Sau ngày 30.9, khởi nghiệp lĩnh vực nào hiệu quả ?
Sau thời gian dài gần như bị đóng băng và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, đến nay khi TP.HCM tiến đến kế hoạch phục hồi kinh tế giai đoạn sau ngày 30.9, cơ hội nào cho người trẻ có thể tái khởi nghiệp và bứt phá?
Kinh doanh mặt hàng thiết yếu và giáo dục trực tuyến… là những loại hình người trẻ có thể khởi nghiệp ở giai đoạn này. Ảnh K.HÒA
Khởi nghiệp lại như thế nào ?
Nhìn nhận chung về tình hình “thương tổn” của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong đại dịch, chị Nguyễn Thị Diệu Hằng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP.HCM, cho biết thanh niên khởi nghiệp, nhất là các bạn ở giai đoạn khởi nghiệp dưới 5 năm thì như những đứa trẻ, trong cơn bạo bệnh thông thường sức đề kháng sẽ không cao. Do đó, sự tác động rất lớn từ dịch bệnh, mà các bạn không có dòng tiền nên là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Nhìn ở khía cạnh tích cực, chị Hằng cho rằng vì quy mô của các bạn nhỏ nên tổn thất cũng không nhiều. Những tập đoàn lớn bây giờ họ trở mình mới khó, do thuyền càng lớn thì trong cơn bão sẽ thiệt hại càng nặng và sẽ khó cũng như mất rất nhiều thời gian để ra khơi trở lại. Bạn trẻ khởi nghiệp, mặc dù yếu hơn về nhiều mặt, các bạn dễ bệnh hơn nhưng bệnh xong lại nhanh khỏi hơn.
“Đây là giai đoạn có thể tái khởi nghiệp rất mạnh mẽ, vì thời điểm này chi phí thấp hơn so với bình thường. Chẳng hạn như chi phí mặt bằng bây giờ sẽ ít hơn, chi phí nhân sự cũng thấp hơn…”, chị Hằng khẳng định.
Vừa làm về khởi nghiệp vừa giảng dạy về các chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM, anh Trần Thanh Tùng cho rằng: “Giai đoạn này vừa là thử thách, vừa là cơ hội rất lớn cho người trẻ. Trong giai đoạn này, chúng ta đã thấy rất nhiều nhu cầu mới phát sinh mà đa phần tập trung vào trực tuyến. Do đó khi dịch ổn dần, mọi thứ bắt đầu mở cửa trở lại thì đây sẽ là cơ hội nhiều hơn cho bạn trẻ với những mô hình mới, công nghệ mới để có thể tái lập nền kinh tế nước nhà”.
Theo anh Trương Thanh Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia: “Đối với doanh nghiệp của bạn, hãy làm gương và lan tỏa tinh thần tự nâng cấp bản thân cho toàn thể các cộng sự của mình. Rất nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng khủng hoảng ngay khi tăng trưởng quá nhanh chỉ vì năng lực của đội nhóm không theo kịp. Và biết đâu, khi dịch qua đi, nhu cầu thị trường đột ngột bùng nổ mạnh trở lại sau một thời gian gián đoạn chuỗi cung ứng trong khi phía cung bị hạn chế do nhiều doanh nghiệp đã phải dừng cuộc chơi, đó chính là thời cơ tăng trưởng nóng của bạn”.
Video đang HOT
Và anh Hùng khuyên hãy nâng cấp năng lực đội ngũ, hoàn thiện sản phẩm, quy trình phối hợp giữa các bộ phận, chính sách phân phối và chăm sóc khách hàng… ngay từ bây giờ. Đặc biệt, chú trọng đầu tư cho các hoạt động truyền thông, tận dụng triệt để tất cả các kênh trực tuyến như Facebook, Zalo… Nếu sản phẩm có thể đưa lên tất cả các sàn thương mại điện tử thì hãy tận dụng chúng, mục tiêu không phải chỉ là bán hàng mà là để tăng sự hiện diện và độ phủ của sản phẩm đến với khách hàng trên nhiều vùng lãnh thổ.
“Làm tốt những việc trên là bạn đã thực sự chuẩn bị một nền móng vững chắc cho hành trình phát triển lâu dài và bền vững về sau”, anh Hùng khẳng định.
Các mô hình dạy học trực tuyến là một trong những lĩnh vực có thể khởi nghiệp. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH
Mô hình nào có thể khởi nghiệp ở giai đoạn này ?
