Sau Ant Group, Jack Ma lại sắp mất thêm một tài sản quý giá khác
Chính phủ Trung Quốc vừa yêu cầu Alibaba phải tách các công ty truyền thông ra khỏi quyền kiểm soát của mình.
Trong nhiều năm nay, Jack Ma đã hình thành nên một đế chế truyền thông tại Trung Quốc nhằm đối đầu với Jeff Bezos tại Mỹ. Nhưng giờ đây, khi vị tỷ phú lừng lẫy Trung Quốc này đang bị chính phủ soi sét, đế chế truyền thông mà ông gây dựng nên cũng có nguy cơ tan rã.
Các báo cáo mới từ Wall Street Journal và Bloomberg cho biết, chính quyền Trung Quốc đang ra lệnh cho Alibaba phải đa dạng hóa các tài sản truyền thông của mình do những lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng của công ty này đến dư luận trong nước. Tuy vậy, vẫn chưa rõ đế chế truyền thông của Alibaba sẽ bị chia tách như thế nào.
Việc Alibaba đầu tư vào lĩnh vực truyền thông đã bị chú ý từ khi hãng này thông báo việc mua lại tạp chí South China Morning Post, một tạp chí tiếng Anh có tuổi đời 118 năm nay ở Hong Kong. Bên cạnh đó, Alibaba còn sở hữu một ấn phẩm truyền thông danh tiếng khác ở Trung Quốc, bao gồm cả trang tin công nghệ 36Kr, vốn được niêm yết trên sàn chứng khoán New York, cùng một thỏa thuận hợp tác chiến lước với tập đoàn truyền thông nhà nước Shanghai Media Group.
Những nhà phê bình đã nghi ngờ về cổ phần của Alibaba trong tạp chí SCMP, một tạp chí danh tiếng ở châu Á. Để đánh tan các nghi ngờ đó, Jack Ma từng cam kết sẽ tôn trộn quyền độc lập xuất bản của tạp chí này.
Video đang HOT
Đối với các thỏa thuận truyền thông khác, Alibaba thường tập trung vào tiềm năng số hóa của các ấn phẩm này. Ví dụ họ từng hứa sẽ sử dụng năng lực dữ liệu và điện toán đám mây của mình để giúp Shanghai Media Group, tập đoàn truyền thông tài chính có ảnh hưởng ở Trung Quốc, phát triển một nền tảng dữ liệu tài chính.
Alibaba cũng tìm kiếm các phương tiện truyền thông mới nổi, khi chiếm cổ phần đáng kể trong Weibo, mạng xã hội tương đương Twitter tại Trung Quốc. Khoản đầu tư này cho thấy sức mạnh của mình khi vào tháng 6 năm ngoái, Weibo đã xóa hàng loạt bài đăng về vụ bê bối tình ái của một lãnh đạo tại Alibaba.
Ngay sau đó, cơ quan quản lý internet Trung Quốc đã khiển trách Weibo vì “can thiệp vào trật tự liên lạc trực tuyến” mà không đưa ra lý do cụ thể nào.
Chính phủ Trung Quốc đang khởi đầu một chiến dịch nhắm vào các nền tảng quyền lực trong nền kinh tế internet của nước này. Trong tháng 12, cơ quan chống độc quyền Trung Quốc đã liên tiếp phạt Alibaba và Tencent vì không báo cáo các thương vụ mua lại trong quá khứ.
CEO Ant Group bất ngờ từ chức
Đế chế Ant của Jack Ma vẫn đang trải qua những xáo trộn lớn.
Tờ Bloomberg đưa tin, Simon Hu - CEO Ant Group vừa bất ngờ từ chức. Động thái này được giới chuyên gia đánh giá là xáo trộn mới nhất ở đế chế tài chính khổng lồ của Jack Ma vốn đang chịu sức ép từ chính quyền Trung Quốc.
Được biết, ông Hu từ chức vì lý do cá nhân cũng sẽ rời khỏi vị trí thành viên hội đồng quản trị. Eric Jing - người hiện nắm chức Chủ tịch Ant sẽ trở thành CEO mới và quyết định này sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Một người phát ngôn của Ant đã xác nhận thông tin về sự từ chức của ông Hu với Bloomberg.
