Sau lựu pháo CAESAR, Việt Nam sẽ mua pháo phản lực BM-30 Smerch?
Sau khi được bổ sung xe tăng chủ chiến và lựu pháo tự hành hiện đại thì mảnh ghép còn thiếu của Lục quân Việt Nam có lẽ chính là hệ thống pháo phản lực phóng loạt thế hệ mới.
Thời gian gần đây liên tiếp có thông tin về các hợp đồng mua sắm vũ khí, khí tài mới của Lục quân Việt Nam, tiêu biểu như nhận xe đầu kéo chở tăng hạng nặng KZKT-7428 Rusich của Nga hay đặt mua lựu pháo tự hành CAESAR của Pháp.
Những chỉ dấu trên cho thấy Lục quân đã bắt đầu bước vào giai đoạn hiện đại hóa quy mô lớn sau thời kỳ dài phải thu mình, nhường ưu tiên cho Phòng không – Không quân, Thông tin liên lạc hay Tác chiến điện tử.
Sau khi được bổ sung xe tăng chiến đấu chủ lực và lựu pháo tự hành hiện đại thì mảnh ghép còn thiếu của Bộ binh Việt Nam có lẽ chính là hệ thống pháo phản lực phóng loạt thế hệ mới.
Mặc dù trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có một tổ hợp pháo phản lực dẫn đường tầm xa cực kỳ lợi hại là EXTRA, tuy nhiên vũ khí này lại thuộc biên chế của Hải quân.
Bắn thử pháo phản lực dẫn đường EXTRA của Việt Nam
Tính năng của hệ thống EXTRA rất tiên tiến, có thể tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch ở khu đổi tàu, bãi đổ bộ hay các công trình quân sự trọng yếu của đối phương.
Tuy nhiên với đơn giá khoảng 300.000 USD/đạn, EXTRA tỏ ra không thích hợp lắm khi làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho bộ binh trên địa hình mở hay phá hủy công sự, kho đạn, chặn đường giao thông…
Do đó, nếu Việt Nam có ý định trang bị cho Lục quân một hệ thống pháo phản lực phóng loạt thế hệ mới có tầm bắn và uy lực lớn hơn BM-21 Grad thì BM-30 Smerch tỏ ra nhiều ưu thế hơn cả.
Video đang HOT
BM-30 Smerch (Cơn lốc) là pháo phản lực phóng loạt mạnh nhất của Nga hiện nay, được phát triển trong những năm 1970, đến năm 1989 chính thức vào biên chế quân đội Liên Xô, phương Tây biết đến nó lần đầu vào năm 1983 nên đặt mã M1983.
Pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch
Xe bệ phóng 9A52 mang 12 ống phóng rocket cỡ 300 mm đặt trên khung gầm xe tải hạng nặng MAZ-543M (8 x 8), trọng lượng chiến đấu lên tới 43,7 tấn, tốc độ di chuyển tối đa 60 km/h, tầm hoạt động 850 km.
Smerch có thể bắn hết 12 đạn rocket nặng 800 kg, mang đầu đạn 243 kg trong 10 giây, thời gian nạp lại hết 20 phút. Một tiểu đoàn gồm 4 xe phóng với 48 đạn sẽ hủy diệt một khu vực có diện tích 640.000 m2 (hình vuông 800 x 800 m).
Nhờ các cảm biến và máy tính mạnh, đi kèm máy bay trinh sát không người lái R-90 cho phép BM-30 Smerch tự trinh sát, tính toán và dẫn đường đầu đạn.
Hệ thống được trang bị nhiều loại đạn như đạn nổ phá mảnh 9M528, đạn nổ phá mảnh bán xuyên giáp 9M55K5, đạn cháy 9M55S, đạn chùm 9M55K, đạn rải mìn chống tăng 9M55K4 và đặc biệt là đạn chùm chống thiết giáp tự tìm mục tiêu 9M55K1.
Tầm bắn tối thiểu của đạn rocket là 20 km, tối đa 50 km hoặc lên tới 90 km với đạn 9M528, độ sai lệch vào khoảng 150 m. Đơn giá đạn 9M528 là 105.000 USD/quả còn đạn 9M55K là 85.000 USD/quả.
