Sau 2020, trường đại học xuất sắc sẽ phát triển theo hướng nào?
Tại hội thảo ‘Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đại học mô hình mới’ diễn ra tại TP.HCM trong 2 ngày 29 và 30.10, nhiều ý kiến bàn về hướng đi cho đại học xuất sắc của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo – BẢO HÂN
Với mục tiêu năm 2020 Việt Nam có đại học đẳng cấp quốc tế, thậm chí có ít nhất 1 đại học lọt vào tốp 200 trong các bảng xếp hạng ĐH uy tín của thế giới, Chính phủ đã triển khai việc xây dựng mới các đại học xuất sắc theo phương thức hợp tác với các đối tác chiến lược. Đại học đầu tiên đi vào hoạt động là Việt Đức, với bộ chủ quản là Bộ GD-ĐT.
Mở rộng tuyển sinh viên quốc tế
Thông tin tại hội thảo, tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, đã chia sẻ mục tiêu trong 5 năm tới của trường này. Theo đó, trường sẽ phát triển chương trình đào tạo mới để đạt 23 chương trình (8 chương trình ĐH và 15 chương trình thạc sĩ) thuộc 6 khối ngành kỹ thuật vào năm 2022 và 28 chương trình đào tạo vào 2030.
Bên cạnh đó, trường sẽ thúc đẩy và mở rộng tuyển sinh sinh viên quốc tế. Theo thống kê của trường này, sinh viên và học viên quốc tế theo học tại trường thời gian qua đến từ 20 quốc gia, chiếm tỷ lệ 4.6% trên tổng số người học.
Cũng theo ông Viên, trường sẽ mở rộng lĩnh vực đào tạo tiến sĩ, xây dựng 7 nhóm nghiên cứu tập trung và tăng cường các hoạt động nghiên cứu, xuất bản quốc tế.
Đáng chú ý là kế hoạch xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động, cùng cơ chế tài chính đặc thù mới phù hợp với hiệp định vừa được ký kết liên quan đến mở rộng trường.
Ngay trong hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cũng có phát biểu liên quan nội dung này. Theo ông Phúc, trong cả luật Giáo dục ĐH mới và Nghị định hướng dẫn thực hiện đã có sự chuẩn hóa mô hình trường ĐH trên cơ sở ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và nước ngoài. Theo đó mô hình này sẽ thực hiện các nội dung theo hiệp định đã ký kết với nước ngoài.
Video đang HOT
Kỳ thi tuyển sinh đầu vào của Trường ĐH Việt Đức năm 2020 – HÀ ÁNH
Mô hình đại học liên quốc gia
Trường hiện đang triển khai 15 chương trình đào tạo (8 chương trình thạc sĩ và 7 chương trình cử nhân). Số sinh viên và học viên đã và đang theo học tại trường này có gần 3.200. Trong số này, có khoảng 40% sinh viên và học viên năm cuối của trường theo học học kỳ cuối tại các trường ĐH của Đức thông qua các hình thức tài trợ khác nhau.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Ulrich Teicheler, Cựu giám đốc Viện nghiên cứu giáo dục đại học thuộc ĐH Kassel (CHLB Đức), nhìn nhận sự phát triển về số lượng chương trình đào tạo và sinh viên theo học, tuyển dụng giảng viên giai đoạn 2015-2020 đang chậm lại. Nhưng ông cho biết: “Sau 15 năm theo đuổi mô hình mới, trong đó có 12 năm kể từ ngày thành lập trường, chúng tôi vẫn có sự lạc quan về mô hình ĐH liên quốc gia này”.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng cho rằng: “Trường ĐH Việt Đức hiện đã có hội đồng trường, bên cạnh đó có thêm hội đồng quản trị giám sát chặt chẽ các hoạt động của ban giám hiệu. Nếu mô hình này thành công sẽ là cơ sở cho việc sửa đổi luật Giáo dục ĐH lần tiếp theo”.
Với kết quả trên 95% sinh viên tốt nghiệp có việc làm hoặc học lên bậc cao hơn, ông Phúc cho biết: “Trường đã cung cấp các chương trình đào tạo theo chuẩn mực giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam với chất lượng xuất sắc và bằng cấp được công nhận quốc tế. Mô hình này giúp giữ người học lại Việt Nam, tiết kiệm được nguồn lực trong nước thay vì chuyển ra nước ngoài’.
