Sau cơn sốt điên đảo, giao dịch đất Củ Chi bất ngờ lao dốc
Theo ghi nhận, hoạt động giao dịch và hồ sơ nhà đất tại huyện Củ Chi giảm khoảng 30-50% so với thời điểm 2 tháng trước.
Giao dịch nhà đất lao dốc
Thực mục sở thị tại phòng công chứng nhà đất huyện Củ Chi ( thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi), chúng tôi ghi nhận hoạt động công chứng và hồ sơ nhà đất giảm đáng kể so với thời điểm 2-3 tháng trước.
Tiếp xúc với nhân viên phòng công chứng nhà đất tại đây, được biết, lượng hồ sơ giảm khoảng 30-50% so với thời điểm đất nóng sốt, người đi công chứng cũng giảm rõ nét so với trước. Nhân viên này cho biết, khoảng tháng 3&4/2018, khách đến công chứng hồ sơ nườm nượp, chật kín văn phòng, thậm chí không có chỗ chen chân thì hiện tại lượng hồ sơ đã giảm nhiều.
Một nhân viên ngân hàng đang làm hồ sơ cho khách vay mua tại đây cũng cho hay, so với khoảng 3 tháng trước thì khách làm hồ sơ vay mua giảm mạnh nhưng so với 1 tháng trước thì thời điểm hiện tại số hồ sơ khách hàng vay ngân hàng mua đất có nhỉnh hơn một chút.
Ngồi kế nhân viên này, anh Khanh, vừa là nhà đầu tư (NĐT), vừa là “cò” đất nền Củ Chi cho biết, thời điểm đất sốt, không chỉ các NĐT mà cả diễn viên, ca nghệ sĩ… đều kéo nhau xuống đây mua đất đầu tư lướt sóng, hiện tại tình trạng này không còn. Giao dịch hiện nay diễn ra cầm chừng ở nhu cầu thực.
Theo anh Khanh, từ thời điểm Quyết định 60 ban hành, đất nền khu vực lắng xuống hẳn. Khoảng tháng 5/2018, giao dịch đang trên đà nóng sốt bỗng quay đầu hạ nhiệt, nhiều NĐT ra hàng để thu dòng tiền. Tuy nhiên, hiện tại, lượng hàng của NĐT vẫn còn khá lớn chưa ra được.
Tìm hiểu tại văn phòng công chứng Tân Quy ( tỉnh lộ 8, xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi) được biết, số lượng hồ sơ nhà đất đã giảm khoảng 20% so với 2 tháng trước. Một nhân viên tại đây cho hay, thời điểm đất sốt, nhân viên thường làm việc quá giờ hành chính vì lượng hồ sơ liên tục nhưng hiện tại thì ngày vắng, ngày đôn, khách vào không đồng đều.
Video đang HOT
Giá đất đã leo thang 20-40% so với cùng kỳ năm ngoái
Theo ghi nhận, thời điểm này giá đất nền Củ Chi, Hóc Môn đã chững lại, biến động tăng nhẹ, một vài khu vực giảm giá do sức mua giảm hẳn so với trước.
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá đất các khu vực này đã tăng 20-30%, thậm chí một số nơi tăng trên 40%/năm. Sự tăng trưởng nóng này diễn ra thời điểm sau Tết nguyên đán đến tháng 4/2018. Điều này đã khiến cơ quan chức năng lo ngại tình trạng bong bóng BĐS có thể xảy ra với khu ven Tp.HCM. Đến khoảng tháng 5/201, tình trạng nóng sốt cục bộ tại khu vực Củ Chi, Hóc Môn được kiểm soát. Đa số NĐT tìm cách thoát hàng tại khu vực.
Đất nền tại xã Trung An ghi nhận tăng từ 8 triệu đồng/m2 lên 11-12 triệu đồng/m2 trong vòng 1 năm; tại xã Phú Hòa Đông đất thổ cư cũng tăng giá từ 6 triệu đồng/m2 (tháng 2/2017) lên 9-10 triệu đồng/m2 (hiện tại), riêng đất trồng cây lâu năm tăng giá khoảng 10% trong vòng 1 năm. Riêng đất tại thị trấn Củ Chi giá tăng khoảng 30-40%/năm, thậm chí theo ghi nhận một số nền tăng giá gấp đôi. Mức giá thời điểm đầu năm 2017 là 12-13 triệu đồng/m2 hiện đã dao động ở mức 19-24 triệu đồng/m2 (tùy vị trí). Sau cơn sốt đất vừa qua, mức giá này chững lại hoặc giảm nhẹ xuống còn khoảng 17-21 triệu đồng/m2.
