Sau các ứng dụng Trung Quốc, đến lượt Xiaomi và Vivo trở thành nạn nhân của phong trào tẩy chay tại Ấn Độ, nhờ đó Samsung hưởng lợi
Các hãng smartphone Trung Quốc có thể là nạn nhân tiếp theo của làn sóng tẩy chay tại Ấn Độ.
Nếu bỏ qua Samsung, thị trường smartphone Ấn Độ hoàn toàn bị chi phối bởi các nhà sản xuất Trung Quốc. Tuy nhiên những căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cùng với phong trào tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc có thể thay đổi điều đó.
Vài ngày trước, Ấn Độ đã chính thức ban hành lệnh cấm đối với 59 ứng dụng của Trung Quốc. Trong đó có cả ứng dụng đang rất hot hiện nay là TikTok, mà Ấn Độ là một trong những thị trường lớn nhất của TikTok, chiếm 30% trong tổng số lượt tải về.
Video đang HOT
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng Xiaomi, Vivo và các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc sẽ là nạn nhân tiếp theo của làn sóng tẩy chay này. Những chiếc smartphone Trung Quốc đang chiếm được ưu thế tại Ấn Độ nhờ có giá bán rẻ và cấu hình mạnh.
Theo ước tính gần đây nhất, Xiaomi chiếm 30%, Vivo chiếm 17%, Samsung đứng thứ ba với 16%, tiếp đó là Realme với 14% và Oppo với 12% thị phần của thị trường smartphone tại Ấn Độ. Các hãng smartphone Trung Quốc chiếm tổng cộng 81% thị phần tại Ấn Độ. Trong khi đó, Apple chỉ khiêm tốn với 11%.
Samsung rõ ràng là đang tận dụng cơ hội tốt này, để có thể chiếm lấy nhiều thị phần hơn tại thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng. Bằng chứng là mới đây, Samsung đã cho ra mắt liên tục 4 chiếc smartphone giá rẻ tại Ấn Độ.
Samsung không chỉ tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp của mình, mà các dòng smartphone tầm trung như A-series hay giá rẻ như M-series cũng rất được chú trọng.
Sắp tới đây, Samsung sẽ cho ra mắt một chiếc smartphone sử dụng tấm nền OLED của bên thứ 3, chứ không phải là của Samsung Display để cắt giảm chi phí. Đây sẽ là lần đầu tiên Samsung sử dụng tấm nền OLED của một nhà sản xuất khác, cho thấy mọi nỗ lực nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Không chỉ Samsung, mà ngay cả Apple cũng có thể sẽ được hưởng lợi từ làn sóng tẩy chay Trung Quốc tại Ấn Độ. Apple cũng đã thay đổi chiến lược của mình, với việc ra mắt những chiếc iPhone giá rẻ. iPhone 12 cũng được cho là sẽ có giá bán rẻ hơn iPhone 11, nhờ đó dễ dàng tiếp cận hơn với những thị trường tiềm năng như Ấn Độ.
Một số nhà sản xuất smartphone hoạt động trở lại tại Ấn Độ
Xiaomi, Vivo, Samsung và Oppo nằm trong số các nhà sản xuất smartphone đã được một số lãnh đạo tiểu bang ở Ấn Độ cho phép bắt đầu khởi động trở lại một phần các nhà máy của họ.
Việc sản xuất smartphone tại Ấn Độ bắt đầu quay trở lại với các hạn chế nhất định
Theo Neowin, các dây chuyền lắp ráp smartphone ở Ấn Độ của các công ty này đã bị dừng vào cuối tháng 3 theo lệnh của chính phủ nhằm hạn chế sự bùng phát của Covid-19. Giờ đây, mọi thứ đang được xem là đủ an toàn để bắt đầu hoạt động trở lại, mặc dù vẫn có một số hạn chế nhất định.
Mỗi công ty và các đối tác của họ đang thực hiện các phương pháp khác nhau để sản xuất trở lại. Đối tác của Xiaomi, Foxconn cho biết các hoạt động sẽ khởi động lại ở bang Andhra Pradesh, trong khi một trong những đối tác của Apple, Wistron đã bắt đầu các hoạt động sản xuất hạn chế ở Bangalore. Vivo, Oppo và Samsung đều đang bắt đầu hoạt động trong nước với số lượng nhân sự hạn chế.
Samsung cho biết sự an toàn và phúc lợi của nhân viên vẫn là ưu tiên hàng đầu. Công ty cũng đảm bảo các biện pháp vệ sinh và giãn cách xã hội được áp dụng cũng như duy trì tại các cơ sở sản xuất của họ. Công ty cho biết các biện pháp đều phù hợp với chỉ đạo của chính phủ.
Đầu tuần trước, Samsung thông báo rằng họ đang lên kế hoạch mở lại quán cà phê thông minh và Smart Plazas ở Ấn Độ dựa theo thông báo từ chính phủ trong việc cho phép buôn bán hạn chế ở các khu vực màu cam và xanh lá cây, nơi virus SARS-CoV-2 ít phổ biến hơn.
Những người quay trở lại làm việc tại các nhà máy nói trên sẽ được yêu cầu cài đặt ứng dụng theo dõi liên lạc Aarogya Setu của chính phủ.
Rời Trung Quốc, các hãng điện thoại đặt nhà máy ở đâu? Sau khi được chính phủ Ấn Độ yêu cầu đóng cửa nhà máy vào cuối tháng 3, các ông lớn Xiaomi, Oppo, Vivo và Samsung đã bắt đầu mở cửa trở lại. Các công ty đã được cấp phép hoạt động sau thời gian dài đóng cửa. Tuy nhiên, nguồn nhân lực địa phương vẫn còn hạn chế vì chính phủ tiểu bang...