Sát thủ thầm lặng đái tháo đường sẽ khiến hơn 6 triệu người Việt mắc bệnh trong 25 năm tới
Tại Việt Nam hiện ước tính có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 5.5% dân số. Điều đáng báo động là chỉ có một tỷ lệ thấp bệnh nhân được điều trị khiến hàng chục nghìn người tử vong mỗi năm vì các biến chức liên quan tới căn bệnh này.
Liên quan đến các hoạt động hỗ trợ y tế trong phòng chống bệnh đái tháo đường, ông Frederik Kier, Phó Chủ tịch cao cấp công ty Novo Nordisk (trụ sở chính đặt tại Đan Mạch), với hơn 90 năm tiên phong và dẫn đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường chia sẻ những vấn đề xung quanh nội dung này.
Ông Frederik Kier, Phó Chủ tịch cao cấp công ty Novo Nordisk.
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tình trạng gia tăng bệnh đái tháo đường trên thế giới cũng như tại Việt Nam?
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những vấn đề cấp bách nhất của y tế toàn cầu trong thế kỷ 21. Theo ước tính, năm 2017 trên toàn thế giới có khoảng 425 triệu người lớn (từ 20-79 tuổi) phải chung sống với bệnh đái tháo đường và dự đoán tăng lên 629 triệu người vào năm 2045.
Nói cách khác, cứ 10 người lớn sẽ có 1 bệnh nhân đái tháo đường vào năm 2045. Tuy nhiên, có đến một nửa số người mắc bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán, không biết mình mắc bệnh. Đến khi được chẩn đoán, thường đã xuất hiện các biến chứng của bệnh.
Trong khi đó, 70% trường hợp đái tháo đường túyp 2 có thể được phòng ngừa hoặc trì hoãn nếu duy trì thực hiện các lối sống lành mạnh.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF),hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh, chiếm 5.5% dân số và có thể tăng đến hơn 6 triệu người vào năm 2045. Chi phí y tế trên đầu người của bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam năm 2017 là 217 USD . Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 69% nguơi tăng đương huyêt chưa đươc phát hiện. Trong số những người được chẩn đoán, chỉ có 29% người bệnh ĐTĐ được quản lý tai cơ sơ y tê.
Căn bệnh này có thể gây những biến chứng nguy hiểm gì nếu không được phát hiện, điều trị sớm, thưa ông?
Đái tháo đường trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia. Tại nhiều quốc gia, đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và hoại tử chi.
Người mắc đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp hai đến ba lần người bình thường. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa mù lòa và giảm thiểu các hậu quả của đái tháo đường đối với người bệnh, gia đình và xã hội. Sàng lọc các biến chứng bệnh đái tháo đường là một phần quan trọng của quản lý bệnh hiệu quả nhằm bảo đảm sức khỏe tối ưu cho người bệnh.
Được biết Đan Mạch sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống bệnh đái tháo đường thông qua hợp tác công-tư. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về sự hỗ trợ này? Và tại sao Novo Nordisk nói riêng, Đan Mạch nói chung lựa chọn Việt Nam để triển khai các hoạt động hỗ trợ?
Với số 3,5 triệu người mắc bệnh, con số thực tế có thể lên đến 5 triệu người và dự báo tăng lên 6,13 triệu vào năm 2045 cho thấy sự gia tăng của đái tháo đường ở Việt Nam. Vì vậy, Novo Nordisk cam kết mang tới sự chăm sóc tốt hơn cho người mắc đái tháo đường tại Việt Nam thông qua sự hiện diện của chúng tôi tại đây và giúp bệnh nhân hưởng lợi từ mối quan hệ hợp tác công tư.
Video đang HOT
Novo Nordisk, Bộ Y tế, Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam và các bệnh viện đầu ngành đã hợp tác và hỗ trợ khoảng 2000 bác sĩ tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực, và hàng triệu người dân Việt Nam cũng đã được nâng cao nhận thức về căn bệnh đái tháo đường.
Đại diện Đại sứ quán Đan Mạch và Bảo hiểm xã hội Việt Nam kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác.
Ngày 21/8/2018, tôi cũng được chứng kiến lễ kí kết chính thức Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Đại sứ quán Đan Mạch và Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) kéo dài trong 3 năm. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực chăm sóc bệnh đái tháo đường, Novo Nordisk tin tưởng sẽ đóng góp tích cực vào sự thành công của hợp tác này.
Xin ông cho biết vai trò và nỗ lực thay đổi bệnh đái tháo đường của Novo Nordisk thông qua các sáng kiến với đối tác tại Việt Nam?
