Sau 7 năm yêu ngọt ngào, lấy về vỡ mộng vì vào phải nhà gia trưởng
“Phụ nữ không cần tiền mà cần có thật nhiều tiền, để tự lo được cho mình, cho con và cho bố mẹ”, ngẫm ra thật đúng với những người thiếu may mắn bước chân vào hôn nhân bất hạnh mà không thể thoát ra.
Đừng tin vào những quan niệm cho rằng phụ nữ là yếu đuối, là phụ thuộc đàn ông, là chẳng làm được gì ra trò trống bao giờ bởi vậy nên biết thân mà cam chịu.
Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống mà thôi, ai cũng có một hình hài do cha mẹ cho, ai cũng được trao cho cơ hội để tự vươn lên hoàn thiện và phát triển, vấn đề là bạn lựa chọn tận dụng cơ hội hay tự đánh giá thấp bản thân mình để cơ hội vuột qua.
Ảnh minh họa: Getty Images.
Một cô gái còn rất trẻ, 25 tuổi, nhưng bế tắc trong hôn nhân với một đứa con 2 tuổi, chồng thường xuyên đi làm xa và gia đình chồng gia trưởng tâm sự rằng, mối tình 7 năm của cô rất đẹp, kết thúc bằng đám cưới linh đình, nhưng không ngờ chạm vào hôn nhân thì mọi thứ lại quay ngoắt 180 độ.
Cô đến giờ vẫn không thể tin nổi mình đã lấy một người chồng khi yêu thì rất ngọt ngào, đến khi lấy về lại trở thành con người hoàn toàn khác, không hề quan tâm đến vợ. Hôn nhân của cô rất nặng nề, nhưng cô lại không thể tự giải thoát vì bản thân không đi làm, không có kinh tế để làm chủ số phận.
Cô kể:
Video đang HOT
“Mình có bầu trước rồi mới cưới nên chắc không mấy ai ưa, vì ở quê còn cổ hủ lắm! Vừa cởi bộ váy cưới ra là mấy chị chồng đã bảo ra rửa bát rồi dọn dẹp, trong khi bầu 6 tháng bụng đã khá to rồi. Mình lại mệt lử vì mấy ngày chả ngủ được, nhưng không lẽ lại chống đối ngay từ ngày đầu mới cưới về, nên mình cũng ra dọn dẹp rửa bát một cách vui vẻ.
Ngay từ giây phút đó mình đã dự cảm về một cuộc sống làm dâu khá vất vả rồi. Những ngày sau đó chồng mình vào Nam tiếp tục công việc, còn mình vẫn ở lại quê vì gần Tết rồi và nghỉ sinh luôn. Gia đình chồng làm nông nên từ lúc đó đến ngày đẻ mình đều ra đồng cùng bố mẹ, chuyện này thì bình thường vì vận động tí cho dễ đẻ mà.
3 tháng sau mình sinh em bé, do dịch covid nên chồng không về được, mình khá tủi thân và buồn. Ấy vậy mà chồng cũng không một lời hỏi han sức khỏe mình thế nào! Dù mấy năm yêu thì ngọt ngào vô cùng…
Một tháng ở cữ đúng là cực hình khi ngày nào cũng ăn mấy món khó ăn, cháu đang ngủ mà có ai đến chơi ông bà cũng vào bế cháu dậy… Đẻ được 3,4 hôm thì bố mẹ chồng kêu dậy đi chợ, làm việc nhà. Trong khi mình đau vết khâu không ngồi nổi, phải bò đến nỗi 2 đầu gối tím và chai sạn. Mặc bố mẹ chồng nói ngày xưa thế này thế nọ, nhưng hiện tại mình đau không dậy nổi thì cũng chịu thôi. Chấp nhận nghe mọi người nói ra nói vào, sau một tháng ở cữ thì mình mới dậy làm việc nhà. Ôi còn nhiều cái nhỏ nhặt khiến mình phát điên lên.
Mình có nói lại với chồng và bố mẹ chồng thì chồng kêu mình hỗn, không được làm trái ý bố mẹ, bố mẹ nói gì phải nghe theo…. Thật sự rất khó chịu, mình còn có ý định tự tử luôn nhưng may mắn vẫn còn nghĩ đến bố mẹ đẻ. Những ai trải qua thời gian ở cữ chắc mới hiểu được cảm giác của mình. Lấy phải một người chồng vô tâm, con trai của mẹ, gia trưởng… đúng là thảm họa. Lúc yêu thì đâu có như vậy?”…
Suốt 2 năm người mẹ trẻ vẫn sống trong cuộc hôn nhân đó, lấy con trai làm động lực để bước tiếp trước sự soi mói của gia đình chồng, và cả mấy bà chị chồng suốt ngày mang em dâu ra bàn tán.