Trước đó, ngày 23.9, Hiệp định 3 bên về Phát triển và mở rộng Trường ĐH Việt Đức đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam, Chính phủ CHLB Đức và Chính quyền bang Hessen (CHLB Đức).
Từng đặt mục tiêu tốp 200 trường ĐH hàng đầu thế giới
Năm 2008, Trường ĐH Việt Đức được thành lập trên sự hợp tác về giáo dục đại học giữa Chính phủ Việt Nam, Chính phủ CHLB Đức và Bang Hessen. Mục tiêu thời điểm này là xây dựng để trở thành một trường đại học, một trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam, đạt trình độ khu vực và quốc tế…
Sứ mệnh của trường này được đưa ra trong năm 2009 là vào danh sách tốp 200 trường ĐH hàng đầu thế giới. Kế hoạch cụ thể được đưa ra năm 2010, trường hướng tới trên 25 chương trình đào tạo với khoảng 5.000 người học vào năm 2020; hơn 50 chương trình đào tạo với khoảng 12.000 người học vào năm 2030.
Điểm chuẩn đại học có thể tăng mạnh
Ngày 14.9, tại chương trình tư vấn trực tuyến do Báo Thanh Niên tổ chức, các chuyên gia đến từ các trường đại học đều nhận định điểm chuẩn năm nay có thể tăng mạnh so với năm trước, dao động từ 0,5 - 4 điểm.
Các chuyên gia đưa ra những lời khuyên cần thiết cho thí sinh trước thời điểm điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển - ĐÀO NGỌC THẠCH
Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Nên quyết định sớm
Nhận định về điểm chuẩn vào các trường đại học (ĐH) năm nay, tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cho biết hiện điểm sàn nhận hồ sơ của các trường năm nay đã tăng khá mạnh, từ 0,5 - 4 điểm, đặc biệt ở một số ngành "nóng" của các trường top trên sẽ tăng rất mạnh. Do vậy, thí sinh (TS) nào đăng ký xét tuyển bằng điểm thi, cần cân nhắc ngành, trường hợp lý. Vì những ngành có nhiều TS đăng ký, điểm chuẩn dự kiến có thể tăng cao từ 3 - 5 điểm.
Tiến sĩ Hà Thúc Viên cho rằng TS đang trong giai đoạn phải "cân đo đong đếm" để chọn được trường ĐH phù hợp. Năm nay, phương thức tuyển sinh của các trường ĐH rất đa dạng.
"Nếu TS nào đã chọn phương thức xét tuyển là kết quả của kỳ thi kiểm tra năng lực, hay học bạ, nếu đã đậu được vào trường mình mong muốn thì nên nhập học sớm. Bởi vì số chỉ tiêu còn lại, khi có kết quả tuyển sinh theo phương thức điểm thi THPT sẽ tạo ra những bất định trong việc tuyển sinh của các trường. Dù đã dành một tỷ lệ nào cho các phương thức khác nhau, nhưng họ sẽ cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu dựa trên kết quả nhập học hiện tại", ông Viên chia sẻ.
Nếu cùng một ngành học, chất lượng đào tạo tương đương thì ông Viên khuyên TS nên chọn đăng ký vào trường có mức điểm sàn tăng vừa phải để có nhiều cơ hội.
Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó trưởng khoa Du lịch và Việt Nam học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cũng khuyên: "Nếu TS cứ chần chừ không làm thủ tục nhập học khi đã trúng tuyển thì có thể sẽ mất cơ hội đi học vì các trường sẽ lấp đầy chỉ tiêu của mình bằng các phương thức khác nữa".
Cũng theo thạc sĩ Trương Quang Trị, TS dùng bất kỳ hình thức xét tuyển nào đăng ký tuyển sinh thì khi nhập học vào trường đều được đào tạo, và học cùng một chương trình, không có sự phân biệt.
