Sạt lở núi ở Phước Sơn, Quảng Nam: 200 công nhân đang mắc kẹt giữa rừng
Ông Lê Xuân Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Năng Lượng Agrita Quảng Nam (chủ đầu tư công trình thủy điện Đăk Mi 2) – người cũng đang mắc kẹt giữa rừng cho biết, trên công trường thi công thủy điện hiện có khoảng 200 công nhân đang mắc kẹt với 5 tốp khác nhau.
Chiều 29/10, ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam (đang theo dõi huyện Phước Sơn) cho biết, phía huyện Phước Sơn đang triển khai các giải pháp nhằm tiếp tế lương thực, thực phẩm cho khoảng 200 công nhân thi công thủy điện Đăk Mi 2 (Phước Lộc) đang bị cô lập do sạt lở. Phương án ưu tiên là cho người đưa hàng bằng đường sông. Sau đó, ngành chức năng sẽ dùng cáp treo để chuyển hàng cứu trợ cho 200 công nhân.
Đào bới lượng đất sạt lở thông đường vào nơi các nạn nhân gặp nạn.
Ông Lê Xuân Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Năng Lượng Agrita Quảng Nam (chủ đầu tư công trình thủy điện Đăk Mi 2) – người cũng đang mắc kẹt giữa rừng cho biết, trên công trường thi công thủy điện hiện có khoảng 200 công nhân đang mắc kẹt với 5 tốp khác nhau. Các tốp công nhân đang đóng chân ở những khu vực an toàn dọc sông Đăk Mi và khu vực đập thủy điện.
“Hiện mọi người vẫn an toàn. Tuy nhiên, nhu yếu phẩm đã cạn kiệt. Với khoảng 200 người, nếu ăn cháo thì có thể cầm cự đến trưa mai (30/10). Sang 31/10 thì không còn thức ăn gì nữa. Tôi đã liên hệ với các ngành chức năng để báo tình hình và đề nghị cấp lương thực, thực phẩm nhưng hiện đường vào công trường rất khó khăn do sạt lở. Hiện các tốp công nhân đang ở 5 điểm khác nhau và không thể liên lạc với nhau”, ông Tuấn nói.
Xe máy vất vả di chuyển qua đoạn sạt lở.
Ông Tuấn cũng thông tin, khoảng 100 công nhân ở trên đập. Khu vực ông đang ở với khoảng 30 người. Các điểm còn lại ở lân cận với 70 người nữa. “Từ chiều qua (28/10) khi lũ quét qua, chúng tôi bị chia cắt. Đây là đợt lũ cực lớn mà tôi từng biết”, ông Tuấn nói thêm và cầu cứu: “Đường vào xã Phước Lộc đã chia cắt nên chúng tôi mong sẽ được tiếp nhu yếu phẩm rồi thông đường dần dần. Chúng tôi cũng lo lắng và mong muốn được giải cứu các công nhân. Hiện chúng tôi đang tìm các điểm an toàn để công nhân trú ngụ chứ không sạt lở như các nơi thì chết…”.
Video đang HOT
Đá sạt lở xuống, san lấp nhà dân.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam cho hay, từ chiều nay đến ngày mai (30/10), lực lượng chức năng địa phương sẽ cố gắng đưa lương thực, thực phẩm vào khu vực biệt lập càng nhanh càng tốt.
“Trường hợp không thể tiếp cận đường bộ và đường thuỷ, chúng tôi tính phương án đưa lương thực bằng máy bay rồi thả xuống cho các điểm có công nhân”, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam nói. Ông cũng cho biết thêm sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng triển khai biện pháp này. Hiện thời tiết đang nắng nên lực lượng chức năng của huyện đang đưa hàng hóa vào.
Nạn nhân sống sót trong vụ sạt lở vùi lấp hơn 50 người ở Quảng Nam được đưa đi cấp cứu
5 người bị thương trong vụ sạt lở vùi lấp khoảng hơn 50 người ở thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam, đã được Quân y 17 sơ cứu tạm thời và chuyển đến Trung tâm y tế Bắc Trà My để điều trị, gồm 2 người lớn, 3 trẻ em.