Theo tìm hiểu, mặc dù thị trường chững lại, có hiện tượng NĐT rao bán cắt lỗ nhưng thực chất giá NĐT bán ra đã chênh khoảng vài giá trên m2 so với thời điểm mua vào. Điều này cho thấy, dù mức chênh không bằng thời điểm sốt đất nhưng NĐT vẫn khá lời khi bỏ tiền vào đất nền khu vực Củ Chi, Hóc Môn.
Theo một NĐT sống tại xã Phú Hòa Đông (Củ Chi), hiện tại đất Củ Chi không có hiện tượng NĐT ồ ạt xả hàng, tuy nhiên cũng có NĐT chấp nhận bán lỗ 200-300 triệu đồng so với giá mua vào. NĐT này cho hay, trường hợp này rơi vào các NĐT lướt sóng là chủ yếu, vào thị trường trong cơn sốt, chờ giá lên chốt lời cao nhưng khi thị trường đứng đột ngột khó ra hàng nên chấp nhận bán lỗ. Tuy nhiên, những trường hợp này không phổ biến.
“Ở giai đoạn này, thị trường đất nền Củ Chi, Hóc Môn chủ yếu bán cho người mua ở thực và NĐT “dài hơi”, dòng vốn khá, có thời gian chờ đợi thời điểm chốt lời từ 1-2 năm. Riêng hoạt động đầu tư lướt sóng không còn”, NĐT này khẳng định.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Doanh nghiệp bất động sản chi tiền gia tăng quỹ đất
Vinhomes mua Dự án Sân golf Củ Chi diện tích 200 ha, Netland chi hơn 60 tỷ đồng sở hữu đất quận 1, TP.HCM, Hải Phát đàm phán mua lại 40% vốn Nhà nước tại Cienco 5, Novaland góp thêm hơn 5.480 tỷ đồng vào Nova Mỹ Đình... Mục tiêu chính của các thương vụ này là gia tăng quỹ đất sở hữu.
Vinhomes mua Dự án Sân golf Củ Chi diện tích 200 ha, Netland chi hơn 60 tỷ đồng sở hữu đất quận 1, TP.HCM, Hải Phát đàm phán mua lại 40% vốn Nhà nước tại Cienco 5, Novaland góp thêm hơn 5.480 tỷ đồng vào Nova Mỹ Đình... Mục tiêu chính của các thương vụ này là gia tăng quỹ đất sở hữu.
Công ty cổ phần (CTCP) Vinhomes (VHM) đã thông báo chính thức về việc nhận chuyển nhượng hơn 32 triệu cổ phần CTCP Phát triển GS Củ Chi, trở thành cổ đông sở hữu 98% vốn điều lệ doanh nghiệp này.
Công ty Phát triển GS Củ Chi là đơn vị trực tiếp đảm nhiệm phát triển Dự án Sân golf Củ Chi, Tây Bắc TP.HCM. Trước đó, năm 2012, Tập đoàn C.T Group đã mua lại 95% cổ phần của Công ty Phát triển GS Củ Chi với giá trị khoảng 24 triệu USD.
Dự án Sân golf Củ Chi có tổng diện tích khoảng 200 ha, vốn đầu tư ban đầu là 42,6 triệu USD. Theo quy hoạch được phê duyệt, Sân golf Củ Chi có cơ cấu sử dụng đất gồm đất sân golf và cơ sở hạ tầng phụ trợ chiếm diện tích từ 140 - 150 ha; đất giao thông và cây xanh chiếm 43 - 47 ha; còn lại là khu nhà ở cho thuê trên diện tích khoảng 8 - 10 ha.
Chưa kể, Vinhomes cũng đã ký các hợp đồng chuyển nhượng vốn góp để mua 97,69% cổ phần của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đô thị Đại học Quốc tế Berjaja Việt Nam từ các đối tác với tổng giá phí là 11.748 tỷ đồng.
Trong khi đó, HĐQT CTCP Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (NVL) đã có nghị quyết về việc góp thêm 5.481 tỷ đồng vào CTCP Địa ốc Nova Mỹ Đình, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 99,99%.
