Sau Luckin Coffee, một công ty khác của Trung Quốc lại bị Mỹ cáo buộc là ‘cú lừa tỷ USD’
SCMP đưa tin, mới đây, công ty điều tra lĩnh vực tài chính Muddy Waters Research đã gọi công ty truyền thông xã hội Joyy của Trung Quốc là là “ cú lừa tỷ USD”
chỉ vài ngày sau khi Baidu thông báo kế hoạch mua lại công ty dịch vụ livestream YY Live của Joyy. Hiện tại, Joyy đang niêm yết trên sàn Nasdaq.
Công ty đầu tư có trụ sở tại Mỹ cho biết 90% doanh thu của YY Live đã bị khai khống. Theo báo cáo công bố hôm 18/11 của Muddy Waters, nhóm “người dùng” trả tiền cho các món quà ảo “gần như hoàn toàn là bot (chương trình chạy các tác vụ tự động hóa) được YY tạo ra hoặc tìm kiếm từ nguồn bên ngoài. Hơn nữa, quà tặng được quảng cáo trên ứng dụng này cũng chỉ là chiêu trò “roundtripping” (sử dụng lại) của những người đứng trước máy quay.
Theo Muddy Waters, các bot có liên kết đến máy chủ của YY, nhưng được “ngụy trang” dưới dạng người dùng trả tiền, chiếm khoảng 1 nửa giá trị của toàn bộ số quà tặng ảo. Công ty này đã nghiên cứu hoạt động kinh doanh của YY trong hơn 1 năm trở lại đây. Ngoài ra, họ cũng cho biết mảng hẹn hò trực tuyến của YY và Bigo Live cũng giả mạo kết quả kinh doanh.
Báo cáo này cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng hoạt động kinh doanh trong các mảng của YY chỉ bằng một phần nhỏ so với những gì mà họ báo cáo. Những con số về doanh thu, số liệu người dùng và số dư tiền mặt được công bố cũng chủ yếu là khai khống.”
Video đang HOT
Phản hồi về những cáo buộc của Muddy Waters, Joyy cho biết họ không biết gì về mảng live-streaming và hệ sinh thái này. Người phát ngôn của công ty khẳng định: “Báo cáo này có lỗi về logic và không rõ ràng, số liệu lộn xộn, vội vàng trong việc đánh giá.”
Hơn nữa, Joy cũng chỉ ra chương trình trả cổ tức trị giá 300 triệu USD mà công ty này đã công bố hồi tháng 8, là bằng chứng cho thấy họ có thể tạo ra tiền mặt thực, bao gồm 25 triệu USD đã được trả trong quý III vừa qua.
Hôm 16/11, Baidu đã công bố kế hoạch mua lại YY với 3,6 tỷ USD để “có sở hữu kinh nghiệm hoạt động và nền tảng đối với các phương tiện truyền thông xã hội trên video ở quy mô lớn.” Thương vụ này cũng bao gồm cả ứng dụng YY cho thiết bị di động và trang web YY.com.
Muddy Waters cho biết thương vụ mua lại YY của Baidu sẽ là một phép thử xem liệu chỉ một số doanh nghiệp Trung Quốc có vấn đề, hay tình trạng không ngừng gian lận, khai khống và thờ ơ với luật pháp Mỹ đã quá phổ biến, ngay cả đối với những công ty niêm yết lớn nhất của họ.
Trước khi những cáo buộc gian lận được đưa ra, nhiều nhà phân tích cho biết thương vụ của Baidu – dự kiến sẽ hoàn thành vào nửa đầu năm 2021, sẽ giúp Joyy “tấn công” các thị trường nước ngoài. Nhà phân tích Vey-Sern Ling của Bloomberg Intelligence cho biết: “Joyy có thể thay đổi thành một công ty video xã hội toàn cầu nhờ việc bán mảng live-streaming YY Live cho Baidu.”
Trong khi đó, một số nhà phân tích khác lại có quan điểm bi quan hơn. Chuyên gia về công nghệ Zhang Dingding nhận định: “Đây có thể là một thương vụ thất bại, khi Baidu đã có mảng live-streaming của riêng mình. Dẫu vậy, hiện tại, họ đang mua lại mảng này của Joyy – một sản phẩm đang trên đà sa sút.”
Joyy được thành lập vào năm 2005, tại Quảng Châu. Theo giới thiệu trên trang web của họ, công ty này cung cấp các sản phẩm cho phép người dùng tương tác trực tuyến với nhau, mang đến “trải nghiệm giải trí sống động” cho người dùng. Các sản phẩm của Joyy bao gồm YY Live, Bigo Live, Likee, imo và Hago.
