Tổng thống Putin ra tuyên bố mới về sản xuất tên lửa từng bị cấm
Ngày 4/7, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã sẵn sàng bắt đầu sản xuất các tên lửa tầm trung và tầm ngắn vốn bị cấm theo một hiệp ước với Mỹ mà hiện không còn hiệu lực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại St. Petersburg, Nga ngày 5/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT, Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) có từ thời Chiến tranh Lạnh đã cấm các hệ thống này, nhưng Mỹ đã rút khỏi hiệp ước này vào năm 2019. Nga quyết định vẫn tuân thủ lệnh cấm miễn là Mỹ cũng tuân thủ.
Tại một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana (Kazakhstan), ông Putin tuyên bố: “Như tôi đã nói, liên quan đến việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này và thông báo rằng họ đang bắt đầu sản xuất, chúng tôi cũng cho rằng mình có quyền bắt đầu nghiên cứu, phát triển và sản xuất trong tương lai. Chúng tôi đang tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển, sẵn sàng bắt đầu sản xuất. Về nguyên tắc, chúng tôi đã đưa ra các hướng dẫn liên quan”.
Tuần trước, trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia ở Moskva, ông Putin cũng đề cập khả năng Nga có thể tiếp tục sản xuất các hệ thống tên lửa bị cấm trước đây, với lý do Mỹ có các hành động thù địch. Khi đó, ông Putin phát biểu: “Bây giờ chúng ta biết rằng Mỹ không chỉ sản xuất những hệ thống tên lửa này mà còn đưa chúng đến châu Âu, Đan Mạch để sử dụng trong các cuộc tập trận. Cách đây không lâu, có thông tin cho rằng các hệ thống này đang ở Philippines”.
Video đang HOT
Theo ông Putin, các động thái của Mỹ khiến Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài khôi phục các chương trình tên lửa tầm trung và tầm ngắn, đồng thời khẳng định sẽ triển khai các chương trình này dựa trên tình hình thực tế nếu cần thiết.
Hiệp ước INF năm 1987 đã cấm cả Mỹ và Liên Xô sản xuất và triển khai tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình trên mặt đất có tầm bắ.n từ 500 đến 5.500 km. Hiệp ước này không cấm các hệ thống trên không hoặc trên biển có cùng tầm bắ.n. Hiệp ước này giúp giảm bớt căng thẳng về vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân ở châu Âu.
Sau này, Nga tiếp tục tuân thủ hiệp ước, nhưng bày tỏ lo ngại rằng các cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu đã vi phạm hiệp ước nói trên vì các bệ phóng ở các cơ sở này cũng có khả năng triển khai tên lửa tấ.n côn.g mặt đất.
Năm 2019, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước INF vì cho rằng Nga đã vi phạm hiệp ước. Trước đó, tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước INF khi chế tạo tên lửa Novator 9M729. Đến tháng 12/2018, Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước định này, nếu Nga không tuân thủ trở lại thỏa thuận này trong vòng 60 ngày – tức thời hạn chót là 2/2/2019.
Tuy nhiên, Nga tuyên bố không tiêu hủy Novator 9M729, đồng thời khẳng định loại tên lửa này không vi phạm INF. Theo Nga, Mỹ dựng cớ để rút khỏi hiệp ước để có thể tự do phát triển những loại tên lửa mới. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Mỹ rút khỏi INF sẽ đ.e dọ.a số phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấ.n côn.g chiến lược (START-3), văn kiện cuối cùng trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Nhiều nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng phản đối việc Mỹ rút khỏi INF do lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Tổng thống Nga Putin đã ký phê chuẩn dự luật đình chỉ Hiệp ước INF. Nga tuyên bố sẽ triển khai các biện pháp quân sự đáp trả những mối đ.e dọ.a từ NATO liên quan đến việc Moskva đình chỉ thực thi INF.
