Sát thủ Lương Bổng của Người Phán Xử: “Tôi cảm thấy bị xúc phạm trước phát ngôn này!”
Thiếu tướng Lê Tấn Tới gây xôn xao với phát ngôn: “Sau khi VTV chiếu phim Người Phán Xử thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm “ xã hội đen” xảy ra rất nhiều”.
Ngày 14/9, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Tại phiên họp này, Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho rằng cần quy định rõ, chi tiết hơn về nội dung và hành vi nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh.
Đáng chú ý, Thiếu tướng Lê Tấn Tới thẳng thắn đưa ra nhận định: “Điển hình, sau khi VTV chiếu phim Người Phán Xử thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm “xã hội đen” xảy ra rất nhiều.
Đất nước chúng ta quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng trong phim thì pháp luật không giải quyết được, mà đưa cho ông trùm làm người phán xử, kể cả phán xử lực lượng công an. Phán xử tất cả. Mà phim đó chiếu trên giờ vàng thì ai chịu trách nhiệm về vấn đề này?”
Liên hệ với NSND Trung Anh – người thủ vai “sát thủ” Lương Bổng trong Người Phán Xử , nam nghệ sĩ cho hay ông đã đọc rất nhiều thông tin liên quan đến phát ngôn này của Thiếu tướng Lê Tấn Tới:
“Từ hôm qua đến nay, tôi đọc khá nhiều bài báo, thông tin liên quan đến phát ngôn của Thiếu tướng Lê Tấn Tới về phim Người Phán Xử . Tôi thấy người ta xôn xao về phát ngôn của đồng chí ấy. Nói thật, tôi cảm thấy chán!
NSND Trung Anh trong vai Lương Bổng phim Người phán xử
Đồng chí nói như thế là nói theo bản năng, không có căn cứ. Đồng chí cần đưa ra nghiên cứu xã hội học về vấn đề mà đồng chí nói chứ không thể thích thế nào thì nói như thế.
Phát ngôn của đồng chí sẽ ảnh hưởng tới không chỉ một bộ phim mà còn rất nhiều vấn đề xung quanh nữa. Thiếu tướng Lê Tấn Tới làm về luật Điện ảnh, phát ngôn này rất ảnh hưởng tới toàn ngành”.
Video đang HOT
NSND Trung Anh cho hay, ông cảm thấy bị xúc phạm với phát ngôn này của Thiếu tướng Lê Tấn Tới:
“Tôi cảm thấy bị xúc phạm trước phát ngôn này. Bộ phim chẳng có gì xấu! Phim kết thúc với sự ca ngợi đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu. Phim vạch ra cái xấu của xã hội.
“Tôi cảm thấy bị xúc phạm trước phát ngôn này”
Không phải cứ để công an “đánh dập đầu” kẻ địch mới là ca ngợi chiến thắng, mới là đề cao lẽ phải.
Ý đồng chí là xã hội Việt Nam làm gì có người nào phán xử thay cho pháp luật. Năm Cam và nhiều tội phạm khác cũng là 1 dạng người phán xử, nhưng ở dạng khác thôi, và rõ ràng giới xã hội đen cũng có luật lệ của riêng họ, tại sao lại bảo là không có?
Đồng chí bảo “sau khi VTV chiếu phim Người Phán Xử thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm tăng lên”, đồng chí căn cứ vào đâu để nói như thế? Tôi thấy đây là ý kiến vô căn cứ và xúc phạm đến không chỉ ê-kíp làm phim hay riêng đoàn phim Người phán xử mà cả nền điện ảnh, cả VFC – đơn vị phát hành phim.
“Mọi người cũng biết phim Người phán xử cũng đề cao tình cảm gia đình”.
Mọi người cũng biết phim Người Phán Xử cũng đề cao tình cảm gia đình. Rất nhiều câu thoại, tình tiết trong phim nhắc tới vấn đề này. Điển hình như câu thoại nổi tiếng của Phan Quân như: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác, có hay không có, không quan trọng!”
Tôi thấy trên mạng, mọi người cũng phản ứng khá nhiều về vấn đề này”.