Theo anh Trần Thanh Tùng, khi bài toán bắt đầu khó hơn thì đồng nghĩa với việc các bạn trẻ khởi nghiệp phải giỏi hơn.
“Một trong những thứ mà hiện nay các bạn trẻ thiếu nhiều nhất đó là sự hiểu biết về tài chính. Chính điều này dẫn đến khi tình hình dịch và sự khó khăn trong kinh doanh diễn ra thì thứ ghê gớm nhất tiêu diệt công ty đó là các bạn không có đủ tiền mặt, không biết dự đoán tình hình kinh doanh của mình và các bạn không đưa ra được những quyết định chính xác dựa trên những dữ liệu vốn có của doanh nghiệp và mức độ dự báo dựa trên những thông tin của thị trường. Chính vì thế, một trong những thứ mà các bạn cần phải bổ sung gấp đó là khả năng tài chính và kiểm soát được dòng tiền của mình”, anh Tùng khuyên.
Anh Tùng cho rằng có 2 loại kinh doanh có thể giúp các bạn tồn tại được trong giai đoạn này và những giai đoạn sau trong ít nhất 1 hoặc 2 năm tới. Thứ nhất là kinh doanh những loại vật dụng và mặt hàng thiết yếu. Loại hình thứ 2 dành cho những bạn có sẵn chuyên môn, tri thức và khả năng về sư phạm là các mô hình dạy học trực tuyến. Các loại hình giáo dục và tư vấn trực tuyến vẫn đang phát triển và vẫn đạt được doanh số rất cao. Chính vì thế, đây cũng là một mô hình mà các bạn có thể hướng tới.
Đồng quan điểm, chị Hằng khuyên: “Những mô hình liên quan đến sản phẩm thiết yếu, khi nó là nhu cầu cuộc sống thì khả năng chi trả và sức mua của người dùng sẽ tốt hơn. Đây là lĩnh vực mà bạn trẻ khởi nghiệp cần lưu tâm. Hay là những ngành đòi hỏi trực tuyến và công nghệ thì người trẻ lại có nhiều lợi thế và cơ hội để khởi nghiệp”.
Còn anh Trương Thanh Hùng thì chỉ ra: “Dù cho trong điều kiện dịch bệnh, có sự dịch chuyển rõ rệt của những hành vi, thói quen và nhu cầu mới. Tuy nhiên, sức khỏe, giáo dục và giải trí vẫn là những lĩnh vực bền vững để khởi nghiệp. Hãy tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp cụ thể trong chính những than phiền của xã hội về những lĩnh vực này, ở đâu càng xuất hiện nhiều sự không hài lòng của khách hàng ở đó chính là thiên đường cho khởi nghiệp. Sau khi thấy được vấn đề gặp phải của khách hàng, hãy đối chiếu với năng lực cốt lõi của bản thân, xem các bạn có thế mạnh gì trong việc đưa ra giải pháp ưu việt hơn để giải quyết các vấn đề đó không, nếu có thì đó chính là cơ hội khởi nghiệp”.
Khởi nghiệp với máy sấy khô nông sản
Anh Nguyễn Văn Tư, xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình máy sấy Bạch Mã với thu nhập 1 tỷ đồng/năm.
Về quê khởi nghiệp bằng nghề chế tạo máy sấy mang lại cho anh Tư thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: dantri.com.vn
Sản phẩm máy sấy Bạch Mã của anh đang được bán với giá 200-400 triệu đồng/chiếc máy nhỏ, từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/chiếc máy to. Hiện cở sở của anh đang tạo việc làm cho 12 lao động với mức lương từ 9-12 triệu đồng/người/tháng.
Sinh ra trên vùng đất nghèo vùng ven biển, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội anh Tư xin được vào làm tại một Công ty Nhật Bản chuyên về nghiên cứu, nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Đây là loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe con người và mang lại giá trị thương mai cao nên anh đã ấp ủ giấc mơ phát triển sản phẩm trên chính quê hương.
Năm 2014, anh Tư quyết định về quê lập nghiệp và vay vốn người thân trồng nấm đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên thất bại do nấm thành phẩm không thể bán được. Khi kiểm tra lại nguyên nhất thất bại, anh Tư nhận ra rằng, nếu đem phơi, sấy theo cách truyền thống, sấy nhiệt thì sản phẩm sẽ bị biến đổi màu hoặc giảm chất lượng.
