Sau 2 tháng cho con lớp 1 luyện chữ cùng gia sư, bà mẹ ở TP. HCM tá hỏa khi xem vở của con
Nhìn những trang vở của con, bà mẹ này thực sự không thốt nên lời.
” Các mẹ ơi, các mẹ nghĩ sao khi mình thuê gia sư dạy lớp 1 con mình như này? Bé viết ở trường tuy không đẹp nhưng còn đọc được, cô gia sư dạy viết gần 2 tháng nay, dạy kiểu gì mình tá hỏa khi xem bài luôn ” , lời than thở cùng những hình ảnh được một bà mẹ ở TP. HCM “khoe” khiến dân tình vừa đồng cảm vừa không nhịn được cười.
Những trang vở học cùng gia sư khiến người mẹ “tá hỏa”.
Quả thực, dù đã học hết lớp 1 nhưng trong những trang vở học ở nhà, cậu bé viết không những không hề ngay hàng thẳng lối mà còn ngoằn ngoèo, cẩu thả, chẳng khác nào bé mới tập viết.
Còn đây là vở học ở lớp.
Video đang HOT
Người mẹ cho biết trong quá trình con học chị cũng không xét nét, vẫn xem bài con và góp ý với cô gia sư nhưng sau 2 tháng tình hình không cải thiện nên chị dự định tự dạy con ở nhà: “Một phần cô giáo sinh viên năm nhất quá trẻ 18-19 tuổi. Mình có xem và góp ý vẫn vậy”, chị nói.
Nhiều phụ huynh có con học lớp 1 cho rằng, chữ trên trường còn đẹp hơn là chữ ở nhà với cô gia sư, chứng tỏ ở nhà bé viết ẩu hơn và cô gia sư cũng không có kỹ năng sửa cho bé. Lớp 1 là giai đoạn đầu cấp mọi thứ đều cần sự tỉ mỉ và chỉn chu từ đầu. Mẹ nên tìm cô đúng chuyên ngành để dạy cho con.
Lớp 1 là giai đoạn đầu cấp mọi thứ đều cần sự tỉ mỉ và chỉn chu từ đầu. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, một số ý kiến nhận xét lỗi không hoàn toàn do cô giáo mà có thể một phần do con chưa hợp tác. Cả ngày học ở trường, tối bé còn học nữa thực sự với trẻ lớp 1 hơi quá tải. Bé học hết lớp 1 nhưng viết chữ như thế này thì mẹ và con phải thật nỗ lực mỗi ngày, không chờ đợi ở thầy cô, gia sư nhiều bởi thời gian họ dạy quá ít, cũng chỉ có thể hỗ trợ chứ không thường xuyên bằng bố mẹ.
“Mình nghĩ cô gia sư có thể cũng không phải chuyên ngành sư phạm tiểu học. Bé nhà mình học với cô gia sư với tâm thế không áp lực nên bạn ấy không tập trung, không hợp tác. Nên nhiều khi cũng không thể trách cô được đâu. Tuy nhiên về phía cô giáo, mình nhận xét với quan điểm của riêng mình, có thể cô giáo còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm bắt được tâm sinh lý trẻ và non về kiến thức” , một phụ huynh nêu ý kiến.
Bố mẹ nên dạy con rèn chữ như thế nào?
Cô Lương Ngọc Anh, giáo viên tiểu học ở Hà Nội cho rằng, chữ của bé trai nói trên rõ ràng là chưa hề nắm được độ rộng, độ cao. Theo cô giáo, kiến thức lớp 1 đặc thù, cần giáo viên chuyên lớp 1 với chuyên môn đặc thù để dạy chứ không như lớp lớn có thể linh động về chuyên môn.
Bố mẹ có thể xem kĩ năng video hướng dẫn viết mẫu các nét cơ bản, cách đưa bút rồi cho con viết theo nhưng chỉ để con quen cách cầm bút, quen kĩ năng viết mềm mại. Còn về kích thước chữ, độ rộng, độ cao thì bố mẹ không có chuyên môn khó dạy đúng.
Nếu trong trường hợp cần gia sư luyện chữ đẹp, bố mẹ cần chú ý những điều sau:
- Là cô giáo kinh nghiệm chứ khó có thể là sinh viên.
- Là cô giáo chuyên dạy lớp 1 chứ không phải là cô giáo dạy các lớp khác. Vì cô lớp 1 mới có đủ kĩ năng và kiến thức chuyên môn lớp 1 để chỉnh từng con chữ.
- Là cô giáo kiên nhẫn, có phương pháp đủ tốt để rèn được chữ viết này – đây là chữ mới viết ra thành con chữ, chưa hề đúng độ rộng độ cao hay có kĩ năng viết đúng.
