Sau hợp đồng mua S-400 của Nga, Ấn Độ lại có tuyên bố ‘thách thức’ Mỹ
Tướng Bipin Rawat, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, khẳng định rằng New Delhi hoàn toàn nhận thức được việc có thể sẽ bị Washington áp đặt lệnh trừng phạt nhưng Ấn Độ vẫn muốn mua thêm nhiều vũ khí quân sự hiện đại từ Nga.
Tướng Bipin Rawat, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ.
Phát biểu trong cuộc họp quan chức Bộ Quốc phòng ngày 8/10, ông Rawat cho biết, sau thương vụ mua S-400 mới được ký kết gần đây, Ấn Độ muốn mua thêm trực thăng Kamov cùng nhiều vũ khí và công nghệ quân sự hiện đại từ Nga, trong đó gồm khí tài không gian để tăng cường năng lực tác chiến.
“Chúng tôi liên kết với Mỹ để nhận chuyển giao một số công nghệ quốc phòng, nhưng Ấn Độ sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập”, ông Rawat khẳng định.
Thông tin được công bố sau chuyến thăm kéo dài 6 ngày của ông Bipin Rawat đến Nga. Trong chuyến thăm, ông đã có cuộc gặp các quan chức quân sự cấp cao của Nga để thảo luận về hợp tác quốc phòng song phương.
Trước đó, ngày 5/10, Ấn Độ đã chính thức ký thỏa thuận trị giá 5,43 tỷ USD để mua 5 hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Nga – Ấn lần thứ 19 tại thủ đô New Delhi.
Video đang HOT
Điện Kremlin cho biết Moscow sẽ bắt đầu cung cấp 5 hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf cho New Delhi từ tháng 10/2020.
‘Rồng lửa’ S-400 của Nga.
Bên cạnh đó, hai bên cũng ký một thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực không gian, theo đó, một trạm theo dõi của Ấn Độ sẽ được xây dựng gần thành phố Novosibirsk ở vùng Siberia của Nga.
Mới đây, quân đội Ấn Độ cũng đã lên kế hoạch chi khoảng 4,5 tỷ USD mua hơn 1.700 xe tăng T-14 Armata của Nga nhằm thay thế cho các xe tăng chiến đấu T-72 có trong biên chế của quân đội nước này.
Động thái này của Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh Mỹ đã nhiều lần cảnh báo Ấn Độ rằng việc nước này mua hệ thống quân sự hiện đại của Nga có thể hủy hoại hợp tác quốc phòng và chia sẻ công nghệ giữa Washington và New Delhi, cũng như khả năng tương tác giữa lực lượng vũ trang hai nước.
Giữa năm 2017, Mỹ đã thông qua một đạo luật mới mang tên Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận” (CAATSA), cho phép Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống lại các quốc gia có hợp đồng mua vũ khí giá trị lớn với Moscow.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Sitharaman hồi tháng 6 đã từng khẳng định rằng: “Quan hệ hợp tác quốc phòng Ấn Độ – Nga đã trải qua một thời gian dài và đây là một mối quan hệ vượt qua thử thách thời gian. CAATSA không thể ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác quốc phòng Ấn Độ – Nga”.
Thanh Tú
Theo vietnamfinance/TASS
Trung Quốc đồng ý dừng xây dựng ở bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ
New Delhi và Bắc Kinh đã tránh được một cuộc đối đầu sau khi Trung Quốc đồng ý dừng việc xây dựng tại bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Trang tin India Express ngày 9/1 dẫn lời Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Tướng Bipin Rawat, xác nhận rằng giới chức quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã có cuộc gặp trong cuối tuần qua và "vấn đề tại Arunachal đã được giải quyết". Theo đó, Trung Quốc đồng ý dừng việc xây dựng đường tại khu vực Tuting, huyện Siang Thượng thuộc bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
"Phía Trung Quốc đã có phản ứng phù hợp. Họ thừa nhận việc vượt qua giới hạn ở LAC do nhầm lẫn. Trung Quốc đảm bảo sẽ không sử dụng con đường mà họ đã xây dựng", một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết.
Sự việc xảy ra từ ngày 26/12/2017 khi quân đội Ấn Độ phát hiện một nhóm công nhân Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng một con đường bên phía lãnh thổ Ấn Độ tại Đường kiểm soát thực tế (LAC) - ranh giới giữa hai nước. Ngay lập tức, các binh sĩ Ấn Độ đã yêu cầu các công nhân Trung Quốc quay trở về phía bên kia LAC, đồng thời thu giữ các thiết bị của nhóm xây dựng này.
Sau khi Bắc Kinh đồng ý dừng xây dựng tại khu vực này, New Delhi đã trả lại những máy xúc bị thu giữ.
Các nguồn tin cho biết con đường mà Trung Quốc đã xây dựng dài khoảng 600m và rộng 3,6m, nằm hoàn toàn bên phía lãnh thổ Ấn Độ.
Vụ việc xảy ra chỉ vài tháng sau khi Trung Quốc và Ấn Độ vừa trải qua 73 ngày đối đầu căng thẳng tại cao nguyên Doklam - khu vực tranh chấp giữa hai nước. Các binh sĩ Ấn Độ đã ngăn chặn một nhóm xây dựng thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đi vào khu vực này và định xây một con đường tại đây.
Nhật Minh
Theo Dantri
Buk-M3: Hệ thống phòng không "thợ săn Tomahawk" đầy uy lực của Nga Theo giới quan sát quân sự, với những nâng cấp mới, Buk-M3 hiện tại hoàn toàn có khả năng ngăn chặn các tên lửa hành trình hiện đại, trong đó có Tomahawk. Hệ thống phòng không Buk-M3. Ảnh: RBTH Theo RBTH, các lực lượng phòng không Nga sẽ được trang bị mới toàn bộ hệ thống Buk-M3 vào đầu năm 2020. Dù mang...