Sau lạm phát cao và đồng euro suy yếu, tới lượt nắng nóng khiến kinh tế châu Âu lao đao

Theo dõi VGT trên

Ông Carsten Brzeski, một nhà kinh tế hàng đầu tại Ngân hàng Hà Lan ING, cho biết nắng nóng nằm trong danh sách dài các yếu tố có thể đẩy nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái.

Theo kênh CNN, mức lạm phát ở châu Âu đang cao kỷ lục và ngày càng trầm trọng hơn do xung đột ở Ukraine. Đồng euro yếu đang khiến các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải trả nhiều t.iền hơn. Italy, nền kinh tế lớn thứ ba của Liên minh châu Âu, đang bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng chính trị.

Tuy nhiên, ông Brzeski cũng đặc biệt chú ý tới diễn biến thời tiết khắc nghiệt. Một mùa hè khô hanh và nắng nóng gay gắt đang làm đau đầu các doanh nghiệp trên khắp châu Âu, ảnh hưởng tới sản lượng kinh tế tại thời điểm khó khăn.

Sau lạm phát cao và đồng euro suy yếu, tới lượt nắng nóng khiến kinh tế châu Âu lao đao - Hình 1
Sông Rhine có mực nước thấp trong đợt nắng nóng vào ngày 18/7 ở Cologne, Đức. Ảnh: Getty Images

Mực nước sông Rhine của Đức (dòng sông có vai trò rất quan trọng trong vận chuyển hóa chất, than và ngũ cốc) thấp đến mức hoạt động vận chuyển bị gián đoạn, có nguy cơ làm xáo trộn chuỗi cung ứng hơn nữa.

Theo dữ liệu từ Viện Thủy văn Liên bang Đức, lưu lượng nước tại trạm Kaub, nằm ở phía tây Frankfurt, chỉ ở mức 45% mức trung bình vào thời điểm này trong năm. Cơ quan này cho rằng điều đó đã tạo ra khó khăn thường xuyên cho các con tàu và dự báo cho đến cuối tháng 8, mực nước mới phục hồi.

Ông Eric Heymann, một nhà phân tích tại ngân hàng Deutsche Bank của Đức, nói: “Đó là một yếu tố xáo trộn nữa đối với chuỗi cung ứng và là một yếu tố rủi ro đối với quá trình cung cấp điện”.

Những lo ngại về sông Rhine có thể đè nặng lên lĩnh vực sản xuất cực kỳ quan trọng của Đức, như hồi dòng sông quá khô cạn vào năm 2018. Các nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới Kiel phát hiện ra rằng trong một tháng có 30 ngày mực nước sông thấp thì sản lượng công nghiệp của nước này giảm khoảng 1 %.

Trong khi đó, tại Pháp, nhiệt độ nước rất ấm cũng gây khó khăn hơn cho hoạt động của các nhà máy điện trong đất liền vì các nhà máy dựa vào các con sông để làm mát. Tại Pháp, tập đoàn EDF cho biết ngày 23/7 rằng ba lò phản ứng đang hoạt động với công suất thấp hơn do nhiệt độ nước các con sông gần đó cao hơn. Sản lượng thủy điện ở châu Âu dự kiến ​​cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ở miền bắc Italy, nông dân đang vất vả với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm, ảnh hưởng đến sản xuất các loại cây trồng.

Sau lạm phát cao và đồng euro suy yếu, tới lượt nắng nóng khiến kinh tế châu Âu lao đao - Hình 2
Nông nghiệp ở Italy bị ảnh hưởng vì hạn hán. Ảnh: Getty Images

Ông Marco Alverà, cựu Giám đốc điều hành công ty cơ sở hạ tầng năng lượng Snam của Italy, cho biết: “Tình hình rất lộn xộn”.

Video đang HOT

Ông lo ngại rằng tiêu thụ điện năng cao trong mùa hè này khi các hộ gia đình và doanh nghiệp sử dụng máy điều hòa nhiệt độ có thể làm giảm nguồn cung cấp cần được để dành cho mùa đông. Châu Âu đang dự trữ nhiên liệu trong trường hợp Nga cắt giảm khí đốt tự nhiên.

Nắng nóng cũng đang ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp Italy, nơi con sông Po dài 643km đang có mực nước thấp kỷ lục do hạn hán tàn khốc. Con sông này cắt qua vùng trung tâm của Italy, nơi sản xuất 30% lượng lương thực của nước này.

