Sau dịch, nhiều giáo viên mầm non “một đi không trở lại”
Quản lý phải đứng lớp, cô giáo lớp nhà trẻ lên dạy lớp Lá…, do thiếu giáo viên khi trường hoạt động trở lại, các trường mầm non ngoài công lập phải xoay đủ cách trong khi chờ tuyển người.
Hoạt động trở lại sau hơn 3 tháng nghỉ dịch, nhiều trường mầm non ngoài công lập ở TPHCM và các tỉnh lân cận rơi vào tình cảnh thiếu giáo viên. Tại một số trường, hiệu trưởng, quản lý phải tạm thời tham gia đứng lớp trong khi chờ tuyển người.
Hiệu trưởng một trường tư thục ở Gò Vấp, TPHCM cho hay, dù chỉ mới trẻ lớp Lá đi học lại nhưng trường đã phải huy động toàn bộ đội ngũ còn lại cùng giữ trẻ.
Tuần tới, lớp Mầm và lớp Chồi đi học trở lại, quản lý nhà trường cũng sẽ phải tham gia vào việc hỗ trợ lớp vì khả năng chưa tuyển được người.
Các trường mầm non tư thục tại TPHCM liên tục tuyển giáo viên khi mở cửa trở lại sau đợt nghỉ dịch
Cô cho hay, đợt nghỉ dịch dài, trường không đủ khả năng để trả lương giữ toàn bộ giáo viên nên nhiều người đã nghỉ việc. Chưa kể, một số giáo viên tìm được công việc khác nên nhiều vị trí bị trống.
Ngay khi có lịch học sinh đi học trở lại, trường đã liên tục đăng tuyển nhưng vẫn chưa tuyển được người. Trường đang cần tuyển 8 giáo viên và bảo mẫu.
Cô N.T.K.N., giáo viên tại một trường mầm non ở Thủ Đức (TPHCM) cho biết, cô phụ trách lớp 3 tuổi nhưng hiện tại, đang đứng lớp trẻ 5 tuổi do trường thiếu giáo viên. Dù hiện tại, chỉ mới trẻ 5 tuổi đi học trở lại và tỷ lệ trẻ quay lại trường sau dịch còn rất thấp.
Video đang HOT
Theo cô N., sang tháng 6, trẻ quay lại trường sẽ đông hơn. Nếu trường không kịp thời tuyển giáo viên sẽ rất khó khăn, không đảm bảo tỷ lệ 2 giáo viên/lớp như bình thường thì giáo viên hiện tại sẽ cực kỳ vất vả.
“Trẻ nhỏ lâu ngày đi học trở lại sẽ khó tránh việc quấy khóc, phải tập làm quen lại từ đầu. Nếu thiếu giáo viên sẽ cực kỳ áp lực cho các trường trong việc chăm sóc trẻ”, cô N. nói.
Ngay sau khi TPHCM có lịch đi học trở lại của học sinh, hàng loạt trường mầm non tư thục đã cấp tập tuyển giáo viên để hoạt động trở lại. Không chỉ ở TPHCM mà nhiều trường ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… cũng tích cực tuyển giáo viên.
Nhiều trường chưa thể hoạt động trở lại, hoặc hoạt động cầm chừng vì thiếu giáo viên. Thời gian nghỉ dịch dài, nhiều trường không đủ tài chính để trả lương, bảo hiểm để giữ giáo viên nên giờ thiếu nhân sự. Họ phải tuyển mới nhưng việc tuyển lúc bình thường đã khó, lúc này lại càng khó hơn.
Trên các trang việc làm và các hội giáo viên, tin tuyển dụng tìm giáo viên mầm non được các trường đăng tải liên tục. Có nhiều trường những tuần qua ngày nào cũng cập nhật nhưng vẫn không tìm được người.
Dịch bệnh Covid-19 tác động rất lớn đến nhiều ngành nghề, trong đó phải nói đối tượng giáo viên mầm non dạy trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề.
Thực trạng nhiều người mất thu nhập, mất việc ít nhiều thay đổi sự gắn bó của giáo viên với công việc thiếu sự ổn định, thu nhập không cao.
Tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến mất việc, mất thu nhập, nhiều giáo viên mầm non chuyển nghề (Ảnh minh họa)
Thống kê của Sở GD&ĐT TPHCM, có tới 879 cơ sở giáo dục mầm non và trên 23.460 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên bị ảnh hưởng về các khoản lương, bảo hiểm theo quy định.
Đối với giáo viên, trong thời gian nghỉ học phòng dịch, có tới 80% giáo viên bị ảnh hưởng việc làm, đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên làm việc tại các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Bà Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường mầm non Đô Rê Mi, Bình Dương cho hay, trường đang cần tuyển giáo viên khi hoạt động trở lại. Việc tuyển giáo viên mầm non của các trường ngoài công lập vốn đã rất khó, sau đợt dịch sẽ càng khó.
Thời gian nghỉ dài, nhiều giáo viên tìm được công việc khác, ổn hơn nên họ đổi nghề, không quay lại trường học nữa.
Chưa kể, với không ít người, công việc giáo viên mầm non chỉ là “tạm thời” để chờ cơ hội, tác động từ dịch đã tạo động lực cho họ đổi việc, “một đi không trở lại”.
Lựa chọn sách giáo khoa: "Chất" hay "thương hiệu"?