Ông Hu, 51 tuổi, gia nhập Alibaba từ năm 2005 sau khi làm việc tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc - nhà băng lớn thứ 2 ở đây. Ông được biết đến là người gắn liền với những cải tiến gồm sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để cung cấp dịch vụ tài chính không cần ký quỹ cho các doanh nghiệp nhỏ và giúp Alibaba đánh bại Amazon nhằm xây dựng nên mảng điện toán đám mây lớn nhất châu Á.
Hu đã rời Alibaba sang Ant vào tháng 11/2018 và đảm nhiệm vị trí CEO Ant vào tháng 12/2019. Ông sẽ tập trung vào các hoạt động từ thiện tại Ant và Alibaba sau khi từ chức ở Ant.
Ant Group của Jack Ma hiện là trung tâm của cuộc đại tu các gã khổng lồ công nghệ trong nước của Trung Quốc. Thương vụ IPO trị giá 35 tỷ USD của công ty đã bị đình chỉ vào tháng 12 khi các nhà chức trách nói cần phải thay đổi những quy định với công ty này. Không lâu sau đó, Ant cùng những công ty đối thủ khác đã phải chịu hàng loạt quy định mới nhắm tới việc giảm sức ảnh hưởng của những công ty này tới mọi thứ từ thanh toán kỹ thuật số tới cho vay trực tuyến và điểm tín dụng.
"Sự gia nhập và rời đi của ông Hu đều liên quan tới việc IPO của Ant. Chính vì vậy, việc rời đi lần này đã phủ một bóng mây đen với lộ trình IPO sắp tới của công ty", một chuyên gia phân tích nhận định.
Ant và các nhà chức trách Trung Quốc đã đồng ý kế hoạch tái cấu trúc sẽ biến Ant thành công ty cổ phần tài chính, phải tuân thủ những quy định giống một ngân hàng.
Với rất nhiều việc cần phải làm và một vài quy định nữa chưa được đưa ra, thương vụ IPO của Ant có vẻ như khó có thể hoàn thành trước năm 2022. Giá trị của công ty có thể giảm 60% từ mức 280 tỷ USD vào năm ngoái.
Đáng chú ý, ông Hu từ chức chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang cam kết tại Quốc hội rằng sẽ mở rộng việc xem xét các công ty công nghệ tài chính. Lĩnh vực công nghệ tài chính sẽ được phát triển theo hướng "thận trọng" và Trung Quốc nhắm tới việc tạo ra một cơ chế "điều chỉnh" sai lệch hoặc đình chỉ những sản phẩm tài chính mang tính cách tân khi cần.
Cả 3 cơ quan tài chính lớn nhất cả nước đều đã đưa ra những mục tiêu quan trọng trong năm nay nhằm chấn chỉnh những công ty công nghệ tài chính. Đối thủ của Ant là Tencent Holdings dường như sẽ là mục tiêu tiếp theo của giới chức Trung Quốc.
Hu trước đây chịu trách nhiệm giúp Ant mở rộng hoạt động tài chính thành dịch vụ cuộc sống kỹ thuật số. Trong một bài phỏng vấn vào tháng 6/2020, ông Hu nói rằng muốn đẩy nhanh sự mở rộng của Alipay thành một trung tâm mua sắm mọi thứ từ các khoản vay và dịch vụ du lịch tới gọi đồ ăn.
Kế hoạch kể trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu thắt chặt kiểm soát và yêu cầu công ty phải hoạt động giống như một ngân hàng.
Jack Ma vỡ mộng thống lĩnh tài chính Trung Quốc Ant Group khi ra đời mang nhiều kỳ vọng đổi mới của Jack Ma. Giờ đây, tập đoàn tài chính buộc phải chấp nhận tuân theo luật chơi giới chức Trung Quốc đặt ra. Ant Group đang đứng trước tương lai trở thành công ty tài chính bình thường như mọi ngân hàng trên khắp Trung Quốc. Sau khi đợt chào bán cổ...