Sau debut phim điện ảnh đầu tiên, Viettel Media tiếp tục lấn sân lĩnh vực phim bộ truyền hình
Vừa bước chân vào lĩnh vực điện ảnh, Viettel Media đã tiếp tục tuyên bố gia nhập mảng phim truyền hình dài tập, băng mình vào cuộc đua với những nhà sản xuất series truyền hình hàng đầu như VFC, Đông Tây... Nhiều người sẽ đặt câu hỏi tân binh làng phim này có đang quá nóng vội?
Lý giải cho quyết định này, Phó giám đốc Kinh doanh Viettel Media Cao Phương Liên cho biết, thị trường phim truyền hình Việt hiện tại vẫn đang có những khoảng trống và cơ hội. Trong một vài năm trở lại đây, tuy các nhà sản xuất phim truyền hình đã có những nỗ lực làm mờ các phân khúc thị trường, cân nhắc các nhu cầu và thị hiếu khác nhau của các đối tượng khán giả khác nhau, nhưng nhìn chung thị trường phim truyền hình đang có sự phân hóa mạnh.
Thị trường phim truyền hình trên toàn quốc nói chung vẫn đang mang nặng tính vùng miền. Ngay cả những series được coi là thành công nhất trong những năm qua, chúng ta có thể thấy rằng khán giả vẫn đang co cụm theo những khu vực địa lý cụ thể, bà Cao Phương Liên nói.
Nhìn vào các con số đo lường khán giả xem các bộ phim nổi bật nhất trong thời gian qua, có thể thấy nhận định này không phải không có cơ sở. Nếu như series Tiếng sét trong mưa do nhà sản xuất Mega GS phóng tác từ kịch phẩm Lôi Vũ của Trung Quốc được coi là một thành công lớn tại khu vực Tây Nam Bộ với mức rating lên tới 26.0 thì trên phạm vi cả nước series này chỉ đạt mức rating 3.6. Ở chiều ngược lại, series Người Phán Xử được Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam VFC chuyển thể từ phim bộ Người Phán Xét của Israel chinh phục khán giả Hà Nội với rating 14.28 nhưng ở TP HCM chỉ được chưa đầy 1 điểm. Tương tự, series Về nhà đi con , cũng của VFC, có mức rating trung bình 14.1 tại Hà Nội nhưng chỉ đạt trung bình 1.39 tại TP HCM.
Nhìn vào lực lượng sản xuất, có thể thấy phần lớn các đơn vị sản xuất phim truyền hình đều đang đóng đô ở khu vực phía Nam. Thị trường phía Bắc dường như chỉ có một mình VFC độc diễn. Nhận thấy tiềm năng của thị trường này, nhiều nhà sản xuất hàng đầu của phương Nam trong thời gian qua đã nỗ lực Bắc tiến, đưa các series phim truyền hình tiếp cận khán giả miền Bắc. Nhưng thành công họ đạt được còn khá hạn chế do chưa thể vượt qua những khác biệt về nhu cầu và thị hiếu.
Dấn thân vào lĩnh vực sản xuất phim truyền hình, ngoài việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh, chúng tôi muốn đóng góp thêm màu sắc và sự đa dạng cho mảng phim truyền hình, chúng tôi sẽ dung hòa văn hóa Bắc và Nam vào các tác phẩm của mình, để có thể phục vụ tối đa nhu cầu của người Việt trên toàn quốc, bà Liên nói thêm.
Hồi đầu tháng 6 này, Viettel Media chính thức bước chân vào lĩnh vực điện ảnh khi debut Điên Tối - một bộ phim được dư luận và giới chuyên môn đánh giá cao về mặt kỹ thuật làm phim. Sau hai tuần công chiếu, bộ phim đã phủ rộng trên nhiều hạ tầng OTT và mạng xã hội, đạt gần 8 triệu lượt xem.
Thành công về mặt chuyên môn của Điên Tối là sự khẳng định Viettel Media đang sở hữu đội ngũ sản xuất tay nghề cao, đáp ứng những nhu cầu khắt khe của một sản phẩm điện ảnh.
