Sáu game thúc đẩy sự thông minh của trẻ
Thay vì để trẻ sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều, phụ huynh có thể cùng con chơi trò rút gỗ (Jenga), ghép hình (Jigsaw Puzzles) hay ghép từ (Scrabble).
1. Trò chơi bác sĩ
Chơi trò giả tưởng về ngành nghề trong tương lai có thể là công cụ tuyệt vời để phát triển trí não cũng như nhận thức, kỹ năng xã hội và ngôn ngữ của trẻ, cải thiện trí tưởng tượng và mở rộng kiến thức về thế giới.
Giả làm bác sĩ là một trong những trò chơi nhập vai mà trẻ có thể vui chơi và đảm bảo con búp bê hoặc đồ chơi yêu thích của chúng khỏe mạnh. Điều này có thể giúp trẻ mạnh mẽ hơn rất nhiều khi chúng lớn và có sự đồng cảm.
2. Trò “ Guess Who”
Sẽ có một tập ảnh bài tượng trưng cho các nhân vật trên bàn chơi của mỗi người. Sau đó, những ảnh bài này được tráo lên, mỗi người bốc một lá tượng trưng cho nhân vật của mình. Nhiệm vụ là phải đoán được nhân vật đối phương thông qua những câu hỏi thay phiên nhau. Ai đoán được trước sẽ thắng.
Với trò chơi này, trẻ phát triển được tư duy logic, kỹ năng mô tả, tuân thủ quy tắc và tinh thần thể thao. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ phân biệt màu sắc, xác định những mặt đối lập như “miệng nhỏ” và “miệng lớn”.
3. Trò chơi rút gỗ – Jenga
Trò chơi rút gỗ liên quan đến việc xây dựng một tòa tháp bằng những miếng gỗ liền nhau thành tầng. Các tầng gỗ xen kẽ được xếp dọc và ngang. Mỗi người chơi sẽ lần lượt dùng một tay rút các miếng từ bất kỳ chỗ nào và đặt nó trên đầu để tạo ra một tòa tháp cao hơn. Người chơi nào rút gỗ mà khiến tháp bị đổ sẽ thua cuộc. Trò này có một số phiên bản với cách chơi và độ khó dễ khác một chút.
Video đang HOT
Cả gia đình có thể cùng chơi Jenga. Ảnh: Shutterstock.
Chơi Jenga, trẻ sẽ được cải thiện độ tập trung, khả năng phối hợp tay mắt và ra quyết định. Ngoài ra, ý tưởng của trò chơi này là dạy trẻ tính kiên nhẫn. Jenga cũng được đánh giá rất tốt cho việc rèn luyện trí não và có thể nâng cao hiệu suất nhận thức.
4. Trò chơi ghép hình – Jigsaw Puzzles
Trò chơi với những miếng ghép để tạo ra một hình, bức tranh hoàn chỉnh là một trong những trò tốt nhất để chơi với trẻ. Chúng không chỉ thú vị mà còn có tác động rất nhiều đến khả năng nhận thức. Chúng kích thích não bộ phát triển, giúp tăng trí nhớ đồng thời làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh về tâm thần như mất trí nhớ, sa sút trí tuệ hay Alzheimer.
5. Cờ vua
Chơi cờ vua rất có lợi. Nó đòi hỏi rất nhiều đến chiến lược, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, xử lý thông tin nhanh. Vì vậy, khi chơi trò này, trẻ sẽ được rèn luyện các kỹ năng đó.
6. Chơi ghép từ – Scrabble
Scrabble là trò chơi ghép từ giữa hai hoặc nhiều người. Khi đến lượt mình, người chơi dùng những miếng có ghi chữ cái đặt lên một bàn ô vuông sao cho các từ tạo ra theo hàng dọc và hàng ngang đều có nghĩa.
Trò chơi này làm giàu vốn từ vựng của trẻ em, cải thiện trí nhớ. Những người chơi Scrabble thường sử dụng những phần não bộ khác nhau trong khi đưa ra các quyết định từ vựng so với những người không chơi.
Cậu học trò thông minh rơi xuống vực thẳm cuộc đời sau cú sốc đuổi học 1 năm
Càng là học sinh cá biệt thì càng cần có phương pháp giáo dục đặc biệt, đặc thù để cảm hóa các em, hướng thiện cho các em. Thay vì đuổi học, cấm đến trường là thả các em ra xã hội quá sớm.
Ảnh minh họa
Đọc những ý kiến của bạn đọc về việc bỏ hình thức đuổi học 1 năm trong dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT, tôi lại nhớ về tình cảnh của cậu bạn thân năm nào.
