Sau cơn lũ lịch sử ở Mường La, thầy trò hân hoan đón năm học mới
Tới trường tiểu học Nặm Păm hôm nay, không còn những ngổn ngang đất đá, lớp học tan hoang mà thay vào đó là những phòng học lắp ghép tươm tất.
Trận lũ lịch sử tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La vào đầu tháng 8 năm ngoái khiến toàn bộ cơ sở vật chất của trường tiểu học xã Nặm Păm bị cuốn trôi hoàn toàn. Tới trường tiểu học Nặm Păm hôm nay, không còn những ngổn ngang đất đá, lớp học tan hoang mà thay vào đó là những phòng học lắp ghép được dựng lên tươm tất hơn, thầy cô giáo và học sinh nhà trường đang phấn khởi chuẩn bị đón chào năm học mới.
Tới trường Tiểu học Nặm Păm hôm nay là những phòng học lắp ghép, khuôn viên trường sạch sẽ, khang trang.
Trận lũ lịch sử hồi đầu tháng 8/2017 đã gây thiệt hại nặng nề cho xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Riêng trường tiểu học Nặm Păm đã bị cuốn trôi toàn bộ cơ sở vật chất, gồm 1 điểm trường chính và 3 điểm trường lẻ. Gạt đi những khó khăn, mất mát, thầy và trò nhà trường cùng quyết tâm bước vào năm học 2017-2018 bằng những nhà tạm, nhà lắp ghép, cùng với đó ra sức chuẩn bị cho những năm học tiếp theo.
Tới trường tiểu học Nặm Păm trong buổi sáng nắng nhẹ, đổ nát trước kia đã được thay bằng những phòng học lắp ghép, khuôn viên trường sạch sẽ, khang trang, có được những điều ấy là nhờ có sự chung tay, đồng lòng của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm trên cả nước, và nhất là sự cố gắng, nỗ lực của thầy trò nhà trường.
Những ngày này, cùng với các thầy cô giáo, các em học sinh, các bậc phụ huynh cũng tham gia tích cực để sửa sang, dọn dẹp và trang hoàng các lớp học để sẵn sàng bước vào năm học mới 2018 – 2019.
Anh Quàng Văn Xuân, phụ huynh học sinh ở bản Hốc, xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La phấn khởi cho biết: “Các cô vận động phụ huynh đến trường dọn dẹp các phòng, các lớp, sân trường để sạch sẽ. Bên cạnh đó, bản thân tôi sẽ luôn vận động các phụ huynh khác đưa con em đến trường đông đủ hơn”.
Bước vào năm học 2018 – 2019, trường tiểu học Nặm Păm có 20 lớp, với tổng số hơn 520 học sinh.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, điểm trung tâm trường vẫn là những nhà lắp ghép tạm trên sân trường của trường Trung học cơ sở Nặm Păm; tại điểm trường Hua Nặm, thuộc trường tiểu học Nặm Păm vẫn còn những nhà gỗ xuống cấp trầm trọng, phải nhờ phụ huynh tu sửa để học tạm; một số điểm trường phải học ghép lớp.
Dẫu còn nhiều khó khăn, song đội ngũ cán bộ, giáo viên trường tiểu học Nặm Păm vẫn luôn cố gắng, nỗ lực nhằm mang tới cho các em học sinh những điều kiện tốt nhất.
Bà Lê Thị Thúy, phó hiệu trưởng trường Tiểu học Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho biết: “Bước vào năm học mới năm nay, mặc dù về cơ sở vật chất vẫn vẫn còn rất là khó khăn nhưng đội ngũ thầy cô vẫn yêu nghề, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Đến thời điểm này đã sẵn sàng cho năm học mới 20198 – 2019″.
Không chỉ riêng trường tiểu học Nặm Păm, đến thời điểm này, các đơn vị trường trên địa bàn huyện Mường La cũng đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như tâm thế, sẵn sàng bước vào năm học mới 2018 – 2019.
Ông Nguyễn Hữu Niên, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho biết: Đối với những điểm trường ở vùng sâu vùng xa, nhất là những điểm trường bị ảnh hưởng do thiên tai thì Phòng Giáo dục và đào tạo huyện đã chỉ đạo các nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương khắc phục những điểm trường bị hư hỏng, đồng thời vận động học sinh đến lớp và thực hiện phương án “4 tại chỗ” để các em học sinh yên tâm trong quá trình học tập:
“Phòng giáo dục đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên trong toàn ngành về công tác chuẩn bị năm học mới, về chuyên môn cũng như tất cả các lĩnh vực.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cũng chỉ đạo các đơn vị trường phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân tu sửa, sửa chữa những điểm trường, lớp, đặc biệt là ở những bản lẻ bị ảnh hưởng do mưa lũ mà bị hỏng thì người dân sẽ sửa chữa để phục vụ cho các em học sinh trong năm học mới đảm bảo. Đến thời điểm này thì toàn ngành cơ bản đã đảm bảo các điều kiện cho học sinh tới trường”.