Cô Lương Ngọc Anh.
“Mình tin chắc bố mẹ chưa cho con làm quen với kĩ năng viết trước khi con vào lớp 1 nên con mới viết chữ thế này. Với môn Tiếng Việt bố mẹ giúp con nhớ được các mặt chữ là rất tốt. Sau này cô giáo sẽ dạy ghép vần nhanh hơn.
Còn kĩ năng viết thật ra không quá khó khi bắt đầu từ những nét đầu tiên. Bố mẹ cho con tập tô vài nét cơ bản, mục tiêu không phải để con biết viết mà là để kĩ năng cầm bút đúng hơn, cổ tay mềm mại hơn. Sau này con làm quen việc viết bài nhanh hơn, đỡ mỏi tay hơn” , cô Ngọc Anh nói.
Chàng sinh viên từ bỏ học Báo chí theo đuổi nghề "cầm phấn"
Nguyễn Hoàng Linh, biệt danh Linh Key, sinh ngày 19/9/1999, cậu sinh viên năm hai khoa Ngữ văn, trường ĐH Sư phạm Hà Nội được rất nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ bởi tài năng và năng lượng sống tích cực.
Trước khi theo đuổi nghề dạy học, Hoàng Linh từng có 2 năm học Báo chí tại một trường ĐH có tiếng ở Hà Nội. Cơ duyên dạy học đến với Linh rất tình cờ, khi cậu sinh viên năm nhất đi gia sư môn Ngữ văn cho một người em.
Qua những buổi dạy, Hoàng Linh dần phát hiện ra năng khiếu sư phạm và thấy rằng mình thực sự rất yêu thích công việc dạy học.
Linh kể: "Khi ôn thi THPT Quốc gia năm 2017, mình có kèm một vài người bạn học môn Ngữ văn, mình cảm thấy rạo rực trong người mỗi khi truyền tải kiến thức cho các bạn. Hơn nữa, ngay từ khi học Trung học cơ sở bản thân mình đã rất hứng thú với môn Ngữ văn và có cơ hội tham gia các hoạt động, phong trào dàn dựng các tiết mục văn nghệ về Văn học và Lịch sử."
Từ đó, đam mê với ngành Sư phạm, đặc biệt là môn Ngữ văn dần ngấm trong người cậu sinh viên. Đến năm 2019, với quyết tâm theo đuổi đam mê Linh đã gác lại việc học Báo chí, bước vào kì thi THPT Quốc gia và đạt được số điểm cao, đỗ vào trường Sư phạm.
Linh tâm sự: "Khi biết nguyện vọng thi lại trường Sư phạm của mình, bố mẹ mình rất bất ngờ, vì chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm điều đó bởi trong quá trình học tập về Báo chí mình cũng gặt hái được một số thành tích nhất định."
Bạn bè biết đến Hoàng Linh là một người cực kì năng động, dù mới hơn 20 tuổi nhưng đã sở hữu một cửa hàng kinh doanh quần áo, tự mở một lớp luyện thi môn Ngữ văn, lại vừa là trưởng nhóm của câu lạc bộ nhảy hiện đại. Trên mạng xã hội Linh nổi tiếng với gần 8.000 lượt folow Facebook, trang Fanpage lớp Văn thầy Linh Key có trên 12.000 lượt thích.
Với Linh việc ưu tiên hàng đầu vẫn là học tập, còn việc mở lớp luyện thi chỉ là để thỏa mãn và nuôi dưỡng niềm yêu thích văn chương. Đối với cửa hàng kinh doanh, giúp Linh kiếm thêm thu nhập để có thể tự chi trả sinh hoạt hàng ngày mà không phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Câu lạc bộ nhảy là nơi thư giãn, trút bỏ mọi áp lực, tạo cho Linh sự tự tin, xây dựng nhiều mối quan hệ bạn bè.
Hoàng Linh luôn tâm đắc với một câu nói của chính bản thân: "Giọt mồ hôi nảy mầm thành công", chúng ta cứ hết mình với thứ mình thích và theo đuổi nó, chắc chắn sẽ không có một rào cản nào có thể ngăn lại, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Hãy luôn làm chủ đam mê của mình!
"Lấp ló" gian lận thi trực tuyến: Trả gia sư 300 - 500 nghìn đồng/môn thi Do dịch Covid-19 phức tạp, việc học và thi của học sinh ở một số địa phương chuyển sang trực tuyến. Tuy nhiên, thi trực tuyến đã nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó "lấp ló" sự gian lận. Từ ngày 16/5 này, thông tư 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và tổ chức dạy học...