Từ đây, anh Tư phát hiện ra công nghệ sấy thăng hoa, sấy ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp có nhiều điểm ưu việt như: giúp sản phẩm và thực phẩm, nguyên liệu dược phẩm giữ được nguyên vẹn hàm lượng chất dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị. Điều này giúp tăng trị giá sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm mang giá trị cao như đông trùng hạ thảo.
Trong khi đó, tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào tự sản xuất được loại máy này, đa số phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí rất cao nên khó có thể tiếp cận được công nghệ sấy. Vì vậy, anh quyết định nghiên cứu làm ra một sản phẩm tương tự, phù hợp với nhu cầu thực tế. Từ đó, mang đến cho nông dân một loại máy giúp sấy khô nông sản nâng cao chất lượng sản xuất.
Năm 2017, anh quyết định chuyển sang khởi nghiệp với mô hình máy sấy Bạch Mã. Anh vận dụng những kiến thức được học từ trong trường đại học cùng với những nguyên lý cơ bản của kỹ thuật sấy thăng hoa và hiểu thêm nhiều tài liệu trên các diễn đàn mạng internet và nhiều đề tài khoa học trong, ngoài nước để tham khảo.
Sau một năm nghiên cứu, cuối cùng anh Tư cũng làm được chiếc máy hoàn chỉnh. Khi sáng tạo ra chiếc máy, nhiều người liên hệ hỏi anh bởi ở Việt Nam nghiên cứu về công nghệ sấy thăng hoa rất ít người thành công.
Khi sử dựng công nghệ mới để sản xuất ra những chiếc máy sấy Bạch Mã, cơ sở của anh đang còn nhỏ lẻ nên anh hợp tác với một số đơn vị tư nhân khác để bán. Sau khi nhận được những phản hồi tích cực của người dùng, anh đã lên ý định thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị của một máy sấy thăng hoa rất cao, dao động từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng nên phải có vốn đầu tư lớn mới thực hiện được.
Hơn nữa, đây là sản phẩm khoa học chưa phổ biến nên việc tìm mua vật tư, linh kiện rất khó; thuê nhân công cũng cần người có chuyên môn, trình độ nhất định, trong khi chi phí xây nhà xưởng, vận chuyển hàng, trả lương nhân công cũng cao. Nhiều lúc anh muốn bỏ cuộc nhưng được người thân động viên anh lại mày mò tìm cách phát triển.
Năm 2019, anh quyết định vay vốn thành lập Công ty TNHH Thiết bị Bạch Mã, anh áp công nghệ sấy thăng hoa vào sản xuất các loại máy sấy Bạch Mã và đây là loại máy có công dụng sấy khô nhanh chóng hoa quả, rau củ quả, hàng nông nghiệp, dược liệu...
Đến nay, cơ sở của anh đã sản xuất được hơn 100 chiếc máy sấy đủ kích cỡ, công suất từ loại bé nhất 5kg/mẻ sấy, loại lớn hơn 100kg/mẻ sấy được xuất ra thị trường và cho hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm máy sấy Bạch Mã với công nghệ sấy thăng hoa của anh được bán tại Hà Nội, Sài Gòn, Thanh Hóa...
Bên cạnh đó, những chiếc máy Bạch Mã này có giá thành chỉ bằng 2/3 so với máy nhập khẩu có cùng công suất cũng như độ bền, nhưng máy có cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn hơn, được đưa vào nhiều hệ thống tự động hóa nên hoàn toàn tự động và dễ vận hành.
Thời gian tới, anh Tư cho biết sẽ đầu tư mở thêm nhiều cơ sở sản xuất, buôn bán máy sấy, đồng thời đầu tư, mở thêm Công ty Chế biến nông sản ở Bình Dương, qua đó tạo được thêm việc làm cho lao động địa phương.
Bà Nguyễn Thị Hảo, Chủ tịch Hội nông dân xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc cho hay, máy sấy Bạch Mã của anh Tư là mô hình mới lạ trên địa bàn, bước đầu đang cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục vận động các nông dân trên địa bàn thực hiện theo mô hình này, qua đó, tìm được hướng đi mới trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Covid-19 ở Việt Nam sáng 9/9: Số ca khỏi bệnh tăng; tiêm mũi 1 Moderna có thể tiêm mũi 2 Pfizer; TP. Hồ Chí Minh cho phép quán ăn uống bán mang đi Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 563.676 ca nhiễm Covid-19, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân. Xét nghiệm nhanh Covid-19 cho người dân Hà Nội. (Nguồn: Báo Nhân dân) Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam: - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 563.676...