Ngày khai giảng năm học mới đang cận kề, thầy và trò vùng lũ Mường La, Sơn La đang nỗ lực vượt qua khó khăn, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để sẵn sàng bước vào năm học mới. /.
Theo vov.vn
Nghệ An: Lũ cuốn sập nhà, nhiều giáo viên xã biên giới phải thuê nhà trọ
Dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 4, nhưng hoàn lưu bão đã làm cho địa bàn huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Đặc biệt, hàng chục nhà ở giáo viên, trường học trên địa bàn đã bị thiệt hại nặng nề, nhiều các giáo viên phải đi thuê nhà trọ.
Trong đợt mưa lũ vừa qua, địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề về cơ sở vật chất, con người... Trong đó, hàng chục trường học, nhà ở của giáo viên (GV) trên địa bàn đã bị mưa lũ cuốn trôi, đánh sập gây hư hỏng. Tại trường PTDTBT THCS Mỹ Lý - nơi có 30 GV đang công tác, hầu hết GV đều phải thuê nhà người dân để ở trọ, hoặc đã xây dựng nhà tạm để trú.
Tuy nhiên, đợt lũ lụt vừa qua, 6 gia đình GV tại đây đã bị nước cuốn trôi, gây hư hỏng thiệt hại gần 500 triệu đồng.
"Một số nhà ở của GV đợt lũ vừa qua đã bị đánh sập, hư hỏng, nhiều GV đã phải tá túc trong nhà bà con dân bản hoặc dựng nhà tạm để ổn định công tác dạy và học cho các em. Hiện công tác khắc phục đang được hoàn thiện dần, hy vọng đến ngày khai giảng những ngôi nhà dựng lại sẽ hoàn thành tốt đẹp để ổn định, còn soạn giáo án cho công tác năm học mới nữa", một GV tại Mỹ Lý chia sẻ.
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Hồng Hoa - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn cho biết: "Qua báo cáo nhanh của các đơn vị và nắm bắt tình hình, diễn biến của cơn bão số 4 diễn ra từ ngày 15/8/2018 đến nay, ngành Giáo dục đã chịu khá nhiều thiệt hại; có 12 ngôi trường bị ảnh hưởng do ngập lụt và làm thiệt hại lên đến gần 5 tỷ đồng; bên cạnh đó có 1 học sinh trên địa bàn tử vong. Đến nay công tác khắc phục hậu quả hậu hoàn lưu bão số 4 đã cơ bản được khắc phục".
Trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 4 vừa qua, tại huyện miền núi Kỳ Sơn có 12 trường học với 22 phòng học bị ngập, sạt lở. Hàng nghìn bộ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, dụng cụ phục vụ việc ăn bán trú của các học sinh bị hư hỏng, lũ cuốn trôi.
Tại trường Tiểu học Thị Trấn do nước sông dâng cao và chảy xiết đã làm ngập toàn bộ nhà ở (ngập nước trên 1m), phòng học và các công trình khác ước tính thiệt hại ban đầu trên 800 triệu đồng.
Chiều 23/8, trao đổi với PV Dân trí, thầy Nguyễn Quang Tuấn - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Mỹ Lý (xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn) cho biết: "Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4, mưa lớn kéo dài làm nước sông dâng cao, lũ quét gây sạt thiệt hại 6 nhà ở của giáo viên đang công tác tại trường PTDTBT THCS Mỹ Lý, gây thiệt hại ước tính khoảng trên 500 triệu đồng. Sau khi sự cố xảy ra, phía huyện Kỳ Sơn cũng đã vào thăm và động viên các thầy cô giáo an tâm giảng dạy và tiếp tục công tác khắc phục hậu quả".
"Hiện Trường PTDTBT THCS Mỹ Lý chúng tôi có 30 GV. Hầu hết các GV đều thuê nhà của người dân để ở, ngoài ra trường chúng tôi vừa qua cũng bị sạt nhà ăn của các em, hiện đã được khắc phục", thầy Tuấn cho biết thêm.
Trong đợt mưa lũ vừa qua tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã làm cho: Trường Mầm non Mường Típ tại cơ sở chính và bản Xốp Típ, do nước suối dâng cao và chảy xiết đã làm ngập toàn bộ nhà ở, phòng học và các công trình khác; Trường PTDTBT THCS Mỹ Lý, tại bản Xốp Tụ, do nước suối dâng cao đã làm sập, lún 6 nhà ở của giáo viên và cuốn trôi 1 nhà; Trường Mầm non Mường Ải, cơ sở chính, do nước suối dâng cao và chảy xiết đã làm ngập toàn bộ nhà ở, phòng học và các công trình khác; Còn trường Mầm non và Tiểu học thị trấn Mường Xén do nước sông Nậm Mộ dâng cao và chảy xiết đã làm ngập toàn bộ nhà ở, phòng học...
