Sau ngày 15/9, TP Hồ Chí Minh tiếp tục giãn cách xã hội, chưa áp dụng ‘thẻ xanh’
Theo ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, từ ngày 15/9 đến cuối tháng 9, TP Chí Minh vẫn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16; một số địa bàn tiếp tục duy trì Chỉ thị 16 “cộng” và một số quận, huyện áp dụng Chỉ thị 16 “trừ” hoặc Chỉ thị 15 “cộng”.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh.
Trả lời về kế hoạch giãn cách xã hội của TP Hồ Chí Minh sau ngày 15/9 tại buổi tọa đàm về kiểm soát dịch bệnh COVID-19 phát trên VTV1 tối 12/9, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết: Tinh thần là từ ngày 15/9 đến cuối tháng 9, TP Hồ Chí Minh vẫn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16; một số địa bàn tiếp tục duy trì Chỉ thị 16 “cộng” và một số quận, huyện có tình hình tương đối ổn định như huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi có thể áp dụng Chỉ thị 16 “trừ” hoặc Chỉ thị 15 “cộng”.
Đối với việc cấp “thẻ xanh”, “thẻ vàng” COVID-19, ông Dương Anh Đức cho biết, Thành phố và nhiều tỉnh phía Nam đang nghiên cứu cơ chế cấp “thẻ xanh” hoặc “thẻ vàng” COVID-19 hoặc hình thức tương tự để tạo điều kiện cho một số đối tượng an toàn được mở rộng hơn các hoạt động theo tinh thần “an toàn đến đâu mở rộng đến đó”.
“Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế cùng các lực lượng đang chuẩn bị đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu và hoàn thiện công nghệ thông tin với mục tiêu hướng tới là cả nước sử dụng một công cụ, ứng dụng duy nhất sau khi dữ liệu được đồng bộ. Khi đó, người nào được cấp “thẻ xanh”, “thẻ vàng” hoặc “thẻ đỏ” được cập nhật tự động trên điện thoại di động. Tuy nhiên, không phải ai cũng tiếp cận được công nghệ nên Thành phố sẽ nghĩ thêm cách khác và tham vấn chuyên gia để tạo điều kiện cho người dân đều được hưởng quyền lợi như nhau”, ông Dương Anh Đức nói.
Video đang HOT
Theo ông Dương Anh Đức, Thành phố vẫn đang cân nhắc, khi nào sẵn sàng mới triển khai “thẻ xanh”, “thẻ vàng” COVID-19, bởi một trong những tiêu chí quan trọng để có “thẻ xanh” COVID-19 là người dân đã tiêm 2 mũi vaccine được ít nhất 2 tuần.
Tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh chiều tối 11/9, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, có thể TP Hồ Chí Minh không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ mà cần thêm thời gian, có thể đến hết tháng 9.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Hồ Chí Minh, tính đến ngày 12/9, TP Hồ Chí Minh đã tiêm khoảng 7,8 triệu mũi vaccine; trong đó có trên 1,3 triệu người đã tiêm 2 mũi. Đa số người được tiêm mũi 2 là người lớn tuổi và người có bệnh lý nền, được xếp vào nhóm có nguy cơ cao và hạn chế ra đường, do vậy số người dự kiến nhận được “thẻ xanh” COVID-19 không nhiều nếu áp dụng sớm.
Nỗ lực hoàn thành dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào cuối năm 2021
Theo Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, đến nay tiến độ thi công toàn dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đạt khoảng 80%.
Kiểm tra và chạy thực nghiệm thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: Minh Trí/TTXVN
Cụ thể, trên tuyến chính đã dỡ tải 36/39 km (đạt 92%); nền thượng đắp dày 30cm (K98) tuyến chính đã hoàn thành 36/45 km; bê tông nhựa chặt 19 tuyến chính hoàn thành 14,3/45 km; hỗn hợp đá gia cố nhựa nóng hoàn thành 17/45 km.
Về xây dựng cầu cũng đã cơ bản hoàn thành toàn bộ 39/39 cầu trên tuyến chính; 4/4 cầu vượt nút giao; 3/3 trên tuyến nối và 4/7 cầu vượt; đồng thời, đang thi công và hoàn thiện lan can, lớp phủ mặt cầu, khe co giãn.
Đại diện Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho hay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và giá cả vật liệu biến động mạnh, doanh nghiệp đã chỉ đạo và quán triệt đến tất cả các đơn vị thi công, người lao động tham gia dự án phải tuân thủ và nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Trung ương và địa phương, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ đảm bảo mục tiêu hoàn thành dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào cuối năm 2021.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã chỉ đạo tất cả các đơn vị, cá nhân khi tham gia vào dự án phải tuyệt đối tuân thủ theo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế; những cá nhân và tổ chức không chấp hành nghiêm quy định sẽ được công ty báo cho các cơ quan có thẩm quyền và phải rời khỏi phạm vi dự án.
Ngoài ra, Công ty bố trí nơi ăn, nơi nghỉ cho người lao động theo phương châm "3 tại chỗ"; thực hiện và quán triệt phương châm "1 cung đường 2 điểm đến" đối với tất cả người lao động trong dự án. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ cán bộ, nhân viên tham gia thực hiện dự án (gần 1.500 người) để sớm phát hiện người nhiễm COVID-19. Đến nay, có gần 1.400 người lao động đã được tiêm vaccine (mũi 1) phòng COVID-19. Tuy nhiên, dự án đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể, tỉnh Tiền Giang cũng như hầu hết các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và Tây Nam Bộ vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Đồng thời, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nên việc huy động, vận chuyển nguyên vật liệu, nhân sự, thiết bị thi công tăng cường từ các địa phương khác (Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp....) đến công trường rất khó khăn, gây ảnh hưởng, làm chậm tiến độ thi công.
Đặc biệt, công tác thi công mặt đường (cấp phối đá dăm, bê tông nhựa) bị chậm và có thể phải đình hoãn do các địa phương lân cận như: Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ... đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Việc cung cấp vật tư, thiết bị cho dự án rất chậm trễ và có thể đình hoãn vô thời hạn do các nhà sản xuất, cung cấp vật tư, thiết bị có tâm lý e ngại, lo sợ nhiễm bệnh và tiếp xúc với các nhân sự của dự án.
Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) và điểm cuối giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (nút giao bờ Bắc cầu Mỹ Thuận, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 51,1 km, với tổng mức đầu tư 12.668 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận. Liên danh nhà đầu tư gồm: Công ty cổ phần Đầu tư Cầu đường CII, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng B.M.T.
Phong tỏa toàn TP Bạc Liêu, các huyện, thị còn lại áp dụng Chỉ thị 16 Ngày 23/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký quyết định thực hiện khẩn cấp các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh này kể từ 3h sáng ngày 23/8. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định áp dụng phong tỏa cách ly y tế toàn thành phố Bạc Liêu. Đối với thị xã...