Tổng thống Nga nêu vấn đề cốt lõi của SCO
Ngày 4/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng an ninh của các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vẫn là ưu tiên hàng đầu của tổ chức này, do đó cơ quan chống khủn.g b.ố khu vực của SCO sẽ được chuyển đổi để hoàn thành nhiệm vụ trên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ 2, phải, hàng trước) và các đại biểu chụp ảnh chung tại hội nghị thượng đỉnh SCO ở Astana, Kazakhstan, ngày 4/7/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Nhà lãnh đạo Nga đã phát biểu như vậy tại Hội nghị lần thứ 24 của của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan. Theo Tổng thống Putin, cơ cấu chống khủng bố khu vực của SCO sẽ được chuyển đổi thành một trung tâm toàn cầu nhằm ứng phó với hàng loạt mối đ.e dọ.a an ninh. Ngoài ra, cuộc chiến chống chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan ở các nước thành viên SCO cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhờ chương trình hợp tác trong lĩnh vực này, vốn được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh SCO ở Kazakhstan.
Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga đặt ưu tiên cho hợp tác đối tác trong khuôn khổ SCO vì sự hợp tác đang phát triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và có tính đến lợi ích của nhau.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng thảo luận sáng kiến xây dựng một hệ thống an ninh Á - Âu mới do Tổng thống Putin đề xuất. Theo tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, Tổng thống Putin đề xuất xây dựng một hệ thống an ninh tại Á - Âu không có các lực lượng ở bên ngoài khu vực, các cơ chế, thể chế và thoả thuận phục vụ cho mục tiêu chung "ổn định và phát triển" sẽ do các quốc gia thành viên và các cơ quan khu vực của SCO tự quyết.
Ông Putin cũng nói rằng trật tự thế giới đang thay đổi nhanh chóng theo xu hướng đa cực và đó là điều không thể đảo ngược, trong đó SCO và Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đóng vai trò là động lực mạnh mẽ của quá trình phát triển toàn cầu cũng như thiết lập nên trật tự thế giới nói trên.
Đán.h giá về tình hình thế giới hiện nay, khi phát biểu tại hội nghị trên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh các mối quan hệ quốc tế đang đứng trước những thay đổi nhanh chóng chưa từng thấy trong vòng một thập kỷ qua.
Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng việc Belarus trở thành thành viên chính thức thứ 10 của tổ chức này sẽ củng cố vững chắc hơn nữa nền tảng hợp tác và phát triển của SCO, qua đó, nâng cao hơn nữa vai trò của SCO trên thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi các nước thành viên SCO đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau, giải quyết những khó khăn trong quá trình hợp tác thông qua thảo luận tìm kiếm điểm chung, đảm bảo tiến trình phát triển của các nước thành viên cũng như của cả tổ chức. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi các nước thành viên cùng nhau thúc đẩy đổi mới khoa học và công nghệ, đồng thời duy trì sự vận hành ổn định của các chuỗi cung ứng và công nghiệp.
Trong khi đó, phát biểu với báo chí trong khuôn khổ hội nghị, quyền Tổng thống Iran Mohammad Mokhber đề nghị thành lập một ngân hàng chung cho SCO để tăng cường hợp tác tài chính và kinh tế giữa các nước thành viên.
Sau cuộc họp nói trên, lãnh đạo các nước thành viên SCO đã ra Tuyên bố Astana, trong đó nhấn mạnh những rủi ro và thách thức an ninh hiện tại có tính chất toàn cầu, do đó chỉ có thể giải quyết thông qua việc xây dựng một thế giới đa cực, cải thiện quản trị kinh tế toàn cầu và các nỗ lực phối hợp giải quyết các mối đ.e dọ.a an ninh truyền thống và phi truyền thống.
SCO kêu gọi xây dựng thế giới đa cực, ủng hộ duy trì không gian không vũ khí Ngày 4/7, lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã kêu gọi xây dựng một thế giới đa cực để giải quyết các rủi ro và thách thức an ninh cấp bách. Quang cảnh bên ngoài Dinh Độc lập ở Astana, Kazakhstan, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Ảnh:...