Gia đình chồng gia trưởng tới mức con dâu đưa cháu về thăm ông bà ngoại họ cũng khó chịu. Nhà ông bà ngoại không phải xa xôi gì nhưng cô chỉ dám đưa con về chơi 2-3 tuần một lần, vẫn bị kêu là “ sao về nhiều thế”. Cô và gia đình chồng không tìm được tiếng nói chung, mọi ý kiến của cô đều bị quy vào tội “hỗn”, chồng gọi điện chửi mắng cấm cô về nhà ngoại, yêu cầu cô làm gì cũng phải được sự đồng ý của chồng và bố mẹ chồng.
“Nhiều lúc muốn ly hôn vì cuộc hôn nhân này quá ngột ngạt, sống trong một gia đình gia trưởng thật bí bách. Mình có chồng cũng như không, chỉ một mình đơn độc trong gia đình này. Nhiều lúc tự hỏi tại sao khi yêu họ tốt với mình vậy mà lấy về lại vô tâm, lạnh nhạt. Nó thay đổi đến giờ mình vẫn chưa chấp nhận nổi… Hai năm ở nhà trông con không làm ra tiền, chắc đó là lý do khiến mình bị cả gia đình chồng coi thường”, cô vợ trẻ viết.
Nhiều người sau khi đọc tâm sự của cô đã đưa ra nhận định rằng, nếu cô vẫn chỉ dừng ở than thân trách phận thôi mà không có ý định dứt điểm ly hôn hay tìm kế sách thay đổi cuộc hôn nhân thì sẽ mãi mãi phải chịu đựng như vậy. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, cuộc sống của cô thế nào phần nhiều do bàn tay cô nhào nặn.
Không có kinh tế thì nói gì cũng sai, làm gì cũng bị coi thường – đó là điều cô đã nhìn thấy, vậy thì việc trước hết cần làm là phải thay đổi vị thế của mình trong gia đình. Con 2 tuổi là đã có thể gửi con để đi làm rồi, nỗ lực vươn lên không còn phải phụ thuộc ai chính là bước đầu tiên đưa cô thoát ra khỏi mọi sự áp đặt, chi phối của người khác. Một khi đã có sự độc lập nhất định, tiếng nói của mình sẽ có trọng lượng hơn trong gia đình.
Trường hợp xấu nhất, cô vẫn không thể thay đổi được chồng và gia đình chồng, không tìm được tiếng nói chung hòa hợp, thì nên tự giải thoát để tự tạo ra hạnh phúc cho bản thân trong cuộc sống mới, thiếu mất một người chồng nhưng có con cái, có cha mẹ, có tiếng cười, niềm vui, sự thoải mái tinh thần và hạnh phúc. Đời người dài lắm, 25 tuổi vẫn còn trẻ và nhiều cơ hội phía trước, bạn đọc khuyên cô nên biết nghĩ nhiều hơn cho bản thân mình.
Con rể gọi điện cho bố vợ "mang con gái về dạy lại", ông cười tươi nhưng lời đáp sau đó khiến anh tối mặt
Cứ cãi nhau là chồng tôi lại dọa ly hôn, đuổi vợ về nhà ngoại. Lần này anh đã được bố tôi dạy cho 1 bài học nhớ đời.
Tôi mới lấy chồng được 3 năm thôi mà nhiều lúc thấy mệt mỏi, căng thẳng không tả nổi. Lúc yêu, chồng tôi luôn tỏ ra là người tâm lý. Nhưng sau khi về chung một nhà thì tôi "vỡ mộng".
Anh ấy rất gia trưởng, coi trọng bên nội nhưng luôn khinh rẻ bên ngoại, đặc biệt là coi thường vợ. Ngày lấy nhau về, chính anh là người đề nghị tôi ở nhà để chăm lo cho nhà chồng, sau thì nuôi dạy con cái. Vậy mà bây giờ hơi tí thì anh lại quở trách tôi "ăn bám". Nấu cơm không vừa ý là anh cằn nhằn cả bữa. Con khóc anh cũng khó chịu. Quần áo tôi giặt chưa kịp là phẳng anh cũng mặt nặng mày nhẹ...
Mọi thứ trong nhà đều do chồng tôi quyết. Mỗi lần lễ Tết, anh biếu bố mẹ mình cả chục triệu chẳng tiếc tay, vậy mà tôi gửi cho bố mẹ 1-2 triệu, chồng tôi cũng nói: "Thóc đâu mà đãi gà rừng. Cô đã không đi làm còn bòn mót của nhà này về cho bố mẹ à...". Thành ra, mỗi lần muốn biếu bố mẹ, tôi đành phải giấu giếm chồng.