Hiện chưa có thông tin chính thức về quỹ đất hoặc dự án do Nova Mỹ Đình sở hữu, nhưng các thông tin trên thị trường cho rằng, nhiều khả năng đây là dự án lớn, có quy mô chục nghìn tỷ đồng sắp được ra mắt.
Vào tháng 5, NVL cũng đã góp hơn 1.058 tỷ đồng vào CTCP Nova Nippon, nâng sở hữu tại công ty con này lên 107,8 triệu cổ phần, tương đương 99,98% vốn điều lệ.
Trên thị trường bất động sản, việc tích lũy quỹ đất của doanh nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức, như nhận chuyển nhượng vốn góp tại công ty sở hữu dự án; tham gia mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá; hợp tác đối tác công - tư, đấu giá, đấu thầu, thực hiện dự án hợp đồng BT...
Đối với CTCP Đầu tư Hải Phát, mục tiêu trong vòng 5 năm tới, Công ty sẽ có được quỹ đất 10.000 hecta. Theo tiết lộ của lãnh đạo doanh nghiệp, trong năm 2019, ước tính các dự án đang triển khai và hợp đồng BT có thể mang về cho Công ty khoảng 450 hecta.
Hiện tại, Hải Phát cũng đang đàm phán để mua lại 40% vốn nhà nước tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) - chủ đầu tư dự án BT đường trục phía Nam với quỹ đất đối ứng gần 200 ha, chính là Dự án Mỹ Hưng - Thanh Hà giai đoạn 2, có tổng mức đầu tư 17.075 tỷ đồng.
Mới đây, theo Nghị quyết HĐQT CTCP Bất động sản Netland (NRC), Công ty sẽ mua lại tài sản cố định ở số 3 Trần Nhật Duật, Quận 1, TP. HCM. Đây cũng là địa chỉ trụ sở chính của Công ty Bất động sản Danh Khôi, công ty con do NRC sở hữu 95% vốn.
Theo đó, NRC sẽ mua lại từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Anh, ông Nguyễn Thế Sơn và bà Đỗ Thị Lý với tổng giá chuyển nhượng hơn 60 tỷ đồng. Trong đó, giá mua bán tài sản gắn liền với đất là 2,6 tỷ đồng và giá chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất gần 57,5 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý I, tiền mặt của NRC chỉ đạt hơn 10 tỷ đồng, các khoản phải thu khách hàng hơn 40 tỷ đồng. Để có nguồn vốn đầu tư vào tài sản trên, HĐQT NRC đã thông qua việc vay Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Gia Định 38 tỷ đồng, thời hạn 120 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Việc đàm phán và ký kết hợp đồng tín dụng cũng như các hợp đồng và văn bản khác liên quan đến khoản vay trên sẽ được ủy quyền cho Tổng giám đốc thực hiện.
CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - TTC Land (SCR) cũng vừa báo cáo tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Cụ thể, Công ty huy động được hơn 713 tỷ đồng, trong đó dùng gần 195 tỷ đồng để tái cấu trúc nguồn vốn, nợ vay; còn lại 537 tỷ đồng để mua đứt Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư kinh doanh bất động sản Hùng Anh Năm.
Hùng Anh Năm đang là chủ đầu tư dự án 5.000 m2 tại đại lộ Võ Văn Kiệt, dự án tiềm năng với mặt tiền đắc địa. Hiện Công ty đã hoàn tất giai đoạn đền bù. Ngoài Hùng Anh Năm, SCR đang tích cực phát triển quỹ đất khoảng 1.500 ha bằng việc mua 79,82% vốn của CTCP Toàn Hải Vân, mua thêm 11% vốn CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công (TTC IZ) và chi 367 tỷ đồng để tăng sở hữu tại CTCP Khai thác và Quản lý khu công nghiệp Đặng Huỳnh lên 51%.
Phan Hằng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giới đầu tư địa ốc vùng ven TP.HCM "hốt bạc" nhờ xây ki - ốt cho thuê Những dãy ki -ốt có diện tích từ 12-25m2, tọa lạc gần khu vực chợ, đường lớn tại khu ven Tp.HCM đang được nhiều NĐT nhắm đến như kênh đầu tư sinh lời ổn định. Tìm hiểu thị trường tại khu ven Tp.HCM, cho thấy: Loại hình ki-ốt do NĐT xây rồi cho thuê lại hấp lực thị trường và có giá thuê...