Sau đối thoại an ninh, Nga ngầm gửi cảnh báo tới Mỹ
Nếu phương Tây tiếp tục làm ngơ với các đề xuất an minh của Nga, Moskva có thể triển khai những bước đi cứng rắn – giới chức Nga ngầm cảnh báo.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) tại cuộc gặp với đồng cấp người Nga Vladimir Putin ở Geneva, tháng 6/2021. Ảnh: NYT
Các vòng đàm phán ngoại giao con thoi trong tuần trước giữa Nga với Mỹ và phương Tây nhằm hạ nhiệt khủng hoảng an ninh ở Đông Âu dường như không mang lại kết quả như mong đợi.
Tuy nhiên, khi còn chưa rõ tình hình trong vài tháng tới diễn biến theo chiều hướng nào, Mỹ và các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ngày một lo lắng về một loạt lựa chọn mà Tổng thống Vladimir Putin có thể áp dụng. Đó là những bước đi cứng rắn hơn nhiều.
Bên lề cuộc đối thoại tại Bỉ tuần trước, giới cố vấn và trợ lý Nga ngầm cho biết một khi phương Tây tiếp tục phớt lờ yêu cầu của Moskva rằng NATO cần ngừng việc mở rộng biên giới về phía Đông, Nga có thể sẽ chuyển hướng sang các lợi ích an ninh mà hệ quả là cả Mỹ và châu Âu sẽ phải gánh chịu tổn thất lớn.
Chưa tuyên bố công khai, song xuất hiện những hàm ý về khả năng vũ khí hạt nhân sẽ được Nga điều động đến nhiều hơi, có thể không quá xa bờ biển nước Mỹ, tiềm ẩn nguy cơ leo thang căng thẳng tương tự vụ khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Tổng thống Putin từng nhiều lần giải thích về cách tiếp cận đột biến kiểu như trên khi ông liên tục lặp lại quan điểm nếu phương Tây vượt khỏi “giới hạn đỏ”, đe dọa an ninh đối với Nga, Moskva sẽ thực thi đòn đáp trả không ngờ. Phát biểu hồi tháng 4/2021, Tổng thống Putin từng nêu rõ: “Phản ứng của Nga sẽ mang tính hệ thống, nhanh và mạnh mẽ”, ám chỉ các động thái quân sự phi quy ước mà Nga có thể tiến hành nếu đối thủ đe dọa lợi ích an ninh cơ bản của Moskva.
Khủng hoảng hiện tại gắn liền với bối cảnh Điện Kremlin công bố một loạt yêu cầu, đề nghị bảo đảm an ninh. Đó là việc NATO không kết nạp Ukraine, không mở rộng sang các nước Đông Âu. Moskva cũng yêu cầu Mỹ rút toàn bộ vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu, dừng hoạt động triển khai đồn trú quân sự luân phiên tại các nước từng nằm trong khối Hiệp ước Warsaw nhưng giờ đã là thành viên của NATO.
Video đang HOT
Quân đội Nga điều hệ thống tên lửa chống hạm từ căn cứ quân sự Trefoil, ở Bắc Cực. Ảnh: NYT
Đáp lại, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt tài chính và công nghệ hà khắc một khi Nga can dự quân sự ở Ukraine. Giới chức Mỹ cũng khẳng định đến thời điểm này chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ đưa vũ khí hạt nhân áp sát bờ biển Mỹ hoặc sử dụng các cuộc tấn công bất đối xứng, như tấn công mạng, đánh sập hệ thống truyền tải điện của Mỹ và đồng minh.
Giới chức Nga khẳng định không có kế hoạch can dự quân sự tại Ukraine, tuyên bố cáo buộc của Mỹ và NATO là không có căn cứ và bị thổi phồng. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao Nga cho biết Moskva sẵn sàng điều chuyển một số hệ thống vũ khí “đến một số địa điểm nào đó”. Kết hợp với những đánh giá của tình báo Mỹ, đó có thể là việc Nga xem xét triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật mới, hoặc là loại tên lửa hạt nhân siêu vượt âm đầy sức mạnh.
Tháng 11 vừa qua, Tổng thống Putin để ngỏ khả năng Nga triển khai tên lửa siêu vượt âm đặt trên tàu ngầm ở khoảng cách đủ gần để tấn công Washington. Ông cũng lặp lại tuyên bố cho rằng việc NATO mở rộng sang phía Đông là nguy cơ “không thể chấp nhận được” với Nga”, vì từ đây Moskva có thể phải hứng đòn tấn công hạt nhân mà quãng thời gian cảnh báo chỉ là vài phút. Nga vì thế sẽ phải có bước đi đối phó tương ứng.
Theo hãng thông tấn Tass, giới chức Nga tuyên bố NATO hiểu rất rõ “biện pháp quân sự mang tính kỹ thuật” mà Nga có thể áp dụng khi đề xuất bảo đảm an ninh không được đáp ứng. Trả lời phỏng vấn tờ nhật báo Kommersant (Thương nhân) ngày 16/1, Thứ trưởng Ngoại giao Alexander Grushko nói rằng Moskva không đe dọa ai, mà chỉ phát đi cảnh báo. Theo ông, quan điểm của Moskva là rất rõ ràng và dễ đoán định. Nga đã đưa ra đề xuất cụ thể và đang chờ phản ứng thiện chí từ Mỹ và NATO. Nga không hề giấu thực lực và đang hành xử rất minh bạch. Mọi biện pháp cụ thể sẽ được Nga tính toán dựa trên mối đe dọa tiềm tàng, làm phương hại tới lợi ích của Nga. Thứ trưởng Grushko cho biết Điện Kremlin sẽ chỉ cân nhắc khả năng tiếp tục đối thoại an ninh với Mỹ và NATO nếu nhận được câu trả lời bằng văn bản đối với đề xuất mà Nga đưa ra.