Nếu cùng một ngành học, chất lượng đào tạo tương đương thì thí sinh nên chọn đăng ký vào trường có mức điểm sàn tăng vừa phải để có nhiều cơ hội
Tiến sĩ Hà Thúc Viên (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức)
Minh chứng cho ý kiến trên, thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho biết: "Trong quan điểm một số phụ huynh ở tỉnh xa, xét điểm thi THPT là điều gì đó rất danh giá trong khi chúng ta có rất nhiều lựa chọn. TS có thể mất "cả chì lẫn chài" nếu cứ chờ khi năm nay phổ điểm thi THPT tăng mạnh".
Ngoài TS trong nước, trong chương trình tư vấn, thạc sĩ Mai Đức Toàn, Giám đốc tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Tân Tạo, còn nhắn nhủ cả những TS là du học sinh chọn cách về nước học tiếp vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các TS này nên nhanh chóng quyết định đăng ký vào trường học phù hợp.
Còn bao nhiêu cơ hội xét bằng điểm thi THPT?
Chia sẻ về cơ hội còn lại cho TS xét tuyển ĐH bằng điểm thi THPT, tiến sĩ Hà Thúc Viên cho biết theo số liệu thống kê, số TS có điểm thi 19 - 22 thuộc nhóm lớn nhất. Còn lại là nhóm 18 điểm trở xuống và 23 điểm trở lên. Tuy nhiên, các trường có điểm sàn từ 19 - 22 khá lớn nên nhóm TS nằm trong khoảng điểm này có nhiều thuận lợi trong việc xét tuyển.
Trên cơ sở số liệu nhập học hiện nay và dự báo của Trường ĐH Việt Đức thì có 4 ngành còn nhiều cơ hội cho TS xét tuyển bằng điểm thi là kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quản trị kinh doanh và tài chính kế toán.
Còn tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 4 phương thức xét tuyển. Trong đó, trường đã có 8 đợt tuyển sinh bằng học bạ, và vẫn đang tiếp tục tuyển sinh. Riêng với khối ngành về sức khỏe TS phải đảm bảo chất lượng ngưỡng đầu vào.
Trong khi đó, ở Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn đã xét 3/4 đợt học bạ. Hiện trường cũng công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực là 600 điểm trở lên. Với điểm thi THPT, điểm sàn năm nay các khối ngành cao hơn khoảng 2 - 3 điểm.
Tại Trường ĐH Tân Tạo, ông Mai Đức Toàn cho biết trường có 3 hình thức xét tuyển, trong đó chỉ tiêu xét bằng hình thức học bạ đã đạt 40%. Còn phần lớn chỉ tiêu, đặc biệt chỉ tiêu các khối ngành sức khỏe vẫn đang chờ điểm sàn và nhận hồ sơ bằng điểm thi THPT và kỳ thi đánh giá năng lực (sử dụng với 3 ngành y đa khoa, điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm). Các ngành còn lại, điểm sàn xét tuyển bằng điểm thi THPT là 15 điểm.
Ngành thú y xét tuyển thí sinh từ 21 điểm trở lên
Hôm qua 14.9, một số trường ĐH tiếp tục công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển) theo phương thức kết quả thi THPT năm nay. Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết điểm sàn xét tuyển các ngành thuộc cơ sở chính của trường tại TP.HCM dao động từ 16 - 21 điểm. Trong đó, ngành có mức điểm nhận hồ sơ cao nhất 21 điểm là thú y. Tại Phân hiệu Gia Lai và Ninh Thuận, điểm sàn xét tuyển các ngành từ 15 - 16 điểm.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng công bố điểm sàn xét tuyển các ngành bằng điểm thi THPT. Theo đó, điểm sàn các ngành đại trà tại cơ sở TP.HCM là 17 điểm và các ngành ĐH chất lượng cao, chương trình liên kết là 16. Tại Phân hiệu Quảng Ngãi, điểm sàn các ngành là 15.
H.Ánh
Ngành Kỹ thuật, Sức khỏe xét tuyển cả môn Lịch Sử, Địa lý Ở mùa tuyển sinh 2020, nhiều trường đại học, cao đẳng đưa ra tổ hợp xét tuyển lạ lùng khi khối ngành Kỹ thuật, Sức khỏe lại sử dụng cả môn Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân để xét tuyển. Theo thông báo tuyển sinh 2020 của trường ĐH Võ Trường Toản, ngành Y khoa xét tuyển tổ hợp Toán -...