Những vấn đề liên quan đến khí hậu nói trên có thể làm tăng lạm phát khi châu Âu phải chật vật đối phó với giá thực phẩm và nhiên liệu tăng. Lạm phát ở 19 quốc gia sử dụng đồng euro đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 8,6% vào tháng 6, buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tăng lãi suất để can thiệp mạnh mẽ.

Nhưng năng lực hành động của ECB có thể bị hạn chế khi hoạt động kinh tế suy giảm. Khu vực đồng euro có ​​sản lượng kinh tế giảm trong tháng 7.

Ông Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết điều đó có nghĩa là nền kinh tế khu vực đồng euro có thể sẽ giảm trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa thu và mùa đông có thể còn khó khăn hơn.

Sau lạm phát cao và đồng euro suy yếu, tới lượt nắng nóng khiến kinh tế châu Âu lao đao - Hình 3
Lòng sông khô cạn do hạn hán tại Occhiobello, Italy, ngày 5/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ở châu Âu, chi phí cho mùa đông, mùa xuân ít mưa và mùa hè nóng gay gắt đang chồng chất.

Từ năm 1980 đến năm 2020, các quốc gia trong Khu vực Kinh tế châu Âu ước tính đã thiệt hại từ 450 tỷ euro đến 520 tỷ euro do các sự kiện liên quan đến thời tiết và khí hậu. Chi phí có thể tăng lên trong những năm tới.

Châu Âu đang trở thành điểm nắng nóng khắc nghiệt. Ông Tom Burke, người đồng sáng lập tổ chức nghiên cứu về biến đổi khí hậu E3G, cho biết điều đó cũng sẽ có tác động đến du lịch của các khu vực có nhiệt độ cao ở châu Âu, tác động tới năng suất của người lao động trong những thời kỳ đặc biệt khắc nghiệt.

Thế giới tuần qua: Châu Âu phá kỷ lục về nắng nóng; Nga-Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc

Hai sự kiện nổi bật của thế giới tuần qua chính là tình trạng nắng nóng cực đoan ở châu Âu cũng như tia hy vọng sau khi Nga và Ukraine ký thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc.

Thế giới tuần qua: Châu Âu phá kỷ lục về nắng nóng; Nga-Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc - Hình 1
Một người phụ nữ che ô tránh nắng tại Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: AP

Sóng nhiệt thiêu đốt châu Âu

Châu Âu đang trải qua đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong lịch sử, với mức nhiệt lập kỷ lục ở một số quốc gia. Tình trạng nhiệt độ trên 40 độ C kéo dài vài ngày qua đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều triệu người cũng như bùng phát vô số đám cháy dữ dội.

Các chuyên gia cho biết biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra đợt nắng nóng mới nhất ở châu Âu, đồng thời lưu ý rằng hình thái thời tiết cực đoan này sẽ còn tồi tệ hơn trong những năm tới.

Thế giới tuần qua: Châu Âu phá kỷ lục về nắng nóng; Nga-Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc - Hình 2
Người dân tìm đến bể bơi để giải nhiệt ở London, Anh. Ảnh: AFP

Là một trong số những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng của sóng nhiệt này, tuần qua, nước Anh đã chứng kiến hoạt động du lịch, chăm sóc sức khỏe và trường học đã bị gián đoạn vì trời quá nóng bức. Văn phòng Khí tượng của Anh ngày 20/7 đã công bố mức nhiệt 40,2 độ C tại tại sân bay Heathrow - nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở đất nước ôn đới này. Kỷ lục trước đây là 38,7 C được thiết lập vào năm 2019.

Hệ thống đường sắt ở Anh đã yêu cầu các đoàn tàu tạm dừng hoặc chạy ở tốc độ thấp do lo ngại đường ray có thể bị cong vênh. Sân bay Luton ở thủ đô London đã tạm thời đóng cửa vì đường băng bị tan chảy dưới nhiệt độ cao.

Tại Tây Ban Nha, Bộ Y tế nước này hôm 20/7 thông báo đã có 679 người đã t.hiệt m.ạng trong 8 ngày đầu tiên (10-17/7) của đợt nắng nóng. Đây là đợt nắng nóng thứ hai xảy ra trên toàn quốc trong năm nay. Sóng nhiệt trước đó kéo dài từ ngày 11-17/6 đã khiến 829 người t.hiệt m.ạng. Nắng nóng và thời tiết khô hạn cũng đã tạo ra điều kiện lý tưởng cho các đám cháy rừng bùng phát ở Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha, khiến ngọn lửa xâm chiếm nhà cửa, đường xá và xe cộ, buộc hàng nghìn người phải sơ tán.

