Sáu lần giả danh cán bộ Văn phòng Chính phủ
Nguyễn Trung Kiên nói dối có chức vụ cao, hứa hẹn mua giúp nhà giá rẻ, chạy dự án, xin việc, để lừa chiếm đoạt 7,2 tỷ đồng của 6 bị hại ở khắp 3 miền.
Sáng 13/7, bị cáo Kiên, 37 tuổi, bị TAND Hà Nội tuyên phạt 16 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản , theo điểm a, khoản 4, điều 174 Bộ luật Hình sự và phải bồi thường toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính.
Cáo trạng xác định, Kiên không có nghề nghiệp song nhiều lần “đóng vai” cán bộ Văn phòng chính phủ và trưởng phòng phía Nam của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, nói dối có các mối quan hệ cấp cao khi thực hiện 6 vụ lừa đảo trong 2 năm, từ 2017 đến 2019.
Bị cáo Nguyễn Trung Kiên. Ảnh: Danh Lam
Vụ thứ nhất, tháng 9/2019, Kiên nhận mua nhà giá rẻ giúp một phụ nữ ở Hà Nội, hứa hẹn có nhà sau 10 ngày, sau đó chiếm đoạt 800 triệu đồng đặt cọc. Tháng 3/2019, Kiên nói có khả năng “đưa” một mảnh đất của nữ bị hại khác người Lào Cai ra khỏi diện quy hoạch để chị này có thể xây khách sạn. Bị cáo sau đó nhận 1,65 tỷ đồng để đi “quan hệ” song không làm gì.
Vụ thứ 3, năm 2017, Kiên lừa 250 triệu đồng của một bị hại ở Hải Dương khi hứa xin cho người này vào làm việc tại Cảng hàng không Nội Bài. Tháng 1/2019, Kiên tiếp tục chiếm đoạt 1,23 tỷ đồng khi hứa giúp mua tro bay, xỉ than của Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng cho một nữ bị hại ở Điện Biên.
Giữa năm 2019, Kiên nhận 1,15 tỷ đồng để “chạy” cho công ty xây dựng của bị hại người Đăk Lăk trúng gói thầu cải tạo đường bộ. Vụ thứ sáu, khoảng cuối năm 2019, Kiên nhận 1,9 tỷ đồng của một nữ bị hại người Hà Nội để mua đất xây trường dạy nghề song cũng chiếm đoạt toàn bộ.
Video đang HOT
Tháng 2/2020, Kiên bị bắt sau khi nhiều bị hại đồng loạt gửi đơn tố cáo.
Tại phiên xét xử hôm nay, Kiên nhanh chóng thừa nhận hành vi bị truy tố, cúi đầu xin lỗi các bị hại. Trả lời về số tiền hơn 7 tỷ đồng, được HĐXX nhận định “quá nhiều để tiêu hết trong chưa đầy một năm”, bị cáo nói đã đem trả nợ hết.
“Bị cáo nợ nhiều tiền quá thì sẽ lừa người vô tội để trả chứ không làm lụng gì à? Ở đâu ra logic đó?”, chủ toạ nghiêm khắc chất vấn, song bị cáo im lặng.
Trong lời sau cùng, Kiên mong hưởng án nhẹ để tiếp tục lao động và bồi thường cho các bị hại. Sáu bị hại mới được hoàn trả tổng 1,22 tỷ đồng, đề nghị xử bị cáo mức án nghiêm khắc.
Cơ quan điều tra xác minh, các cơ quan được Kiên đề cập trong các vụ lừa đảo, gồm UBND huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, UBND huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk, Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng, Cảng hàng không Nội Bài và Văn phòng Chính phủ, đều cho biết chưa từng làm việc, giao dịch hay có nhân viên nào như lý lịch bị cáo.
Hà Nội: Lộ diện ổ nhóm lừa bán lan đột biến giả, chiếm đoạt tiền tỷ
Các đối tượng dựng "kịch bản" mua lan "cỏ" rồi giả làm lan đột biến để bán cho khách, chiếm đoạt hơn một tỷ đồng.
Ngày 5/7, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Quách Văn Hải (SN 1992) và Trịnh Hải Nam (SN 2002, đều trú tại huyện Yên Thủy, Hòa Bình) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Quách Văn Hải và Trịnh Hải Nam được xác định là 2 đối tượng trong ổ nhóm lừa đảo, chuyên mua những loại hoa lan "cỏ" rồi giả làm lan đột biến để bán cho khách, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Đối tượng Quách Văn Hải.
Ngoài ra, cơ quan điều tra đang truy bắt đồng phạm của Nam và Hải là Đỗ Văn Chung (SN 1987), Nguyễn Anh Thái (SN 1997), Trần Hữu Sỹ (SN 1987) và Trần Thắng Xuất (SN 1992), cùng trú tại Yên Thủy, Hòa Bình.
Theo điều tra ban đầu, các đối tượng trong ổ nhóm này đều sinh ra và lớn lên tại huyện Yên Thủy (Hòa Bình), địa phương có nhiều người trồng và buôn bán các loại cây hoa lan, trong đó có lan đột biến gen. Do vậy, các đối tượng đều có kiến thức và am hiểu về một số loại cây hoa lan.
Qua tìm hiểu trên mạng xã hội facebook, nhận thấy nhiều người sưu tầm, chơi và kinh doanh lan đột biến, các đối tượng đã bàn bạc, rủ nhau lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc mua bán hoa lan đột biến gen giả.
Trịnh Hải Nam tạo tài khoản trên facebook, sau đó làm tăng lượt tương tác, sự uy tín của tài khoản đó để đăng bài viết rao bán các loại cây lan và nhắn tin trao đổi với người mua về số lượng cây, loại cây lan muốn mua.
Khi có khách mua cây, Trần Hữu Sỹ sẽ nói chuyện điện thoại với khách; Đỗ Văn Chung và Nguyễn Anh Thái tìm thuê nhà để dựng vườn trồng lan; còn Trần Thắng Xuất chuẩn bị và cung cấp cây lan phi điệp thường để lừa bán.
Nếu người mua muốn gặp trực tiếp và đến vườn để mua bán thì Hải, Chung và Thái sẽ gặp trực tiếp để lừa bán cây lan đột biến gen giả cho người mua (tùy theo người mua là khách của ai thì đối tượng đó tiếp và thực hiện việc mua bán). Khi giao dịch thành công, các đối tượng sẽ cùng nhau ăn chia số tiền chiếm đoạt được.
Đối tượng Trịnh Hải Nam.
Tháng 10/2020, Nam tạo tài khoản facebook "Nguyễn Duy Mạnh", sau đó dùng tài khoản này tham gia vào các hội nhóm về lan đột biến gen và kết bạn với những tài khoản đăng bài viết mua, bán lan đột biến trên mạng xã hội.
Nam tìm kiếm trên mạng internet rồi tải xuống những hình ảnh mặt hoa của các loại cây lan đột biến gen, sau đó sử dụng những hình ảnh đó để đăng tải lên trang cá nhân của facebook ảo để người xem tin tưởng tài khoản "Nguyễn Duy Mạnh" có lan đột biến gen và những người xem sẽ tin, mua lan.
Sau khi có người nhắn tin để hỏi mua lan, Nam nhắn các số điện thoại để người mua liên hệ. Để không cho những người mua lan đột biến biết thông tin liên quan đến nhân thân của mình, Sỹ bảo Nam chuẩn bị tài khoản ngân hàng của người khác để nhận tiền mua bán cây.
Kết quả điều tra ban đầu xác định, trong thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, các đối tượng đã lừa bán 38 cây lan đột biến gen giả cho 7 bị hại, chiếm đoạt hơn 1,4 tỷ đồng.
Hiện cơ quan công an đang truy bắt các đối tượng còn lại trong ổ nhóm lừa đảo này.
Giám đốc lấy đất công viên bán cho nhiều người Nguyễn Chí Uy, Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà Nha Trang cùng cấp dưới lấy đất quy hoạch công viên bán cho nhiều người, chiếm đoạt gần 28 tỷ đồng. Với sai phạm này, Nguyễn Chí Uy, 45 tuổi; Đào Trung Dũng (44 tuổi, cựu Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Sông Đà Nha Trang) bị VKSND tỉnh Khánh Hòa...