Sáu bí mật giúp hệ thống giáo dục Nhật Bản hiệu quả nhất thế giới
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với các nước khác, nhưng có một số khía cạnh khác biệt khiến giáo dục Nhật trở thành một trong những hệ thống giáo dục hiệu quả nhất trên thế giới.
1. Trước lớp 4, trẻ em Nhật Bản không tham gia các kỳ thi
Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng các trường học Nhật Bản có quan điểm rõ ràng trước kiến thức. Mục tiêu của họ trong 3 năm đầu là phát triển tính cách của trẻ và thiết lập cách cư xử tốt chứ không phải đánh giá kiến thức của trẻ.
Trẻ được học cách rộng lượng, cảm thông và nhân ái. Các em cũng được dạy để tôn trọng người khác và phát triển một mối quan hệ nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên và động vật.
2. Trẻ tự dọn dẹp trường học
Video đang HOT
Trong khi trường học ở các nước khác trên thế giới sử dụng nhân viên vệ sinh và người trông coi để giữ cho trường học gọn gàng, ở Nhật Bản không như vậy. Học sinh phải chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ của lớp học, nhà ăn và thậm chí cả nhà vệ sinh.
Những người làm giáo dục Nhật Bản tin rằng, việc này sẽ dạy cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau và làm việc theo nhóm. Bằng cách dành thời gian lau bàn, quét và lau sàn, học sinh học cách tôn trọng công việc của mình và công việc của người khác.
3. Học sinh dùng bữa trong lớp cùng với giáo viên
Ở các quốc gia khác, việc nhìn thấy một giáo viên ăn cùng với học sinh của họ có thể là điều khó hiểu, nhưng ở Nhật Bản, quy tắc này được coi là hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa học sinh và giáo viên. Trong khi dùng bữa, có thể diễn ra những cuộc trò chuyện thực sự hữu ích, giúp xây dựng bầu không khí gia đình.
Học sinh Nhật cũng được đảm bảo có một bữa ăn lành mạnh. Vì vậy, ở các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, bữa trưa được nấu theo thực đơn tiêu chuẩn do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các đầu bếp có chuyên môn xây dựng.
4. Tham dự các hội thảo sau giờ học
Các hội thảo sau giờ học hoặc các trường dự bị rất phổ biến ở Nhật Bản. Ở đó, học sinh có thể học những điều mới ngoài 6 giờ học trong ngày. Các lớp học được tổ chức vào buổi tối và hầu hết học sinh Nhật Bản đều tham gia lớp học này để có thể vào được một trường trung học cơ sở tốt. Và, không giống như nhiều học sinh trên thế giới, người Nhật học ngay cả trong những ngày cuối tuần và ngày lễ.
5. Học sinh học thơ và thư pháp Nhật Bản
Thư pháp Nhật Bản, còn được gọi là Shodo, là một hình thức nghệ thuật trong đó mọi người viết các ký tự kanji có nghĩa (các ký tự Trung Quốc được sử dụng trong hệ thống chữ viết của Nhật Bản) một cách biểu đạt và sáng tạo.
Mặt khác, Haiku là một dạng thơ trong đó những cụm từ đơn giản được sử dụng để truyền tải những cảm xúc sâu sắc đến người đọc. Thể thơ này được coi là có tác dụng trí tuệ và thẩm mỹ. Cả hai lớp học này đều dạy trẻ em tôn trọng truyền thống hàng thế kỷ và đánh giá cao nền văn hóa của họ.
6. Học sinh phải mặc đồng phục
Đồng phục ở hầu hết các trường trung học cơ sở ở Nhật Bản được thiết kế để loại bỏ các rào cản giàu, nghèo và giúp thúc đẩy ý thức cộng đồng, liên kết giữa các học sinh. Quy định về đồng phục cho phép học sinh tập trung sự chú ý vào việc học tập và cũng khuyến khích trẻ em theo đuổi thể hiện bản thân thông qua các phương pháp khác ngoài bộ quần áo khoác trên người.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh (ĐH Đà Nẵng) khai giảng năm học mới 2020 2021
Ngày 15/10, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh, ĐH Đà Nẵng (VNUK) tổ chức khai giảng năm học mới 2020 - 2021. Kỳ tuyển sinh ĐH năm 2020, VNUK có 220 SV trúng tuyển, vượt 50% số SV tuyển mới của năm 2019.
Đại diện VNUK trao học bổng cho tân SV năm học 2020 - 2021.
Lễ khai giảng năm học 2020-2021 của VNUK có sự tham dự của lãnh đạo ĐH Đà Nẵng, đại diện đến từ Hội đồng Anh tại Việt Nam, các sở ban ngành thành phố Đà Nẵng, các trường THPT, các tổ chức và doanh nghiệp đối tác cùng CB, GV, SV.
Tại buổi lễ, TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh đã gửi lời chúc mừng đến các tân sinh viên của nhà trường và chia sẻ những thành tựu VNUK đạt được trong năm học 2019-2020. VNUK đã đạt được nhiều thỏa thuận với các đối tác đại học trên thế giới. SV của VNUK có thêm nhiều lựa chọn trong việc du học trên nhiều hình thức như chuyển tiếp hoặc trao đổi ngắn hạn tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha, Hungary, Lihuania.
Với mục tiêu trở thành trường đại học mạnh về nghiên cứu, VNUK trở thành đơn vị đứng thứ 2 về chỉ số nghiên cứu trên tiến sĩ trong ĐH Đà Nẵng và là thành viên của Hiệp hội Khoa học Y sinh Châu Á - Thái Bình Dương.
Tháng 6/2020, VNUK tổ chức lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên chương trình đào tạo bậc đại học các ngành Quản trị kinh doanh quốc tế và Khoa học và Kỹ thuật máy tính. Tất cả các SV tốt nghiệp đều thỏa mãn chuẩn đầu ra tiếng anh với điểm số IELTS 6.5 cho ngành Quản trị kinh doanh quốc tế và IELTS 6.0 cho ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính.
Dịp này, VNUK đã trao 1 suất trao học bổng danh dự gồm 100% học phí 1 năm học, 1 suất học bổng tài năng gồm 100% học phí 2 năm học và 1 suất học bổng Tài năng gồm 100% học phí cho 1,5 năm.
Ngoài ra, VNUK còn trao 22 suất học bổng khuyến khích cho những SV gặp hoàn cảnh khó khăn với các mức hỗ trợ 100%, 75% và 50% học phí của một năm học.
Tủ sách "xếp sau" tủ rượu Qua 30 năm phát triển kinh tế thị trường, tỉ lệ đọc sách của người Việt ngày càng giảm, có đến 26% hoàn toàn không đọc sách. Ảnh minh họa/INT Lười đọc sách - đó là vấn nạn của người Việt - đã được cảnh báo từ lâu, nhưng vấn nạn đó không được khắc phục mà ngày càng tệ hại. Năm 2019...