Sau khi bộ GD&ĐT công bố điểm “sàn”, khối ngành sư phạm, sức khỏe sẽ tuyển sinh ra sao?
Bộ GD&ĐT ban hành các quyết định về việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành, nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học (ĐH) và ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng (CĐ) 2020; quyết định mức điểm sàn với khối ngành sức khỏe. Theo đó, điểm sàn của các khối ngành năm nay đều cao hơn năm 2019.
Tăng ngưỡng đảm bảo chất lượng là hợp lý
Hội đồng tư vấn xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH và ngành Giáo dục mầm non trình độ CĐ năm 2020 đã họp thảo luận, phân tích dữ liệu, xác định và thống nhất ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Các phương án được lựa chọn đã nhận được sự thống nhất cao của tất cả các thành viên Hội đồng.
Bộ GD&ĐT quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh ngành, nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH và ngành Giáo dục mầm non trình độ CĐ 2020 như sau: Ngành Sư phạm trình độ ĐH là 18,5 điểm. Riêng đối với các ngành Giáo dục thể chất, ngành Huấn luyện thể thao, ngành Sư phạm Âm nhạc và ngành Sư phạm Mỹ thuật thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng chung là 1 điểm. Xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non trình độ CĐ năm 2020 là 16,5 điểm.
Còn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh nhóm ngành sức khỏe có chứng chỉ hành nghề trình độ ĐH năm 2020 như sau: Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng… là 19 điểm; Y học cổ truyền, Dược là 21 điểm; Y khoa, Răng hàm mặt là 22 điểm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mức điểm này giúp các trường có nguồn đầu vào chất lượng và cũng không làm khó cho những ngành tuyển dụng ít thí sinh dôi dư. Đây mới chỉ là mức sàn, tùy điều kiện tiêu chuẩn của từng trường, từng ngành mà mức chuẩn đầu vào cho từng ngành sẽ điều chỉnh tăng lên hay giữ nguyên. Thực tế là nhóm trường top điểm cao luôn có mức chuẩn cao hơn rất nhiều so với ngưỡng điểm sàn.
GS.TS Tạ Thành Văn- Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, việc tăng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành sức khỏe so với năm ngoái là hợp lý, đảm bảo mặt bằng chung tuyển sinh giữa các trường ĐH nhóm công lập và nhóm ngoài công lập. Thực tế là ngưỡng điểm đầu vào đối với hai ngành đào tạo đặc thù này rất quan trọng để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, tránh tình trạng đầu vào quá thấp đã từng xảy ra từ nhiều năm trước.
Video đang HOT
Việc tăng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành sức khỏe, sư phạm so với năm ngoái là hợp lý, đảm bảo mặt bằng chung tuyển sinh giữa các trường. Ảnh: Khánh Huy
Các trường dự kiến tuyển sinh ra sao?
Năm nay phổ điểm khối B kỳ thi THPT có 852 thí sinh đạt 28 điểm trở lên và phần lớn các thí sinh điểm cao khối B thường nộp nguyện vọng vào các trường Y. Chỉ tiêu y khoa của trường ĐH Y Hà Nội dành cho các thí sinh xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT khoảng 430. Vì vậy, dự đoán để đỗ vào trường ĐH Y Hà Nội, điểm chuẩn phải ở mức 28 điểm trở lên.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Y dược TPHCM cho biết, Hội đồng tuyển sinh nhà trường đang lên kế hoạch họp bàn để đưa ra mức điểm sàn riêng cho trường mình. Dự kiến điểm sàn của trường sẽ bằng hoặc cao hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT tùy ngành.
Tương tự, một cơ sở đào tạo y dược công lập có tiếng khác là trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng dự kiến điểm sàn của trường bằng hoặc cao hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT.
Năm 2020, toàn hệ thống có 102 cơ sở tham gia đào tạo các ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH, CĐ giáo dục mầm non với tổng chỉ tiêu đề xuất là 84.475. Căn cứ vào nhu cầu địa phương và trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí, Bộ GD&ĐT xác định phân bổ 69.630 chỉ tiêu, tương đương với 64% nhu cầu sử dụng của địa phương. Trong đó, điểm chuẩn dự kiến của ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn thuộc top cao. Thực tế là với những trường đã có truyền thống lấy điểm chuẩn cao thì việc tuyển sinh sau khi Bộ công bố ngưỡng đảm bảo đầu vào không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên với các trường địa phương phải có sự cân đối để đảm bảo điểm đầu vào không được thấp hơn mức sàn mà Bộ đưa ra.
Ý kiến từ những người làm đào tạo tại các trường ĐH cho rằng: Thí sinh không nên dựa quá nhiều vào điểm sàn mà phải dựa trên điểm chuẩn năm 2019 và năm 2017 để xem xét trước khi quyết định giữ hay đổi nguyện vọng, vì điểm thi năm nay có phổ điểm tương tự 2017. Còn việc xem xét điểm chuẩn của 2019 là để xem xu hướng ngành học, tính cạnh tranh cao không để cân nhắc. Bởi điểm chuẩn là dựa vào điểm thi, chỉ tiêu xét tuyển và số lượng đăng ký quyết định. Thêm vào đó, đặc thù năm nay nhiều phương thức xét tuyển nên tỷ lệ trúng tuyển ảo khá lớn và thực sự rất khó lường. Thí sinh không nên chủ quan dù điểm thi cao. Vẫn có thể xảy ra hiện tượng điểm cao mà không đỗ ĐH.
Tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng: Tránh lãng phí
Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2020 có nội dung rất mới, đó là quy định tuyển sinh theo đặt hàng (thực hiện Nghị định 32/2019 về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo).