Hôm 16/11, Joyy công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III, với doanh thu đạt 925,9 triệu USD, tăng 36% so với cùng ý năm trước, được thúc đẩy nhờ đà tăng trưởng của thị trường live-streaming nước ngoài của Bigo. Trong khi đó, lợi nhuận đạt 339,2 triệu USD, tăng 9,42 triệu USD so với năm trước, nhờ bán 30 triệu cổ phiếu của công ty live-streaming mảng game của Huya cho Tencent với 10 triệu USD.
Ngoài ra, Joyy cho biết số người dùng trả tiền đã giảm 4,7% so với năm ngoái, xuống 4,1 triệu người do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Công ty này cũng được cho là đang cân nhắc việc niêm yết thứ cấp tại Hồng Kông vào năm tới, dự kiến huy động từ 500 triệu đến 1 tỷ USD.
Qualcomm được bán chip 4G cho Huawei
Qualcomm được chính phủ Mỹ giảm bớt một số hạn chế trong việc giao thương với Huawei, trong đó có việc bán chip di động.
"Chúng tôi đã được cấp phép cho một số sản phẩm, trong đó có những sản phẩm 4G", người phát ngôn của Qualcomm chia sẻ với Reuters . Người đại diện từ chối bình luận về các sản phẩm 4G cụ thể mà Qualcomm có thể bán cho Huawei, chỉ hé lộ chúng có liên quan đến thiết bị di động. Ngoài ra, Qualcomm cũng đang chờ chính phủ Mỹ xem xét một số đơn xin cấp phép khác.
Tương lai về hợp tác của hai bên sau giấy phép này vẫn là dấu hỏi lớn. Trước đây, Huawei chỉ là một đối tác nhỏ của Qualcomm. "Huawei thường dùng chip do chính họ thiết kế cho những sản phẩm chủ lực, còn chip Qualcomm chỉ được dùng trong những sản phẩm giá rẻ hơn của hãng", trang SCMP viết.
Tuy nhiên, sau lệnh hạn chế thương mại của chính phủ Mỹ hồi tháng 9, Huawei không thể làm ăn với các đối tác cung cấp chip quen thuộc. 38 chi nhánh của Huawei cũng bị đưa vào "danh sách thực thể", khiến công ty này không thể tiếp cận công nghệ chip, ngay cả qua các bên thứ ba. Bất cứ công ty nào sử dụng các công nghệ và phần mềm của Mỹ trong việc làm chip, đều sẽ phải xin giấy phép nếu muốn bán hàng cho Huawei.
Huawei được cho là sắp hết nguồn chip dự trữ. Ảnh: Bloomberg
Theo dự báo từ các nhà phân tích, kho dự trữ chip của Huawei có thể cạn kiệt vào đầu năm sau, làm tê liệt hoạt động kinh doanh smartphone của hãng. Tuy nhiên, giấy phép mà Qualcomm vừa có cũng không mang lại các tác động lớn. "Giấy phép này sẽ chỉ mang lại hiệu quả hạn chế do chỉ cho phép bán chip 4G, trong khi người tiêu dùng hiện nay đã chuyển sang dùng thiết bị 5G nhiều hơn", nhà phân tích Stacy Rasgon của công ty nghiên cứu Bernstein nhận định.
Huawei và cơ quan cấp phép là Bộ Thương mại Mỹ hiện chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Hôm 23/9, phát ngôn viên của Intel cho biết, hãng này đã được chính phủ Mỹ cấp giấy phép giao dịch với Huawei, nhờ đó có thể bán cho công ty Trung Quốc này một số sản phẩm nhất định. Tuy nhiên, đại diện Intel không tiết lộ cụ thể những sản phẩm này là gì.
Tháng 5/2019, Huawei bị liệt vào "Danh sách thực thể" của Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ muốn mua hay bán sản phẩm và công nghệ cho Huawei, buộc phải có sự cho phép đặc biệt từ chính phủ Mỹ.
Chính quyền Trump lập luận rằng Huawei đe dọa an ninh quốc gia và có thể cung cấp dữ liệu của công dân Mỹ cho chính phủ Trung Quốc. Huawei phủ nhận điều này và biện minh rằng hãng rơi vào tầm ngắm của Mỹ chỉ vì lý do địa chính trị, thay vì những quan ngại về quyền riêng tư hay bảo mật.
'Thành phố iPhone' ô nhiễm vì sản xuất iPhone 12 Trịnh Châu, Thâm Quyến, Thành Đô là nơi có chất lượng không khí gần đây suy giảm, nguyên nhân có thể do các nhà máy đẩy mạnh sản xuất iPhone 12. Theo báo cáo của Morgan Stanley, việc sản xuất công nghiệp tại thành phố Trịnh Châu đã tăng mạnh từ tháng 9, khiến chất lượng không khí giảm xuống dưới mức cho...