Thời đi học phổ thông tôi có một cậu bạn rất thân thông minh, tư duy nhanh nhạy, đặc biệt học Toán rất tốt. Cậu từng được thầy giáo dạy Toán mua tặng chiếc máy tính Fx 570 mà thời đó là một siêu phẩm bất cứ đứa học sinh nào cũng ao ước. Thầy cũng luôn có ý muốn bồi dưỡng nó để đi thi các cuộc thi học sinh giỏi. Thông minh là thế nhưng nó có một yếu điểm là sống bất cần, làm nhiều việc theo cảm tính và không kiềm chế được cảm xúc.
Một phần tính cách ấy của cậu là do thiếu thốn một gia đình trọn vẹn. Bố mẹ nó bỏ nhau, cậu không ở với ai mà chọn ở với ông bà ngoại, mỗi khi nhắc đến bố mẹ, đến phụ huynh là cậu ta dễ dàng nổi đóa lên, vì hận bố mẹ.
Cậu là một trong những những học sinh giỏi Toán không thích học Văn, và giáo viên dạy môn Văn thì lại không thiện cảm với học sinh như vậy.
Rồi cái gì đến cũng đến, hôm tiết Văn, cậu không làm bài về nhà cô giao, thế là cô phạt chép 100 lần câu "lần sau em hứa sẽ làm bài tập". Tuy nhiên, cậu nhất định không chép vì nói việc chép đó không khiến nó học giỏi Văn hơn.
Đến buổi học thứ 3 cậu ta vẫn không thực hiện hình phạt của giáo viên. Trước cả lớp học, cô giáo nói "ông bà anh không dạy được anh thì tôi dạy". Với cậu, ông bà là lãnh địa riêng, là chỗ dựa tinh thần, là tất cả những gì cậu ta có.
Vậy là cậu ta cãi cô giáo ngay giữa lớp. Cô giận lắm, mắng mỏ cậu bằng những lời lẽ đầy tổn thương với hoàn cảnh gia đình, còn cậu ta như một con thú dữ lao từ dưới lớp lên xô cô ngã xuống sàn lớp học khiến cô bị bầm tím.
Sau lỗi đó, cậu ta vẫn nhất định không chịu xin lỗi cô vì cho rằng cô xúc phạm người thân nhất của mình. Ông bà khuyên can cũng không được.
Hội đồng kỷ luật của nhà trường họp, dù thầy giáo dạy môn Toán hết lòng xin cho cậu ta nhưng cuối cùng, cậu vẫn nhận án kỷ luật đuổi học một năm.
Ngày ấy, ở làng quê, việc học sinh cãi cô giáo, bị đuổi học 1 năm là tày đình. Bị làng xóm xem thường, cậu bạn phẫn uất mang hết sách vở ra đốt và bỏ nhà đi.
Cậu bỏ vào Sài Gòn bán vé số kiếm sống qua ngày. Ma xui quỷ khiến thế nào lại bị người xấu lợi dụng đưa vào đường dây vận chuyển ma túy, cậu ta bị công an bắt, rồi vào trại giáo dưỡng. Ngày biết tin cháu bị bắt, bà ngoại ngất lên ngất xuống vì thương cháu. Không ai nghĩ một đứa trẻ thông minh lại có cái kết đau lòng đến vậy.
Tôi chỉ nghĩ rằng, ngày ấy nếu nó không bị đuổi học 1 năm, nếu các thầy cô, nhà trường có một hình thức xử phạt khác để vừa chế ngự được sự ương bướng, bất cần của nó, vừa giáo dục, uốn nắn với tình thương, sự bao dung... thì cậu đã không bị đẩy ra xã hội quá sớm, và có thể lớn lên thành người tử tế.
Xã hội ngày một tiến bộ, tôi hi vọng chúng ta hãy tìm hiểu và thực hiện công tác tham vấn tâm lý học đường, có biện pháp giáo dục riêng với những học sinh cá biệt chứ đừng đuổi học.
Càng là học sinh cá biệt thì càng cần có phương pháp giáo dục đặc biệt, đặc thù để cảm hóa các em, hướng thiện cho các em. Thay vì đuổi học, cấm đến trường là thả các em ra xã hội quá sớm.
Khi đó, do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, các em dễ rơi vào những tình huống khó kiểm soát, có hành vi sai trái.
Hoàng Nam và hành trình chạm tay vào ước mơ du học Bất kỳ ai gặp cũng ấn tượng với vẻ lịch lãm, thông minh và sự điềm đạm, dễ mến của Hoàng Nam, lớp song ngữ (Mỹ) 12G1 của trường Newton. Trong ấn tượng của thầy cô và bạn bè, Hoàng Nam là một nam sinh học tốt đều các môn và có khả năng lãnh đạo: không chỉ là một lớp phó mẫn...