Không ai, kể cả giới chức ngoại giao Nga, biết chính xác ý định và bước đi tiếp theo của Điện Kremlin. “Nga sẽ tính đến tất cả các đòn đáp trả tiềm năng”, Tổng thống Putin trả lời phỏng vấn khi được hỏi về lựa chọn “quân sự mang tính kỹ thuật” hồi tháng 12/2021. Đến thời điểm này, chỉ mới khẳng định được một thực tế: Nga chưa khẳng định, nhưng cũng không loại trừ một giải pháp như thế.
Mỹ ra tối hậu thư với Nga trước thềm đàm phán
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra lập trường cứng rắn với Nga trước cuộc đàm phán ở Geneva khi tuyên bố Moscow phải lựa chọn giữa "đối thoại" hoặc "đối đầu".
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Getty).
"Có con đường đối thoại và ngoại giao để cố gắng giải quyết một số bất đồng và tránh đối đầu. Con đường còn lại là đối đầu cùng với hậu quả to lớn đối với Nga nếu nước này tiếp tục gây hấn với Ukraine", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với trong cuộc phỏng vấn với CNN ngày 9/1.
"Chúng ta sắp được biết ông Putin sẵn sàng lựa chọn con đường nào", Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Ông Blinken nhấn mạnh, bất kỳ kết quả tích cực nào từ các cuộc đàm phán sẽ dựa một phần vào việc Nga sẵn sàng từ bỏ lập trường cứng rắn hay không.
"Nếu chúng ta thực sự đạt được tiến bộ (trong đàm phán), chúng ta sẽ phải chứng kiến sự giảm leo thang và Nga sẽ từ bỏ mối đe dọa mà họ đang đặt ra đối với Ukraine", ông Blinken nói.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh phương Tây sẽ diễn ra vào tuần này để trao đổi về các vấn đề nóng, trong đó có tình hình Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 4/1 cho biết các cuộc đàm phán Mỹ - Nga dự kiến sẽ tập trung vào "một loạt vấn đề song phương tương đối hẹp", trong khi các cuộc họp tiếp theo tại NATO và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ thảo luận các vấn đề rộng hơn tác động đến châu Âu.
Ngoại trưởng Blinken ngày 5/1 tuyên bố Nga phải giảm leo thang căng thẳng ở biên giới với Ukraine để các cuộc gặp ngoại giao sắp tới diễn ra thành công. Ông Blinken cũng cho rằng "rất khó đạt được tiến triển trên thực tế ở bất kỳ lĩnh vực nào nếu vẫn còn bầu không khí leo thang và đe dọa, với một khẩu súng chĩa vào đầu Ukraine".
Nga đã vấp phải sự chỉ trích của Mỹ và phương Tây sau khi các hình ảnh vệ tinh được công bố ngày 8/11 cho thấy, khoảng 90.000 lính Nga tập trung ở biên giới Ukraine. Washington cáo buộc đây là "động thái khiêu khích" của Moscow đối với Ukraine.
Nga đã rút khoảng 10.000 quân khỏi biên giới với Ukraine ngay trước thềm năm mới và trước cuộc hội đàm tại Geneva. Các quan chức Nga tuyên bố quân đội nước này đã hoàn thành "cuộc tập trận" ở biên giới.
Moscow phủ nhận có bất kỳ kế hoạch quân sự nào với Ukraine, đồng thời cho rằng việc triển khai lực lượng trong lãnh thổ Nga là hoàn toàn bình thường. Nga cũng chỉ trích việc liên minh quân sự NATO mở rộng hiện diện về phía đông.
Đầu tháng 12/2021, Nga đã đưa ra đề xuất an ninh gồm 8 điểm, trong đó đề nghị NATO chấm dứt sự mở rộng này bởi đó bị coi là mối đe dọa đối với Moscow.
Giới chức Mỹ dường như không lạc quan về kết quả của các cuộc đàm phán sắp tới với Nga. "Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ chứng kiến bất kỳ đột phá nào trong tuần tới", ông Blinken nói.
Trước yêu cầu của Nga về việc đảm bảo an ninh từ phương Tây, Mỹ và các đồng minh cho biết họ sẵn sàng thảo luận về khả năng mỗi bên hạn chế các cuộc tập trận quân sự và triển khai tên lửa trong khu vực.
Trong hai cuộc điện đàm trong vòng 5 tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Putin rằng Nga sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có nếu tiếp tục có hành động cứng rắn với Ukraine. Nhóm G7 và Liên minh châu Âu (EU) cũng cảnh báo "những hậu quả to lớn" đối với Nga.
Nga thất vọng vì những tín hiệu của Mỹ trước thềm hội đàm tại Geneva Các hãng thông tấn Nga Interfax và RIA ngày 9/1 đưa tin Moskva đã bày tỏ "thất vọng" vì những tín hiệu từ Washington và Brussels trước thềm hội đàm ở Geneva và Mỹ vẫn khăng khăng muốn những sự nhượng bộ đơn phương từ chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov phát biểu tại một cuộc...