Sau 2015, học sinh phổ thông sẽ học gì?
Theo đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD – ĐT vừa được thông qua, sau năm 2015, nhiều môn học hấp dẫn mới như Kinh doanh, Nghệ thuật, Khoa học máy tính sẽ được đưa vào chương trình.
Bậc tiểu học
Tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1,2,3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,… vào các môn và hoạt động giáo dục.
Lớp 4,5, thực hiện điều chỉnh và hình thành hai môn: Khoa học và Công nghệ (chủ yếu dựa trên cơ sở môn học này ở các lớp 4,5 của chương trình hiện hành); Tìm hiểu xã hội (chủ yếu dựa trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý các lớp 4,5 theo chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội).
Bậc trung học cơ sở
Tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân, … và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,… vào các môn học và hoạt động giáo dục.
Video đang HOT
Xây dựng hai môn học mới: Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hiện hành) và Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý hiện hành và một số vấn đề xã hội).
Hai môn học này được xây dựng cơ bản đảm bảo tính logic, nội dung các phân môn được sắp xếp sao cho có sự hỗ trợ lẫn nhau và tránh trùng lặp; đồng thời xây dựng thêm những chủ đề liên kết giữa các phân môn.
Ở hai cấp này, ngoài những môn học bắt buộc, học sinh sẽ được chọn thêm các chủ đề, hoạt động giáo dục khác phù hợp với năng lực, sở thích, nhu cầu của mình
Bậc trung học phổ thông
Tiếp tục thực hiện tích hợp một số nội dung chưa thành môn học nhưng cần thiết giáo dục cho học sinh vào các môn và hoạt động như đã làm trong chương trình hiện hành.
Sau THCS, học sinh sẽ phân luồn theo học THPT, hoặc ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ở THPT sẽ tổ chức dạy học phân hóa theo hướng tự chọn.
Lớp 10, tổ chưc bước đầu định hướng nghề cho học sinh. Các em sẽ học 7-10 môn bắt buộc; còn lại là các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn nhằm giúp học sinh có nhận thức thấu đáo hơn các lĩnh vực kiến thức khác nhau, làm cơ sở cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
Lớp 11,12 là giai đoạn thực hiện phân hóa mạnh và hướng nghiệp cao. Số môn bắt buộc sẽ giảm dự kiến còn ba môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ). Đồng thời, học sinh được chọn 3 môn (chủ đề) trong danh mục các môn (chủ đề) tự chọn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Khoa học về máy tính, Kinh doanh, Ngoại ngữ 2, Nghệ thuật, Hướng nghiệp…).
Có thể thấy, việc tổ chức dạy học ở cấp THPT sẽ thay đổi khá căn bản, bỏ hình thức phân ban, chuyển sang dạy tự chọn; lớp 11,12 rất ít môn học bắt buộc, vì thế học sinh có thời gian tập trung cho các môn tự chọn.
Theo đánh giá của Ban soạn thảo đề án, biện pháp đổi mới này sẽ không gây ra sự xáo trộn về số lượng, cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng thêm. Đồng thời, việc đổi mới này không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Các cơ sở giáo dục có thế tự tổ chức và điều hành khi thực hiện phương án này.
Tuy nhiên, để biện pháp này có hiệu quả lâu dài, ban soạn thảo cũng cho rằng cần nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để có thể thực hiện tốt hơn.
Bên cạnh đó, do chưa kịp chuẩn bị nội dung môn học tự chọn mới, nên thời gian đầu, các môn tự chọn chủ yếu là môn học cũ, có thêm một số môn mới như Kinh doanh, Nghệ thuật… Vì vậy, ban soạn thảo cho rằng cần tiếp tục tích cực chuẩn bị các môn học mới, cứ sau vài năm có thểm tăng thêm một số môn tự chọn.
Theo Tri Thức
Sau 2015, HS phổ thông chỉ học 3 môn bắt buộc
Theo dự thảo đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD - ĐT, sau 2015, số môn bắt buộc của học sinh sẽ chỉ còn 3-8 môn, thay vì 11-13 môn như hiện nay.
Sau 2015, học sinh phổ thông chỉ cần học 3 môn bắt buộc
Theo đánh giá của Ban soạn thảo đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, chương trình hiện hành yêu cầu học sinh cùng một thời điểm (trong một học kỳ) học quá nhiều môn và các hoạt động. Chương trình sau 2015 chủ trương giảm mạnh đầu các môn học để mỗi kỳ học sinh không học cùng một lúc quá 8 môn học.
Có thể thấy, chương trình hiện hành nghiêng nhiều về kiến thức hàn lâm, coi trọng tính hệ thống của khoa học chuyên ngành; môn học ở nhà thường như là thu nhỏ các môn học/giáo trình đại học...
Vì vậy, theo định hướng của Ban soạn thảo, chương trình sau 2015 chủ trương chỉ lựa chọn một số nội dung cơ bản, thiết thực, gần gũi với cuộc sống nhằm hình thành năng lực, giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề và tình huống trong cuộc sống.
Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, sẽ thiết kế theo hướng tích hợp cao của các nước ở các lớp học dưới và phân hóa tự chọn cao ở các lớp bên trên.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề như học sinh lớp 11, 12 có cần phải học toán; giáo dục công dân nên là môn bắt buộc hay môn tự chọn; có cần thiết phải biến lớp 10 thành năm học có khối lượng kiến thức nặng nề nhất với 15 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc...; đang tiếp tục được các chuyên gia giáo dục bàn luận với nhiều ý kiến trái chiều.
Theo TienPhong
SGK sau 2015 được thiết kế như thế nào? Theo thiết kế ban đầu của Bộ GD-ĐT, hệ thống giáo dục sau năm 2015 theo hướng, thi tốt nghiệp THPT được giữ nguyên, các trường ĐH tự chủ tuyển sinh. Hệ thống các môn học và hoạt động giáo dục có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành. Ngày 26/27/10, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo hệ...