học sinh
Đội có 16 thành viên, được chia làm 8 nhóm đi "ship" bài tập cho các em trên địa bàn xã. Hàng tuần, đội tình nguyện viên Đoàn xã sẽ đến các trường học nhận bài tập từ các giáo viên, sau đó đi đến các thôn, xóm để phát tận tay các em học sinh. Tuần kế tiếp, "shipper" đến thu bài làm của các em và tiếp tục phát bài tập mới.
Ngoài việc giao bài, các tình nguyện viên còn trực tiếp hướng dẫn các em làm bài tập, đồng thời phối hợp với gia đình tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 cũng như phối hợp quản lý chặt chẽ các em trong những ngày ở nhà.
Lan tỏa mô hình "shipper áo xanh"
Theo huyện đoàn Thanh Chương, ngay sau khi kế hoạch được triển khai, các địa phương đã khẩn trương thành lập đội thanh niên tình nguyện, cùng giáo viên của các trường hằng tuần mang bài tập phát đến tận tay các em HS. Tuần kế tiếp thu bài làm của HS ở các thôn, bản phụ trách và phát bài tập mới cho các em. Công việc này đã được triển khai từ ngày các em nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19 và sẽ duy trì cho đến khi học sinh quay trở lại trường học.
"Những shipper đặc biệt này cũng có trách nhiệm phối hợp với gia đình quản lý chặt chẽ học sinh trong những ngày các em ở nhà, theo dõi tình hình sức khỏe học sinh để báo cáo cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19", chị Nguyễn Thị Liễu - Bí thư Đoàn xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương cho hay.
Shipper áo xanh lội nước đưa bài tập cho học sinh ở các làng chài
Mô hình "ship" bài tập cho các em học sinh của các đoàn viên thanh niên không chỉ có ở Thanh Chương mà còn lan rộng ra các huyện Diễn Châu, Quỳ Châu,... Bằng cách này các thầy, cô giáo không chỉ giúp cho học sinh củng cố được kiến thức trong thời gian nghỉ ở nhà do dịch bệnh mà còn giúp các em thấy được tinh thần chăm sóc quan tâm của cả cộng đồng đối với những trẻ em vùng khó khăn.
Bài tập đươc các đoàn viên thanh niên giao tận nhà cho các em học sinh.
Không chỉ dừng lại ở việc xung kích, tình nguyện mà áo xanh còn sáng tạo và hiện thực hoá những ý tưởng bằng nhiều mô hình, cách làm hay như: sáng kiến chống Covid-19 bằng "kính chắn giọt bắn", "Tiếng kẻng học bài", "Tái chế lốp xe thành bồn rửa tay"...
Với vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, với sự sáng tạo, không ngại gian khổ của thanh niên, hành trình hỗ trợ học sinh trong mùa dịch COVID-19, màu áo xanh tình nguyện của các bạn ĐVTN đã để lại ấn tượng đẹp đối với bà con nhân dân và học sinh những vùng khó khăn.
Đình Nguyên
Trường có 99% học sinh là người dân tộc: Tỷ lệ học online đạt 98% Trường tiểu học số 3, xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai có 99% học sinh là người dân tộc thiểu số. Thế nhưng sau hơn 1 tháng triển khai, 98% học sinh của trường đã tham gia học trực tuyến thường xuyên. Học sinh trường Tiểu học số 3, xã Võ Lao, Văn Bàn, Lào Cai học trực tuyến Thầy...