Các nạn nhân sống sót được cứu chữa tại bệnh viện
5 người bị thương trong vụ sạt lở vùi lấp khoảng hơn 50 người ở thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tế Bắc Trà My. Các nạn nhân được đưa đến bệnh viện lúc 15h chiều 29/10 và đang được các bác sĩ tận tình cứu chữa.
5 người khác bị thương nặng như gãy tay, gãy chân... Đa số những nạn nhân này mới chỉ được nẹp chân tay tạm bằng tre, gỗ.
Theo thông tin của PV Dân Việt, tại hiện trường, khoảng 10 thi thể nạn nhân đã được tìm thấy. Trong đó, một số thi thể đã được chôn cất ngay sau khi phát hiện.
Những người bị thương được đưa đi cấp cứu.
Hiện, một số người là thân nhân của các nạn nhân đã đến trụ sở Sở chỉ huy tiền phương đặt tại Ban chỉ huy Quân sự huyện Bắc Trà My để liên hệ, hỏi thăm thông tin và đường vào hiện trường. Từ vị trí các nạn nhân vừa được đưa ra đến điểm sạt lở còn khoảng 7-8km. Đường đi vô cùng khó khăn. Phương tiện cơ giới và thông tin liên lạc gần như bị cắt đứt.
Tại đây quang cảnh kinh hoàng, nguyên một quả đồi sạt xuống, vùi lấp tất cả, chỉ còn lại đống đổ nát và tiếng kêu khóc thảm thương.
Một số người bị thương đã được khiêng võng ra bệnh viện cứu chữa, người chết cũng bỏ võng, ra khỏi làng.
Theo người dân khu vực, hiện đã tìm kiếm được hơn mười thi thể, trong đó 1 thi thể ông Hồ Văn Mười, quê huyện Thăng Bình được đưa ra ngoài về nhà mai táng. Số còn lại, sau khi được người dân tìm thấy và tổ chức mai táng tại chỗ ngay sau đó.
Trưa 29/10, thông tin tại cuộc họp bàn phương án cứu hộ cứu nạn các nạn nhân bị sạt lở núi vùi lấp mất tích ở Nam Trà My, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, đến 10h ngày 29/10, đã tìm thấy tổng cộng 16 thi thể người dân mất tích. Trong đó, có 8 người ở xã Trà Vân và 8 người ở thôn 1, xã Trà Leng.
Ông Bửu cho biết, trước tình hình khẩn trương tiếp cận hiện trường sạt lở triển khai tìm kiếm cứu nạn, đến thời điểm này, phương án thông đường bộ vẫn là khả thi nhất.
Mặc dù đường bộ dẫn vào xã Trà Leng đang bị sạt lở nhiều nơi, tuy nhiên với lực lượng cơ giới hiện tại, phải quyết tâm khai thông đường bộ trong chiều nay.
Sáng nay (29/10), lực lượng quân đội đã thông được đường vào huyen Nam Tra My, tinh Quang Nam. Mặc dù đường bộ dẫn vào xã Trà Leng đang bị sạt lở nhiều nơi, tuy nhiên với lực lượng cơ giới hiện tại, phải quyết tâm khai thông đường bộ trong chiều nay.
Như Dân Việt đưa tin, chiều tối 28/10, tại thôn 1, xã Trà Vân và thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My đã xảy ra sạt lở núi. Theo báo cáo, 45 người ở xã Trà Leng và 8 người ở xã Trà Vân bị vùi lấp. Lúc 23h cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy 7/8 nạn nhân bị vùi lấp ở xã Trà Vân.
Nhiều thiệt hại do mưa bão tại Quảng Nam Đến 21h00 ngày 28/10, mưa bão tại Quảng Nam đã làm 01 người chết, 02 người mất tích và 05 người bị thương; 13 nhà bị sạt lở, vùi lấp (huyện Phước Sơn); 01 nhà bị sập (huyện Duy Xuyên).... Mưa bão làm nhiều nhà bị tốc mái, hư hỏng (ảnh: ĐT). Báo cáo sơ bộ từ các địa phương cũng cho thấy,...