Thế giới tuần qua: Châu Âu phá kỷ lục về nắng nóng; Nga-Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc - Hình 3
Một người dân nỗ lực dập tắt đám cháy rừng ở Tabara, Tây Ban Nha. Ảnh: AP

Trong tuần qua, các địa phương trên khắp nước Pháp đã phá vỡ hơn 100 kỷ lục về nhiệt độ mọi thời đại. Thế nhưng, trong khi nhu cầu năng lượng đang tăng vọt, thời tiết nóng bức đã buộc Pháp phải cắt giảm sản lượng điện hạt nhân vì những con sông được sử dụng để làm mát các nhà máy điện đã trở nên quá nóng. Vài ngày gần đây, Dune de Pilat - điểm du lịch nổi tiếng ở bờ biển phía Tây của Pháp - bị bao phủ bởi khói đặc với những chiếc máy bay cứu hỏa lượn vù vù trên đầu. Hơn 30.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa để tránh các đám cháy rừng. Và các nhà khí tượng đã cảnh báo một "ngày tận thế nóng nực" sẽ xảy ra ở Pháp.

Thế giới tuần qua: Châu Âu phá kỷ lục về nắng nóng; Nga-Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc - Hình 4
Người dân đi bơi dưới màn khói đen dày đặc từ cháy rừng gây ra tại Dune du Pilat. Ảnh: AP

Ở Đan Mạch, nhiệt độ ngày 20/7 ghi nhận là 35,6 độ C - mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng 7. Cơ quan khí tượng nước này cảnh báo rằng Đan Mạch đang tiến gần đến ngưỡng nhiệt độ cao nhất mọi thời đại. Kỷ lục về nhiệt độ cao ở Đan Mạch là 36,4 độ C được ghi nhận vào tháng 8/1975.

Tại Đức, quốc gia khác đang hứng chịu cái nóng thiêu đốt ở châu Âu, dự kiến nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C ở khu vực phía Tây. Mùa hè quá nóng nực cho đến nay đã làm dấy lên lo ngại về hạn hán, khi Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Đức cảnh báo ngành sản xuất lương thực có thể gặp phải những thiệt hại lớn.

Tuy nhiên, ngưỡng 40 độ C là bình thường tại nhiều khu vực trên thế giới, nhưng tại sao lại gây báo động ở châu Âu? Theo bà Mariam Zachariah, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Hoàng gia London, nhiều thành phố châu Âu không được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao quá 25 độ C, cũng như không có cơ sở hạ tầng phù hợp giữ giúp người dân làm mát. (Xem video người dân Paris giải nhiệt vào những ngày nóng kỷ lục. Nguồn: Al Jazeera)

Vấn đề trên đặc biệt nghiêm trọng ở Bắc Âu, nơi hầu hết các ngôi nhà được xây dựng để giữ nhiệt nhằm giúp người dân chống chọi tốt hơn với cái lạnh, khiến nhiệt độ trong nhà tăng cao trong đợt nắng nóng. Khí hậu ôn hòa của châu Âu đồng nghĩa với việc nhiều gia đình và doanh nghiệp không trang bị điều hòa không khí. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, dưới 5% các ngôi nhà trên khắp châu Âu có điều hòa nhiệt độ.

Và so với những người sống ở vùng có khí hậu ấm hơn, bản thân người dân châu Âu có ít khả năng chịu đựng nhiệt độ cao. Những yếu tố kể trên là lý do tại sao các đợt nắng nóng thường nguy hiểm hơn ở những vùng khí hậu mát mẻ hơn. Trên thực tế, châu Âu cũng có tỷ lệ đô thị hóa cao. Khoảng 72 phần trăm cư dân Liên minh châu Âu (EU) sống ở các thành phố, thị trấn và vùng ngoại ô. Bê tông, kính và thép của môi trường đô thị và sự thiếu hụt không gian xanh đã biến các thành phố này trở thành những hòn đảo nhiệt nóng bức hơn môi trường xung quanh.

