Sau lệnh cấm dạy thêm, Trung Quốc truy quét các kỳ thi tuyển sinh bất hợp pháp
Mới đây, cảnh sát phía tây Trung Quốc đã đột kích một điểm thi tuyển bất hợp pháp vào ngôi trường hàng đầu nước này.
Giới chức Trung Quốc đã truy quét một cuộc thi tuyển sinh bất hợp pháp vào một ngôi trường “top” đầu. Ảnh: sina.com
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hôm 4/12, tổng cộng 45 học sinh ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, đã tham gia một kỳ thi tuyển sinh để tranh suất học tại ngôi trường hàng đầu ở thành phố Thành Đô. Tuy nhiên, kỳ thi này đã buộc phải dừng lại sau khi cảnh sát đột kích vào địa điểm diễn ra kỳ thi.
Kể từ năm ngoái, nhiều chính quyền địa phương Trung Quốc đã ban hành chính sách thay thế kỳ thi tuyển sinh bằng hình thức chọn lọc ngẫu nhiên để tuyển học sinh vào các ngôi trường từ lớp 1 đến lớp 9. Động thái này được hy vọng sẽ giúp giảm bớt sự cạnh tranh gay gắt cho các trường “top” đầu ở quốc gia này.
Video đang HOT
Theo Văn phòng Giáo dục thành phố Thành Đô, mỗi học sinh sẽ phải trả 400 nhân dân tệ (1,4 triệu đồng) để tham dự kỳ thi tuyển sinh này. Sau đó, nếu trúng tuyển, các em sẽ phải chi thêm 9.000 nhân dân tệ (32,5 triệu đồng) để học tập tại đây.
Cơ quan này cho biết cảnh sát vẫn đang điều tra người đứng sau kỳ thi này. Cuộc đột kích diễn ra sau khi giới chức nhận được thông tin từ người giấu tên cho biết “một tổ chức dạy thêm” đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh này. Một phụ nữ có mặt tại hiện trường, là giám thị của cuộc thi, khẳng định cô không biết người đứng sau kỳ thi tuyển sinh này là ai và đây chỉ là công việc phụ của cô.
Văn phòng Giáo dục thành phố Thành Đô cũng kêu gọi các bậc phụ huynh “không khoan nhượng” với các kỳ thi tuyển sinh bất hợp pháp, trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực giảm bớt gánh nặng học tập quá mức đặt lên vai học sinh ở một đất nước có hệ thống giáo dục vô cùng cạnh tranh.
Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, từ năm ngoái, các trường công lập và tư thục theo chương trình giáo dục bắt buộc trên khắp đất nước sẽ triển khai quy trình tuyển sinh đồng thời. Trong đó, các trường tư thục sẽ lựa chọn học sinh thông qua một hệ thống máy tính ngẫu nhiên nếu nhận được nhiều đơn đăng ký hơn chỉ tiêu.
Theo nhận định của ông Xiong Bingqi, Phó Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21: “Điều này có nghĩa là bất kỳ ngôi trường nào, dù là công lập hay tư thục, đều không được lựa chọn học sinh theo bất kỳ hình thức nào. Vì vậy, bất kỳ cuộc phỏng vấn hay kỳ thi tuyển sinh nào cũng đều được coi là bất hợp pháp”.
Quy định này được đưa ra sau khi Chính phủ Trung Quốc áp đặt các biện pháp cứng rắn hơn trong lĩnh vực giáo dục. Hồi tháng 8, nước này đã cấm tất cả các hoạt động dạy thêm thu lợi nhuận và bắt đầu giám sát chặt chẽ lượng bài tập về nhà của học sinh.
Ông Xiong tin rằng người báo cáo việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh bất hợp pháp ở Thành Đô với cơ quan chức năng là một phụ huynh. Ông cho biết đây là bằng chứng cho thấy mâu thuẫn mới đang phát triển giữa những phụ huynh ủng hộ và những người không ủng hộ cải cách giáo dục.
“Theo hệ thống đánh giá học sinh chỉ dựa trên điểm số, rất ít phụ huynh có thể can đảm giảm bớt khối lượng bài tập của con mình. Họ sẽ thể hiện sự ủng hộ cải cách khi con cái họ không bị ảnh hưởng bởi điểm số. Nhưng nếu vẫn đánh giá học sinh dựa trên điểm số, nhiều người chắc chắn vẫn sẽ không ủng hộ việc cải cách”, ông nói.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...