Nội dung mới này cần phải đảm bảo song hành 2 yêu cầu: phát huy hiệu quả chủ trương của Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực và tránh lãng phí nguồn ngân sách.
Tuyển sinh theo hợp đồng
Theo Bộ GD-ĐT, năm 2020, Quy chế tuyển sinh ĐH đưa ra quy định về đào tạo theo đặt hàng của các địa phương. Các trường muốn thực hiện phải xây dựng và công bố trong đề án tuyển sinh. Điều 15 của Quy chế tuyển sinh quy định: Cơ sở pháp lý để các trường thực hiện tuyển sinh đào tạo do Nhà nước đặt hàng là Nghị định 32/2019 của Chính phủ.
Các chủ thể đặt hàng đào tạo và cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thực hiện theo hợp đồng giữa các bên liên quan, không trái với quy định của pháp luật; có văn bản giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước hoặc thỏa thuận giữa các bên và thông tin liên quan phải được đưa vào thành phụ lục của đề án tuyển sinh.
Mặt khác, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn, điểm đủ điều kiện để xét tuyển) phải thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH (Bộ GD-ĐT xác định điểm sàn khối ngành sư phạm và khối ngành sức khỏe, những khối ngành khác do các trường tự xác định). Điểm trúng tuyển theo yêu cầu đặt hàng không thấp hơn điểm trúng tuyển của ngành đào tạo.
Đào tạo theo đặt hàng cần phải tính toán chính xác (Ảnh: Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM trong giờ học thực hành)
Trường hợp UBND cấp tỉnh đặt hàng để đào tạo lao động cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp của tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và đối tượng thí sinh là người có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại tỉnh, thì điểm trúng tuyển có thể thấp hơn nhưng không thấp hơn quá một điểm so với điểm trúng tuyển của ngành đào tạo, tính theo thang điểm 30. Ngoài ra, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đặt hàng phải chịu trách nhiệm giải trình về nhu cầu đặt hàng đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo.
Đối với việc tuyển sinh đặt hàng trình độ ĐH, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non (đào tạo chính quy và vừa làm vừa học), quy chế tuyển sinh yêu cầu phải có: văn bản giao nhiệm vụ, đặt hàng; chỉ tiêu đào tạo; ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Phải phát huy tính hiệu quả
Theo đánh giá của nhiều cơ sở đào tạo, chủ trương đặt hàng đào tạo là đúng và mang tính nhân văn, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cho các địa phương, nhất là những địa phương còn khó khăn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, khi thực hiện phải đặc biệt tránh việc lãng phí như chương trình cử tuyển trước đây (thực hiện Nghị định 134/2006).
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, khi thực hiện chế độ cử tuyển, nhiều tỉnh đã làm sai quy định. Đó là quy định ưu tiên xét cử tuyển đối với các đối tượng là người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng số chỉ tiêu được giao, nhưng một số tỉnh đã xét tuyển tỷ lệ học sinh người Kinh cao hơn quy định.
Thậm chí một số tỉnh khu vực Tây Nam bộ đã cử tuyển hoàn toàn học sinh người Kinh đi học, nhiều dân tộc thiểu số trong nhiều năm không có học sinh cử tuyển. Vì vậy đã từng xảy ra các hệ lụy, mà điển hình là vụ việc gian lận hồ sơ tại Trường ĐH Y Dược TPHCM (không phải do trường mà do các địa phương), khiến trong 2 năm 2016 và 2017, trường buộc thôi học 7 sinh viên thuộc diện cử tuyển của tỉnh Bình Phước.
Để hạn chế bất cập, lãng phí trong tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng, Th.S Hứa Minh Tuấn, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, cho rằng quy định "đối tượng thí sinh là người có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại tỉnh" để được xét tuyển đào tạo còn nhiều điểm phải làm rõ hơn. Ví dụ, rất nhiều học sinh có hộ khẩu ở các địa phương vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ nhưng lại học THPT tại TPHCM.
"Nếu không quy định chặt thì sẽ tái diễn cảnh "đặt hàng" sai đối tượng, chính sách thực thi không hiệu quả", Th.S Hứa Minh Tuấn băn khoăn.
Mặt khác, về vấn đề sử dụng và cam kết bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp, nhiều trường cho rằng đây là việc các địa phương phải cam kết: điều kiện ràng buộc ra sao, ra trường phải về làm việc ở địa phương bao lâu, nếu vi phạm sẽ bồi thường ra sao.
"Phải lấy bài học từ việc thực hiện theo diện cử tuyển đã diễn ra, đó là sinh viên tốt nghiệp về địa phương không bố trí việc làm, thậm chí ngay cả sinh viên sư phạm tỉnh cử đi học về cũng... thất nghiệp. Ngoài ra, các địa phương, bộ ngành cần xác định và tính toán, dự báo nguồn nhân lực đủ dài để khi cử người đi học cho hợp lý, tránh tình trạng thừa nhưng vẫn thiếu. Ngoài ra, những ngành nghề đòi hỏi người học phải có trình độ cao như kinh tế, y dược, sư phạm, phải tránh tình trạng trước đây hệ cử tuyển ở ngành y tế chiếm đến 26%, kinh tế 16,8%, sư phạm 23%", một chuyên gia giáo dục kiến nghị.
Xét học bạ tuyển sinh đại học ngành giáo viên, sức khỏe: phải học giỏi hoặc điểm cao Quy chế tuyển sinh 2020 quy định yêu cầu đảm bảo chất lượng đầu vào với việc xét tuyển đại học dựa vào học bạ hoặc thi tuyển riêng với 2 ngành giáo viên và sức khỏe. Sinh viên khối ngành sức khỏe Trường đại học Phenikaa - ẢNH NGUYỄN ANH TUẤN Theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh...