Sau một năm con là sinh viên, mẹ vào học tiến sĩ ở cùng trường
Cô Trần Lan, một y tá với 29 năm kinh nghiệm làm việc ở Chiết Giang ( Trung Quốc), đã được chấp nhận học Tiến sĩ tại ĐH Chiết Giang danh tiếng, một năm sau khi con trai cô thi đậu ngôi trường này.
Sự chăm chỉ, kiên trì và nỗ lực của cô Trần đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên mạng xã hội đại lục.
Cô Trần Lan đã trở nên nổi tiếng sau khi hoàn thành ước mơ cả đời là vào đại học và đang học cùng trường với con trai mình. Ảnh: SCMP composite
Cô Trần Lan đã bắt đầu làm việc tại Bệnh viện Trung ương Kim Hoa ở tỉnh Chiết Giang từ năm 1993, sau khi tốt nghiệp trường y tá. Năm 2002, cô Trần tham gia kỳ thi Cao khảo – kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc – nhưng không đạt được điểm tối thiểu cho mục tiêu vào đại học Y của mình.
Nhưng kể từ đó, cô vẫn khao khát được học đại học và không bỏ cuộc. Trong những năm tiếp theo, cô Trần cố gắng theo học cử nhân, thạc sĩ trong khi làm việc toàn thời gian và đã được bổ nhiệm làm y tá chính của bệnh viên.
5 năm trước, cô Trần tiếp tục đặt mục tiêu theo đuổi học Tiến sĩ về Điều dưỡng tại Trường Y của ĐH Chiết Giang. Tuy nhiên, cô đã trượt ở lần nộp đầu tiên do điểm chuẩn quá cao.
Cô Trần làm việc tại một bệnh viện công ở Chiết Giang sau khi không đủ điểm vào trường đại học mà mình chọn, nhưng không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Ảnh: Baidu
Video đang HOT
Không nản chí, cô Trần đã điều chỉnh chiến lược và đặt ra các mục tiêu cụ thể như đạt điểm 6.0 IELTS và viết các bài báo học thuật đăng trên các tạp chí quốc tế. Cuối cùng, cô đã vượt qua bài kiểm tra và nhận được thư nhập học của ĐH Chiết Giang vào tháng 8 năm nay.
Con trai cô, Đồng Dả Giã, đã được nhận vào Trường CĐ Nông nghiệp và Công nghệ sinh học thuộc ĐH Chiết Giang vào năm ngoái. Anh cho biết mình ngưỡng mộ lòng dũng cảm và sự kiên trì của mẹ mình. “Mẹ con mình hãy cùng nhau cố gắng” – anh Đồng nói.
Cô Trần cho biết cảm thấy thật “thú vị” khi được trở thành “bạn học” của con trai.
“Cả hai mẹ con sẽ học trong khuôn viên của ĐH Triết Giang. Tôi đã bảo với con trai rằng mình sẽ không làm phiền nó” – cô Trần nói đùa.
“Là một người trung tuổi, khả năng ghi nhớ của tôi có thể không tốt bằng những sinh viên khác. Tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, tôi tin rằng mình có thể vượt qua những rào cản này” – cô Trần chia sẻ.
Những hiểu lầm "trời ơi đất hỡi" về các ngành học: Học IT auto biết sửa máy tính, dân Quản trị kinh doanh sau làm Giám đốc!
Những hiểu lầm không đáng có về ngành học này khiến các bạn sinh viên đang theo học chỉ biết lắc đầu cười trừ.
Mùa tuyển sinh Đại học đang rộn ràng hơn bao giờ hết. Thời điểm này, các bạn đang tìm hiểu xem chuyên ngành nào sẽ phù hợp với mình, tính toán xem con đường nào là ngắn nhất dẫn tới một công việc ổn định, song sâu bên trong lại mong muốn có những cánh cửa rộng mở hơn với niềm đam mê của bản thân.
Và bạn biết đó, khi càng hiểu sâu về chuyên ngành đấy sẽ được nghe nhiều hơn về một số định kiến đặt ra mà mọi người hay trêu đùa như:
- Học Marketing ra trường chỉ có đi bán hàng
- Học Nông lâm là để "đi cày ruộng" hay "trồng cây hái quả"
- Học IT thì tự động biết sửa máy tính...
Những suy nghĩ trên nghe có vẻ buồn cười và vô lý nhưng thực sự đó là suy nghĩ trong đầu của rất nhiều người, thậm chí, chuyện hiểu nhầm nghiêm trọng đến nỗi nhiều cụm từ chỉ cần nhắc đến là người ta nghĩ ngay đến ngành nghề đó.
Ngưng ngay suy nghĩ học IT ra auto đều phải biết sửa hết tất cả mọi món đồ trên đời này liên quan đến công nghệ đi mọi người ơi! Bởi IT (Information Technology) ở đây là Công Nghệ Thông Tin, đó là một ngành nghề bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như Developer, IT HelpDesk,...
"Mình học Ngôn ngữ Anh đi đâu với bạn bè cũng được xem là một chiếc Google dịch thứ thiệt vì mọi người đều tưởng mình biết tường tận và nói tiếng Anh như gió" - một sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh chia sẻ.
"Học Luật làm cho người ta khô khan, cứng nhắc, học Luật chắc giỏi cãi lắm" - Đây đều là những lầm tưởng "kinh điển" nhất mà số đông vẫn thường nghĩ đến khi đề cập tới chuyện học Luật
Cụm từ "Quản trị" khiến mọi người lầm tưởng về một vị trí cao cấp hay giám đốc. Tuy nhiên sự thật thì không phải vậy, vì chẳng có doanh nghiệp nào tuyển một sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm vào vị trí quản lý cả đâu quý dị ơi
Với bối cảnh xã hội hiện nay, việc làm trái nghề là chuyện hết sức bình thường. Một người học Sư phạm hoàn toàn có thể trở thành một CEO công ty tài chính nhé!
Điểm chuẩn đầu vào chuyên ngành Marketing cũng 24, 25 điểm mà chỉ biết đi bán hàng thì cũng có hơi sai sai phải không nào?
Dẫu biết là sinh viên Nông nghiệp sẽ phải nghiên cứu về lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp, nhưng có phải cứ học Nông nghiệp là auto đi cày ruộng đâu...
Nếu bạn vẫn lo lắng định kiến của mọi người về những điều này thì hãy nhớ rằng lựa chọn chuyên ngành đại học chỉ là bước đầu trong việc định hướng công việc, tương lai của bạn. Đây cũng có thể coi là một cơ hội để bạn tranh thủ "kiểm tra" lại xem mình có thật sự hứng thú, say mê với ngành hay không. Nếu chưa yêu thích ngành học đến vậy, bạn sẽ sớm nhận ra ngay sau một vài cuộc trò chuyện đầu tiên.
Điều quan trọng nhất là bạn có sự đầu tư công sức và nhiệt huyết vào chuyên môn mà mình có hứng thú và cố gắng phát triển đa dạng các kĩ năng, chẳng còn gì có thể làm khó bạn!
Gỗ An Cường tổ chức cuộc thi thiết kế nội thất Đây là lần thứ hai An Cường tổ chức cuộc thi về thiết kế nội thất cho sinh viên ngành kiến trúc, kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất dưới 30 tuổi. Các thí sinh có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc nhóm không quá 4 người. Ảnh minh họa: Gỗ An CườngGỗ An Cường (ACG) vừa phát động...