Vợ chồng là phải san sẻ cho nhau những khó khăn trong cuộc sống, đúng không? Mỗi lần thấy anh áp lực công việc, tôi có nói 1 vài lời an ủi. Nhưng đổi lại, chồng tôi cau có. Anh gắt: "Đàn bà thì biết gì mà nói". Nghe vậy, tôi cảm thấy có chút xúc phạm.
Điều tôi ghét nhất ở chồng là động tí anh lại kể tội vợ với nhà ngoại. Kiểu như anh muốn đổ lỗi, dằn mặt bố mẹ tôi không biết dạy con gái. Từ chuyện tiền bạc đến tình cảm, hễ 2 vợ chồng lục đục thì việc đầu tiên anh làm là "tố" tôi. Bình thường, mỗi lần anh gọi về đều là mẹ tôi nghe máy. Mẹ tôi hiền lành, nghe con rể phàn nàn về con gái mình thì bà thường chọn cách khuyên răn để dĩ hòa vi quý.
Nhưng hôm qua thì khác, lúc chồng gọi về thì lại gặp đúng bố tôi!
(Ảnh minh họa)
Chuyện là, hôm qua tôi đi tiêm vắc xin Covid-19 về nên bị sốt, nằm li bì cả ngày không dậy nấu ăn được. Chồng tôi thì đi cà phê với hội bạn đến tối mịt mới mò về. Khi thấy căn bếp lạnh tanh thì anh nổi cáu, mắng tôi không biết làm vợ. Tôi nằm rên hừ hừ ở giường anh cũng không thương, nằng nặc bắt tôi phải xuống bếp làm bữa tối. Ức quá, tôi gào lên, nói anh sống vô trách nhiệm với vợ con, ích kỷ với tôi... Thế là chồng vung tay tát vợ, còn chỉ thẳng mặt quát tôi hỗn láo.
Anh sai rành rành ra như thế nhưng vẫn cầm điện thoại lên gọi về cho bố mẹ vợ. Vừa thấy bố tôi alo là chồng tôi tuôn một tràng: "Bố sang mà đón con gái về mà dạy lại đi nhé. Con không có loại vợ như thế này. Cả ngày có bữa cơm mà không làm nổi, lại còn viện cớ đi tiêm vắc xin về bị ốm. Con tiêm vẫn khỏe re, chẳng làm sao hết. Cô ấy chỉ viện cớ để trốn việc là nhanh... Chán lắm".
Nghe đến đây, bố tôi cười ha hả từ đầu dây bên kia điện thoại. Sau đó ông nói: "Anh Quyết này, tôi nói thật, anh mà ly hôn với con gái tôi, tôi lại càng mừng đấy. Ngày anh cưới nó, tôi đã bảo sao nhỉ? Không yêu thương được con gái tôi thì chỉ cần nói 1 lời, tôi sẽ đến đón nó mà. Giờ anh viết đơn đi để con gái tôi ký. Tôi cũng đang mong đón con gái cháu ngoại tôi về đây. Để nó sống với người chồng thiếu trách nhiệm như anh chúng tôi mới lo đó.
Nó ở nhà anh, hầu hạ gia đình anh ngày này qua tháng khác nhưng đã bao giờ anh coi nó là vợ chưa, hay chỉ là con ô sin trong nhà? Nói để anh biết, nhà tôi thừa sức cho con và cháu tôi có được cuộc sống sung sướng, gấp nhiều lần khi ở nhà anh nhé. Anh không phải nay gọi dọa, mai gọi dằn mặt... Để xem, ngoài con gái tôi, có đứa nào chịu nổi anh không? Anh gia trưởng có tiếng, ra đường hỏi người nào cũng biết mà nghĩ mình cao giá à?".
Nghe bố vợ nói, chồng tôi im thít. Lần đầu tiên anh bị nhà vợ mắng cho 1 trận mất mặt như thế. Bố tôi nói xong cúp máy, nhưng chỉ 15 phút sau đó, ông có mặt ở nhà tôi. Bố nói thật làm thật khiến chồng tôi sợ xanh mặt. Bố mẹ chồng biết chuyện, chạy sang thì rối rít thay mặt con trai xin lỗi. Chồng còn bị bố mình mắng té tát 1 trận nữa. Sau vụ hôm qua, tôi hi vọng anh sẽ thay đổi.
Điểm khác biệt "đắng ngắt" giữa đàn ông thương vợ và đàn ông trăng hoa Đàn ông thương vợ nghĩ rằng nghe vợ là tôn trọng vợ. Đàn ông không thương vợ nghĩ rằng nghe vợ là sợ vợ. Dưới đây là những điểm khác biệt lớn giữa kiểu đàn ông này. Dành thời gian cho vợ Đàn ông không thương vợ: Đi đâu là quyền của họ, không việc gì phải nói với vợ. Vợ chứ có...