Đặc biệt, tại Trường Mầm non Mỹ Lý 1, nước suối dâng cao sau khi rút đã làm lún, nghiêng 13 nhà ở của GV..
Hiện nay, Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn đã chỉ đạo Hiệu trưởng các trường bị thiệt hại tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành để khắc phục thiệt hại do cơn bão số 4 gây ra.
Dưới đây là một số hình ảnh được PV ghi lại những ngôi trường bị ngập và nhà ở GV sập do lũ gây ra:
Tại Trường Mầm non Mường Típ tại cơ sở chính và bản Xốp Típ, nước suối dâng cao và chảy xiết đã làm ngập toàn bộ nhà ở, phòng học và các công trình khác ước tính thiệt hại ban đầu trên 800 triệu đồng.
Hiện nay, Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn chỉ đạo Hiệu trưởng các trường bị thiệt hại tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành để khắc phục thiệt hại do cơn bão số 4 gây ra.
Căn nhà của gia đình thầy giáo Phan Văn Giang bị cơn lũ làm sạt lở, gây sập 2/3 diện tích nền nhà; nước lũ cuốn trôi toàn bộ nhà ở và nhà bếp, công trình phụ... Ước tính tổng thiệt hại khoảng 180 triệu đồng.
Riêng gia đình thầy giáo Vi Văn Dương lũ lụt đã làm cho toàn bộ nền đất bị sụt lún nền đất, làm nhà bị gãy; Nhà bị nứt nẻ bờ tường, nghiêng lệch; Phải dỡ bỏ toàn bộ nhà ở để đi dựng lại ở nơi khác mặc dù nhà mới làm và mới đưa vào sử dụng khoảng 4 tháng trở lại đây. Ước tính thiệt hại khoảng 185 triệu đồng.
Với gia đình cô giáo Phan Thị Thu Hiền, đợt lũ lớn vừa qua đã làm cho nền đất bị sạt lở khiến nhà có nguy cơ đổ sập nên buộc phải di dời vào so với vị trí cũ khoảng 7m; Nhà đã được di chuyển vào nhưng không dám ở, phải đi thuê trọ; Nhà bếp, bể nước, công trình phụ bị sập và nước cuốn trôi. Ước tính thiệt hại khoảng 50 triệu đồng.
Trong khi đó, cũng chịu ảnh hưởng của bão lũ, gia đình thầy giáo Nguyễn Văn Hải cũng đã bị nền đất sạt lở làm nhà có nguy cơ đổ sập nên buộc phải di dời vào so với vị trí cũ khoảng 6m; Nhà bếp bị sập; Bể nước, công trình phụ bị nghiêng lệch không sử dụng được. Ước tính thiệt hại khoảng 35 triệu đồng.
Cùng chung cảnh tương tự, gia đình thầy giáo Vi Quốc Hương căn nhà bị nền đất sạt lở làm nhà có nguy cơ đổ sập nên buộc phải di dời và đi ở nhờ nơi khác; ngoài ra công trình phụ bị sập; bờ kè đang xây dựng đã bị lũ cuốn, không sử dụng được... thiệt hại ước tính 35 triệu đồng.
Thiệt hại đối với gia đình thầy giáo Phạm Văn Đồng khi nhà bị sạt lở làm gãy, nứt nền móng nhà, nhà bị nghiêng lệch và ước tính thiệt hại khoảng 15 triệu đồng.
Trường PTDTBT THCS Mỹ Lý tại bản Xốp Tụ, do nước suối dâng cao đã làm sập, lún 6 nhà ở của giáo viên và cuốn trôi 1 nhà; ước tính thiệt hại ban đầu trên 500 triệu đồng.
Khu vực nhà ăn của học sinh Mỹ Lý hư hỏng sau đợt mưa lũ và hiện đã được khắc phục.
Nguyễn Duy
Theo Dân trí
Hơn 130 giáo viên THCS bị điều chuyển dạy tiểu học Hơn 130 giáo viên cấp 2 ở huyện Diễn Châu, Nghệ An vừa bị điều chuyển xuống dạy tiểu học trong năm học 2018-2019. Ảnh minh họa 131 giáo viên dạy hai môn Văn, Toán bậc THCS ở huyện Diễn Châu, Nghệ An vừa bị điều chuyển xuống dạy tiểu học trong huyện này từ năm học 2018-2019. Việc bị điều chuyển đầu...