Trước Điên Tối , Viettel Media cũng là một nhà sản xuất các sản phẩm truyền hình và nội dung số hàng đầu ở khu vực phía Bắc, Viettel Media đứng sau hàng loạt gameshow truyền hình thực tế và web series thành công của làng giải trí Việt. Gameshow truyền hình thực tế Sao Nhập Ngũ phát sóng mùa thứ 9 hồi đầu năm nay đã nhanh chóng trở thành hiện tượng với độ phủ sóng rộng rãi trên báo chí cùng số lượt xem khủng trên các mạng xã hội. Trong số các web series hot hit của Viettel Media có thể kể đến Ảo tưởng tuổi 17; Chị đứng đấy chờ em đến tán; Yêu lầm bạn thân; Shipper, em ship tim tôi đi đâu?; Người ở bên khi tôi 16; Bạn học tôi là bố.... Một số sản phẩm đã được nền tảng OTT cung cấp nội dung số hàng đầu thế giới Netflix mua bản quyền, cung cấp tới khán giả toàn cầu.
Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình và nội dung số, chúng tôi đã xây dựng đội ngũ sản xuất tay nghề cao, tích lũy những bài học kinh nghiệm, bồi đắp kỹ năng quản trị để có thể tự tin bước vào lĩnh vực phim bộ truyền hình, Phó giám đốc Nội dung Viettel Media Lê Anh Ngọc khẳng định.
Một lĩnh vực mà Viettel Media đã khẳng định vị thế số một là sở hữu và kinh doanh bản quyền phim. Với kho hàng ngàn phim bộ truyền hình nổi bật và phim điện ảnh của các nền điện ảnh hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Viettel Media là một đối tác kinh doanh quan trọng của các đài truyền hình và các OTT cung cấp nội dung trên thị trường. Với lợi thế này, không khó hiểu khi Viettel Media quyết định dấn thân hơn nữa vào lĩnh vực sản xuất, cụ thể là phim truyền hình. Khả năng liên kết với một hệ thống phân phối rộng khắp khiến đơn vị sản xuất này có sự chủ động trong việc giải bài toán kinh doanh và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
Giống như Điên Tối, các sản phẩm phim bộ truyền hình của Viettel Media cũng sẽ được đặt lên một bệ phóng truyền thông - hạ tầng vững vàng mà chúng tôi đang sở hữu, ông Lê Anh Ngọc nói.
Tuy có trong tay nhiều lợi thế, nhưng Viettel Media khi bước chân vào lĩnh vực sản xuất phim truyền hình cũng đối mặt với vô số thách thức. Sự phát triển nóng của các gameshow truyền hình trong một vài năm trở lại đây đồng nghĩa với miếng bánh thị phần của phim bộ trở nên nhỏ hơn, việc giải bài toán lợi nhuận cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn. Đây là một phần lý do khiến nhiều đơn vị sản xuất phim truyền hình đã án binh bất động hoặc lặng lẽ biến mất trong thời gian qua, để lại một thị trường chỉ còn bóng dáng của vài ông lớn. Tuy nhiên, Giám đốc Viettel Media Võ Thanh Hải khẳng định, giai đoạn thị trường trải qua một cuộc gạn lọc như vậy chính là thời cơ vàng để những nhà sản xuất, nhà đầu tư có tham vọng tìm kiếm cơ hội mới.
Khi họ thấy khó không dám đầu tư, chúng tôi sẽ đầu tư. Khi họ thất bại và rút lui khỏi thị trường, chúng tôi sẽ đi gieo mầm. Viettel Media là vậy. Chúng tôi cho rằng thị trường càng thách thức, cơ hội càng cao. Nhưng thành công sẽ chỉ dành cho những đơn vị dám đột phá, sẵn sàng đi đường dài mà thôi. Trong lĩnh vực này, Viettel Media xác định cùng các đơn vị xây dựng một thị trường lành mạnh và tạo giá trị bền vững Giám đốc Viettel Media Võ Thanh Hải khẳng định.
NSND Hoàng Dũng và những điều đặc biệt chỉ có ở 'Người phán xử' 'Cây đại thụ' của truyền hình Việt Nam từng nói Phan Quân là vai diễn thành công nhất sự nghiệp của mình. Người phán xử được quay vào lúc NSND Hoàng Dũng chuẩn bị nghỉ hưu NSND Hoàng Dũng công tác tại Đoàn kịch Hà Nội từ năm 1978 - khi ông vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội không...