Novo Nordisk cam kết tăng cường chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam. Ngoài hỗ trợ nâng cao năng lực cho khoảng 2000 bác sĩ thông qua các khóa đào tạo, chúng tôi đã tổ chức sàng lọc miễn phí đái tháo đường cho khoảng 30.000 người; cung cấp miễn phí insulin cho 20 trẻ em mắc đái tháo đường tuýp 1 và góp phần thay đổi nhận thức của một triệu người thông qua các chiến dịch truyền thông về căn bệnh này.
Chúng tôi cũng phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam xây dựng website http://daithaoduong.kcb.vn về phòng chống đái tháo đường, cung cấp các thông tin về căn bệnh này để tăng nhận thức trong cộng đồng.
Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Đại sứ quán Đan Mạch, các cơ quan quản lý và đối tác địa phương để thay đổi hiện trạng bệnh đái tháo đường tại Việt Nam.
Novo Nordisk hiện đã đưa ra các sản phẩm y tế nào vào thị trường Việt Nam để cải thiện việc điều trị/chăm sóc bệnh đái tháo đường? Ưu điểm của các sản phẩm này so với các sản phẩm của những nhà cung cấp/sản xuất dược phẩm khác?
Từ năm 1992, sản phẩm insulin của chúng tôi đã có mặt tại Việt Nam. Hiện nay, ngoài insulin, những phát minh tiên tiến nhất của chúng tôi như các sản phẩm GLP-1 cũng đã có mặt, giúp mang lại những lợi ích vượt trội cho bệnh nhân. Novo Nordisk hiện đã đưa ra bộ sản phẩm điều trị bệnh đái tháo đường phong phú để phục vụ nhu cầu của bác sĩ điều trị và bệnh nhân.
Chất lượng sản phẩm là điều mà chúng tôi luôn cam kết và hướng tới. Sản phẩm của chúng tôi luôn đạt những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất đưa ra bởi các cơ quản quản lý dược phẩm ngặt nghèo nhất. Chúng tôi luôn đặt sự an toàn của bệnh nhân và phương thức điều trị lấy bệnh nhân làm trung tâm làm chuẩn mực cao nhất.
Xin cảm ơn ông!
Ông Frederik là công dân Đan Mạch, và đã có thâm niên hơn 16 năm làm việc tại Tập đoàn Novo Nordisk A/S từ năm 2002. Ông Frederik hiện phụ trách phụ trách 110 nước thuộc Châu Phi, Châu Á, Trung Đông và Châu Úc (AAMEO). Dưới sự lãnh đạo của ông, hơn 4700 nhân viên Novo Nordisk đang cam kết để thay đổi cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường và một số bệnh mãn tính khác.
Tú Anh
Theo Dân trí
Bác sĩ chỉ rõ 2 nguyên nhân gây tiểu đường ở người Việt: Nhiều người mắc mà không nhận ra
Thói quen lối sống của người Việt ăn nhiều chất dinh dưỡng, lười vận động dẫn đến tình trạng thừa năng lượng trong đó có glucozo là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là bệnh mãn tính, tiến triển. Đường trong máu cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh như tổn thương mắt gây ra mù loà, suy thận, nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi.
Đặc biệt đái tháo đường gây biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân đái tháo đường.
Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF), cứ 24h, trên thế giới lại có 3.600 trường hợp đái tháo mới được chẩn đoán, 580 người bị tử vong, 225 người bị cắt đoạn chi, 120 người bị suy thận giai đoạn cuối và 55 người bị mù do bệnh đái tháo đường gây nên.
Trên thế giới, mỗi năm có 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến đái tháo đường tương đương với số người tử vong vì bệnh HIV/AIDS. Bệnh đái tháo đường đang là gánh nặng cho kinh tế xã hội, chi phí để điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường đã chiếm 5-10% kinh phí chi cho chăm sóc y tế chung trên toàn thế giới.
Một thực tế đáng lo ngại là trong cộng đồng có> 60% bệnh nhân tiểu đường chưa được chẩn đoán, bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở lớp trẻ khi tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh...
Các công trình nghiên cứu về dịch tễ học trong 30 năm qua đã cho thấy bệnh đái tháo đường tuýp 2 tăng lên không ngừng. Nếu năm 1985, ước đoán có 30 triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường thì một thập kỷ sau, con số này đã là 150 triệu người.
Cho tới nay, theo số liệu của IDF, số người bị tiểu đường đã vượt quá 285 triệu. Cho dù các hoạt động phòng chống có hiệu quả, IDF cũng tiên đoán tổng số người bị tiểu đường sẽ là 435 triệu vào năm 2030.