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo "thương hiệu".
Hiện nay nhiều địa phương chưa tiếp cận được với những cuốn sách giáo khoa mới. Ảnh ĐH.
Nên công khai ý kiến đánh giá từng cuốn sách
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố quyết định phê duyệt 32/38 danh mục theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương vẫn chưa tiếp cận được SGK mới của các nhà xuất bản để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc lựa chọn SGK.
Từ đây, GS Thuyết đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên công khai ý kiến đánh giá của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK về từng cuốn sách: "Phụ huynh, giáo viên đọc ý kiến thẩm định sẽ biết hội đồng thẩm định khen gì, chê gì, số phiếu cho từng cuốn sách ra sao. Có những cuốn sách chỉ được 3/4 số phiếu đánh giá "Đạt, không cần sửa chữa" cũng đã đạt, nhưng cũng có những cuốn sách được 100% số phiếu. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã chỉ đạo đưa các chế bản SGK lên mạng để người dân tham khảo. Nếu làm được như vậy sẽ vừa đảm bảo công khai, dân chủ lại vừa giảm được chi phí vì hầu hết mọi người đều có điện thoại, máy tính có thể vào mạng. Còn về những lo ngại như sợ làm sách lậu, ăn cắp bản quyền, thì đều có thể giải quyết được bằng công nghệ và pháp luật".
Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, việc lựa chọn SGK cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo "thương hiệu", đến giữa năm học, học sinh học không nổi, giáo viên kêu ca, phụ huynh phàn nàn thì rất dễ xảy ra "vỡ trận" SGK.
Cũng theo GS Thuyết, lần đổi mới này có nhiều NXB cùng tham gia làm SGK, do đó, thông tư hướng dẫn việc chọn SGK cũng cần quy định rõ quyền của các NXB được tiếp thị sách như thế nào để đảm bảo sự minh bạch, công bằng.
Thông tư quy định lựa chọn SGK cần dài hơi
Không chỉ có vậy, hiện dư luận xã hội cũng lo ngại sẽ có sự chỉ đạo ngầm của lãnh đạo địa phương trong việc lựa chọn SGK.
Về vấn đề này GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định, từ trước đến nay, các phòng, sở giáo dục và đào tạo vẫn quen chỉ đạo theo 1 SGK nên dễ xảy ra trường hợp địa phương muốn cả tỉnh chọn 1 bộ SGK nhất định để dễ chỉ đạo. "Cũng không loại trừ khả năng sẽ có những tác động vật chất không tiện nói khiến sự chỉ đạo sai lệch", GS Thuyết nhấn mạnh.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thông tin, trước nay vẫn có những chỉ đạo ngầm về chọn sách tham khảo, đôi khi những chỉ đạo này không cần văn bản. "Báo chí gần đây cũng đã phản ánh hiện tượng Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam chi lương cho các lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh suốt 4 năm liền. Việc lãnh đạo và tất cả các chuyên viên chỉ đạo môn học của Sở nhận lương tháng của nhà xuất bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn SGK", GS Thuyết nhấn mạnh.
Nghị quyết 88 nêu rõ, các trường được quyền tự chọn SGK, song GS Thuyết cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những quy định để thông tư hướng dẫn việc chọn SGK mang tính dài hạn hơn. "Được biết thông tư này chỉ phục vụ cho việc chọn SGK lớp 1 trong năm tới theo Nghị quyết 88. Bộ nên xin ý kiến Quốc hội để hướng dẫn việc lựa chọn SGK vừa phù hợp với Nghị quyết 88, vừa phù hợp với Luật Giáo dục. Luật quy định UBND cấp tỉnh quyết định 'việc chọn SGK', chứ không nói UBND cấp tỉnh 'quyết định chọn SGK'. Vậy thì UBND cấp tỉnh vẫn có thể giao cho các trường chọn theo Nghị quyết 88, nếu thế có thể soạn được thông tư dài hơi cho nhiều lớp và trong nhiều năm khác nhau. Thông tư ấy cũng phải quy định trách nhiệm, quyền của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương. Cụ thể là UBND cấp tỉnh được làm gì và không được làm gì, nhiệm vụ của Sở và các phòng Giáo dục và Đào tạo ra sao", GS Thuyết cho biết.
GS Thuyết cũng cho biết: "Các cơ quan cấp trên phải tôn trọng quyền dân chủ các trường khi chọn SGK, không được chỉ đạo thiên lệch, kể cả chỉ đạo miệng. Tránh trường hợp như đã từng xảy ra chưa lâu đó là, ông giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đứng lên giữa hội nghị ca ngợi hết lời một bộ sách hay nói thẳng là chỉ chọn sách này sách kia. Như vậy thì cấp dưới sao dám chọn sách khác? Và như vậy thì cần gì Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 88 hay Luật Giáo dục nữa?".
Đỗ Hòa
Theo haiquanonline
NXB Giáo dục VN cung ứng 40.000 bản mẫu để lựa chọn SGK mới Nhằm thuận lợi cho việc lựa chọn SGK, NXB Giáo dục Việt Nam đã lên kế hoạch cung ứng 40.000 bản SGK để cho giáo viên và các cơ sở giáo dục trong toàn quốc được tiếp cận với các bộ sách mới. Ngày 16/12, chia sẻ về những kế hoạch triển khai sách giáo khoa (SGK) mới lớp 1 đã và đang...