Nga - Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc

Ngày 22/7, Nga và Ukraine đã ký thỏa thuận do Liên hợp quốc hậu thuẫn để nối lại hoạt đọng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.

Thỏa thuận mang tính bước ngoặt trên đã được ký tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ có hiệu lực trong vài tuần tới. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chứng kiến các quan chức Nga và Ukraine ký các văn kiện.

Thế giới tuần qua: Châu Âu phá kỷ lục về nắng nóng; Nga-Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc - Hình 5
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (hàng trước, bên trái) và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (hàng trên, bên phải) chứng kiến lễ ký thỏa thuận ngày 22/7. Ảnh: AFP

Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và sau khi xung đột nổ ra từ cuối tháng 2, các lực lượng Nga đã phong tỏa Biển Đen, nơi có các hầm chứa ngũ cốc tại nhiều cảng quan trọng của Ukraine, khiến hàng triệu tấn lúa mì bị mắc kẹt. Đây là yếu tố gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa trên toàn cầu và đẩy giá lương thực lên cao.

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc này có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu. Đây cũng là thỏa thuận lớn đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Mặc dù chi tiết của thỏa thuận hiện chưa được công bố, nhưng giới quan sát cho rằng nó sẽ cho phép tàu chở hàng của Ukraine đi qua những hành lang an toàn. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kiểm tra các lô hàng để loại trừ bất kỳ hành vi buôn lậu vũ khí nào.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tin rằng bước tiến trên sẽ khiến hàng tỷ người không phải đối mặt với nạn đói. Ông bày tỏ hy vọng thỏa thuận này sẽ là một bước ngoặt trong khủng hoảng hiện nay, đồng thời kêu gọi hai bên chấm dứt xung đột. Trong khi đó, người đứng đầu Liên hợp quốc Guterres khẳng định thỏa thuận này đã mở ra có một "ngọn hải đăng trên Biển Đen" thắp lên tia sáng của hy vọng.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Kiev là nhà sản xuất bột mì, dầu ăn và hạt hướng dương hàng đầu thế giới, cũng như đóng vai trò là nhà xuất khẩu lớn thứ bảy trên thế giới.

Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12 trên sàn giao dịch Paris đã giảm khoảng 5% sau khi thỏa thuận trên được công bố.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
05:59:21 04/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024
Bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ giẫm đạp tại Ấn Độ
05:50:08 05/07/2024

Tin đang nóng

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
12:57:28 05/07/2024
Tôi 'mờ mắt' trước công danh, vô tình hai tay 'dâng' chồng cho chính cô bạn thân quý hóa của mình
11:36:33 05/07/2024
Biết tôi bị vô sinh, chồng nằng nặc ép ký vào đơn ly hôn, đành tiết lộ một bí mật động trời bị che giấu
11:53:48 05/07/2024

Tin mới nhất

Xung đột Hamas - Israel: Cơ hội đạt thỏa thuận trao trả con tin

15:05:12 05/07/2024
Ngày 4/7, một nguồn tin trong nhóm đàm phán Israel cho biết có cơ hội đạt được một thỏa thuận với Phong trào Hồi giáo Hamas về việc thả con tin.

Mỹ: Tai nạn tàu du lịch gây nhiều thương vong ở California

15:02:32 05/07/2024
Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn tới vụ tai nạn, tuy nhiên nhà chức trách cho rằng tàu du lịch chạy quá tốc độ có thể là một yếu tố. Lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Công đảng Anh giành chiến thắng lịch sử, Thủ tướng Sunak thừa nhận thất bại

14:45:30 05/07/2024
Công đảng Anh đã giành được 326 ghế hạ viện, giành quyền đa số trong quốc hội và đảm bảo ông Keir Starmer sẽ trở thành thủ tướng Anh nhiệm kỳ tới.

Chủ tịch Trung Quốc: Bắc Kinh và Ankara có quan điểm tương đồng về khủng hoảng Ukraine

14:43:06 05/07/2024
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm tương đồng về tình hình tại Ukraine và cần duy trì liên lạc chặt chẽ quanh vấn đề này.

Đức: Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm hiếm gặp do chủng virus H7N5 độc lực cao

13:35:10 05/07/2024
Đây là ổ dịch cúm gia cầm H7N5 đầu tiên trên thế giới được phát hiện kể từ khi WOAH bắt đầu theo dõi các dịch bệnh ở động vật trên thế giới từ năm 2005.