Ở nước ta, nếu như năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh này chỉ từ 1,1 đến 2,5%, thì nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy, tỷ lệ bệnh tiểu đường lứa tuổi từ 30-60 ở nước ta là 5,7%, ở một số thành phố và khu công nghiệp lớn tỷ lệ này còn cao hơn từ 7-10%.
Sự gia tăng này cho thấy sự bùng nổ của bệnh và tiểu đường đã trở thành gánh nặng về chăm sóc y tế, làm tổn hại đến thành tựu phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia.
Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường phòng khám 133 Thái Hà cho biết, so với các nước, số người mắc bệnh tiểu đường Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn. Ở Việt Nam xuất phát điểm khá thấp, số người mắc tiểu đường khoảng 2% dân số. So với Singapore số người mắc tiểu đường ở người lớn khoảng 14%.
Dân số nước ta trẻ nhưng tỷ lệ người ít vận động, uống rượu bia nhiều lại cao, chính vì vậy trong tương lai bệnh nhân bị tiểu đường sẽ tăng lên rất nhiều.
Sau 15 năm nữa con số này tăng gấp 2 - 3 lần. So với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ người mắc tiểu đườngđường tăng 170%, nhưng với người Việt Nam tỷ lệ này sẽ là khoảng 300%, thạc sĩ Cường khuyến cáo.
Hãy "khoá" gen ngay hôm nay để bệnh tiểu đường không có cơ hội phát triển
Bệnh tiểu đường có yếu tố nội tại trong gen. Nhưng nếu không được nhúng vào trong môi trường thích hợp thì gen này sẽ "khoá" cả đời nên chúng ta không sợ mắc bệnh nữa. Chúng ta sẽ quay về thời kỳ 30 năm trước tỷ lệ người bị đái tháo đường rất ít, đa số ở người lớn tuổi.
Nhưng thạc sĩ Cường cho rằng hiện nay đã có bệnh nhân tiểu đường lứa tuổi 20 - 30.
Bình thường việc thay đổi gen diễn ra hàng nghìn năm nhưng hiện nay chỉ vài chục năm đã thay đổi, chủ yếu do lối sống, ít vận động, phương tiện đi lại có động cơ, máy móc thay thế con người, đi công trình bằng thang máy, sự giảm vận động đó khiến cơ bắp lười đi, sử dụng ít đường glucozơ dẫn đến thừa đường.
Thói quen ăn uống thay đổi, ăn nhiều lại vận động ít. Thạc sĩ Cường đưa ra các so sánh "ở các trung tâm thể thao ít người chơi mà những quán bia, nhà hàng bất kể trưa hay tối lúc nào cũng đông người. Lúc đó, chúng ta nhìn thấy con người ăn nhậu ở mức độ cao hay thấp".
Năng lương nạp vào ít tiêu hao chính hai yếu tố này nhúng gen gây tiểu đường vào môi trường dư cân, béo phì làm cho nó kích hoạt gen, mở khoá gen rối loạn chuyển hoá đường, mỡ dẫn đến tiểu đường. Các yếu tố khác như nội tại thực phẩm như kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng dư lượng cũng là nguyên nhân gây tiểu đường .
Ngoài ra, Thạc sĩ Cường nhấn mạnh các độc tố của môi trường như tồn dư chất tăng trọng trong chăn nuôi, stress, vỏ nhựa chai nước đựng nước uống, lối sống ăn thức ăn dễ tiêu làm bệnh nhân tiểu đường tăng lên.
Chính các yếu tố trên, thạc sĩ Cường đưa ra hai cách đơn giản nhất để mỗi người có thể tự "khoá" gen gây tiểu đường lại bằng cách ăn uống phù hợp và phải có luyện tập. Nếu ăn nhiều một chút nhưng có luyện tập thể dục thể thao thì không lo bệnh tật.
Mỗi người có thể chọn cách luyện tập theo từng lứa tuổi, thể trạng cho phù hợp không để đường dư thừa tránh tăng đường máu. Mỗi người chỉ cần thực hiện vận động, tập luyện 30 phút 1 ngày là gen gây bệnh không còn môi trường để kích hoạt.
Đặc biệt bệnh này có yếu tố di truyền, bố hay mẹ bị tiểu đường di truyền cho con thì 10 - 15%. Cả bố và mẹ đều bị thì khả năng di truyền là 70% vì thế mỗi người hãy tự biết cân bằng lối sống để không "mở khoá" cho gen tiểu đường phát triển.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Các biến chứng của đái tháo đường thai kỳ Theo thống kê hiện tại có khoảng gần 5% bà mẹ mang thai mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). ĐTĐ thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng... Ảnh minh họa Theo thống kê hiện tại có khoảng gần 5% bà mẹ mang thai mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). ĐTĐ thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng nếu...