Pháo phản lực BM-30 Smerch khai hỏa
BM-30 có các ưu điểm như tầm bắn xa, uy lực lớn, độ chính xác cao hơn rất nhiều so với người tiền nhiệm BM-21 Grad đang phục vụ trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam và giá thành ở mức chấp nhận được.
Do đó, Smerch đang tỏ ra là ứng viên pháo phản lực phóng loạt thế hệ mới sáng giá nhất cho Lục quân Việt Nam.
Nếu được trang bị kết hợp xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, lựu pháo tự hành CAESAR và hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch, sức mạnh của Lục quân Việt Nam có thể nói sẽ vươn lên đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Theo Trí Thức Trẻ
Siêu pháo phản lực TOS-1 Iraq trút bão lửa vào quân IS
Sau một thời gian huấn luyện, Quân đội Iraq đã bắt đầu triển khai pháo phản lực hạng nặng TOS-1 tấn công phiến quân Hồi giáo IS.
Truyền thông Iraq mới đây đăng tải một số hình ảnh cho thấy dường như Quân đội Iraq đã chính thức đưa vào chiến đấu hệ thống pháo phản lực phóng loạt TOS-1. Trong ảnh, bệ phóng tự hành TOS-1 đang khai hỏa đạn tấn công vào mục tiêu quân IS.
Đây là vũ khí có sức sát thương ghê gớm kể cả với quân địch ẩn núp trong công sự kiên cố. Đáng tiếc, Quân đội Iraq hiện chỉ có 4 hệ thống TOS-1.
TOS-1 (từ viết tắt TOS trong tiếng Nga có nghĩa là "hệ thống phun lửa hạng nặng") là pháo phản lực đa nòng và là vũ khí nhiệt áp được phát triển từ giữa năm 1980 cho nhiệm vụ diệt bộ binh tập trung tại nơi địa hình trống trải. Trong ảnh, binh sĩ Iraq huấn luyện nạp đạn vào xe phóng.
Hệ thống TOS-1 gồm 3 thành phần chính: xe chiến đấu BM-1; xe tiếp đạn TZM và đạn rocket NURS MO.1.01.04 và MO.1.01.04M. Trong ảnh, cần cẩu xe TZM đang giúp binh sĩ đưa bạn vào bệ BM-1.
Hai loại đạn rocket MO.1.01.04 và MO.1.01.04M lần lượt có chiều dài 3,3 và 3,7m; nặng 173kg và 217kg. Một loại lắp đầu nổ nguyên khối trong khi loại còn lại dùng đầu đạn nhiệt áp chuyên sử dụng tấn công phá hủy boongke, công sự phòng ngự kiên cố.
Xe chiến đấu BM-1 dùng khung bệ xe tăng T-72 trang bị giàn phóng 30 nòng cỡ 220mm có thể xoay đổi hướng. Hệ thống có thể bắn hết 30 viên đạn trong 15 giây với tầm bắn từ 400-6.000m (tùy loại đạn), bao phủ lên một khu vực lớn.
Ngoài TOS-1, Không quân Iraq đã triển khai các trực thăng tấn công Mi-35M thực hiện không kích vào quân IS. Trong ảnh, Mi-35M đang nã pháo 23mm 2 nòng vào mục tiêu mặt đất.
Không quân Iraq cũng đã điều động máy bay cường kích Su-25 sau nửa năm tiếp nhân từ Nga, tham gia các cuộc không kích mục tiêu quân IS. Su-25 sẽ đem lại cho Không quân Iraq khả năng hủy diệt không kém gì các tiêm kích F-16 đang mua từ Mỹ. Nó có thể mang tới 4 tấn vũ khí gồm rocket, bom và tên lửa trên 11 giá treo. Đặc biệt Su-25 có khả năng sống sót cao trong tấn công tầm thấp nhờ được bọc giáp một số phần trọng điểm.
Theo Kiến Thức
Quân đội Trung Quốc mua pháo phản lực tầm 300km Quân đội Trung Quốc mua pháo phản lực phóng loạt A300 đạt tầm bắn tới 300km, có thể mang phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật M20. Tạp chí Jane's Defence Weekly dẫn lời quan chức Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Không gian (CASC) cho biết, Quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị mua pháo phản lực phóng...