Tổng thống Putin nêu điều kiện cho lệnh ngừng b.ắn ở Ukraine

13:30:56 05/07/2024
Kiev đã từ chối đàm phán với Moskva kể từ mùa thu năm 2022, sau khi bốn vùng lãnh thổ nước này sáp nhập Nga. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, ông Zelensky cho biết hai bên có thể đàm phán thông qua trung gian.

Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

13:29:24 05/07/2024
Tháng trước, Meta cho biết hãng đã dừng sử dụng dữ liệu của người dùng để đào tạo dịch vụ AI tạo sinh của hãng ở Liên minh châu Âu (EU), sau khi có các khiếu nại ở 11 quốc gia.

Hành động bất ngờ của Tổng thống Pháp giữa cuộc khủng hoảng bầu cử

13:21:06 05/07/2024
Và thực tế là các đồng minh của Tổng thống Macron không muốn ông tham gia chiến dịch tranh cử: thậm chí hình ảnh của Tổng thống Macron còn bị xóa khỏi các áp phích vận động tranh cử.

Tổng thống Putin ra tuyên bố mới về sản xuất tên lửa từng bị cấm

13:15:36 05/07/2024
Tổng thống Nga Putin đã ký phê chuẩn dự luật đình chỉ Hiệp ước INF. Nga tuyên bố sẽ triển khai các biện pháp quân sự đáp trả những mối đe dọa từ NATO liên quan đến việc Moskva đình chỉ thực thi INF.

Tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng lan rộng trên thế giới

12:48:57 05/07/2024
Hai tổ chức này nhấn mạnh rằng lũ lụt trầm trọng hơn do ảnh hưởng kéo dài của những đợt hạn hán trước đó, là một trong những nguyên nhân chính gây mất an ninh lương thực ở khu vực Sừng lớn châu Phi.

Panama đóng 3 cửa khẩu nhằm giảm bớt làn sóng di cư

12:45:16 05/07/2024
Trước đó, phát biểu tại lễ nhậm chức hôm 1/7, tân Tổng thống José Raúl Mulino tuyên bố Panama sẽ không còn là quốc gia quá cảnh và con đường mở của hàng chục nghìn người di cư trái phép bị các tổ chức buôn bán m.a t.úy và buôn người lợi d...

Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở trung tâm công nghệ sôi động nhất Trung Quốc

12:36:56 05/07/2024
Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở Thâm Quyến đã làm dấy lên những lo ngại mới về thị trường lao động của Trung Quốc mà các khu vực kinh tế lớn nhất của quốc gia này đang phải đối mặt.

Có thể bạn quan tâm

Gây thất thoát hơn 45 tỷ đồng, các cựu lãnh đạo RESCO lãnh án

Pháp luật

15:06:09 05/07/2024
Ngày 5/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV (RESCO) hơn 45 tỷ đồng đã kết thúc.

"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?

Sao châu á

15:01:53 05/07/2024
Nine Naphat cũng đã lên tiếng về loạt câu hỏi liên quan đến nghi vấn có người thứ 3 chen giữa mối quan hệ của anh và Baifern Pimchanok.

Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

14:54:08 05/07/2024
Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

Thuý Ngân muốn có con

Sao việt

14:50:59 05/07/2024
Vừa qua, Thuý Ngân đã gây xôn xao với hình ảnh xuất hiện bên một em bé sơ sinh. Khoảnh khắc này khiến cô vướng nghi vấn bí mật sinh con đầu lòng.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

Phim việt

14:44:41 05/07/2024
Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.

Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?

Sáng tạo

14:34:29 05/07/2024
Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút âm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy

10 kẻ phản diện 'm.áu mặt' của chuỗi hoạt hình bom tấn 'Kẻ cắp mặt trăng' (P2)

Phim âu mỹ

14:30:55 05/07/2024
Chỉ còn vài ngày nữa, biệt đội Minions sẽ xâm chiếm rạp Việt với giao diện cực chất, hứa hẹn sẽ siêu lầy, không quên ăn hại cùng những trò giải trí bất đắc dĩ.

Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí

Tv show

14:30:22 05/07/2024
Tập số 34 của chương trình Hoa vui ca phát sóng trên VTV3 lúc 18h50 ngày 4/7 giới thiệu nhiều clip ấn tượng từ các bạn nhỏ gửi về cho chương trình.

Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

Du lịch

14:30:21 05/07/2024
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.