Sát hại anh họ vì nợ nần tiền lô, đề
Mâu thuẫn chuyện nợ nần tiền ghi lô đề, Kế dùng dao cắt cổ anh họ. Sau khi sát hại anh họ, đối tượng còn gây thương tích 15% cho một người phụ nữ khác.
Ngày 31-12, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên hình sự sơ thẩm xét xử đối tượng Hồ Đăng Kế (SN 1973), trú xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu (tạm trú ở Hà Nội) về tội “ Giết người”.
Người Kế sát hại không ai khác là ông Hồ Đăng H. (SN 1969) anh em con chú con bác với đối tượng.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An, từ tháng 4-2018 ông H. đã rủ rê, lôi kéo Hồ Đăng Kế tham gia đánh bạc ăn tiền bằng hình thức ghi lô, đề. Quá trình đánh bạc, Kế ghi lô đề thông qua ông H. và thường bị thua dẫn đến nợ nần.
Bị cáo Hồ Đăng Kế trong phiên xét xử
Đầu tháng 5-2019, ông H. liên tục gọi điện thúc giục Kế phải trả nợ tiền ghi lô, đề. Tối 11-5-2019, Kế đi xe khách từ Hà Nội về quê với mục đích gặp ông H. để tính toán tiền nợ và xin hoãn trả nợ một thời gian.
Khoảng 4h ngày 12-5, Kế đến tìm gặp ông H. hai bên xác định Kế còn nợ hơn 200 triệu đồng. Kế xin hoãn trả nợ thì bị ông H. tát 3 cái vào mặt và yêu cầu Kế phải đi vay mượn, trả cho mình 100 triệu đồng ngay trong ngày.
Kế đồng ý với điều kiện phải gọi thêm chị Nguyễn Thị H. (người chung sống với ông H.) để “ba mặt một lời”, vì cho rằng tiền ghi lô, đề là nợ chung giữa ông H. và chị H.
Tuy nhiên, đến 8h30 phút cùng ngày, ông H. đổi ý, yêu cầu Kế phải vay số tiền 200 triệu đồng để trả nợ. Dù Kế trả lời không được “vì ở quê lấy đâu ra nhiều tiền thế” nhưng ông H. vẫn ép buộc bằng được.
Sau đó, ông H. lấy xe máy chở Kế sang bên ngoại ở xã Quỳnh Liên (huyện Quỳnh Lưu) để vay tiền. Trên đường đi phát hiện để quên điện thoại nên Kế quay xe máy về nhà ông H. Về đến nhà, Kế đi lấy điện thoại, thấy trên sập gỗ có một con dao rọc giấy nên Kế lấy bỏ vào túi quần.
Lúc ra sân, ông H. tiếp tục yêu cầu Kế gọi điện cho người định vay tiền nhưng Kế không chịu. Giữa hai người xảy ra cãi vã. Ông H. nắm áo kéo Kế lên ngồi trên xe máy.
Khi Kế ngồi trên yên xe thì bị ông H. dùng cùi chỏ đánh vào mắt. Bức xúc, Kế lấy con dao cứa cổ ông H. khiến nạn nhân ngã xuống đất. Sau đó, Kế lấy tấm bạt và cây ngô che lên thi thể nạn nhân rồi thu dọn đồ đạc bỏ đi.
Trên đường đi, cho rằng ông H. thay đổi ý định bắt mình đi vay từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng là do chị H. ép nên Kế tìm đến nhà người phụ nữ này.
Tại đây, hai bên tính lại chuyện nợ nần thì xảy ra cãi nhau. Kế lấy con dao thủ sẵn cắt cổ chị H. thì nạn nhân chống cự và kêu cứu hàng xóm. Nghe tiếng hô hoán, hàng xóm sang phát hiện sự việc đã đánh Kế bất tỉnh.
Tại phiên tòa, bị cáo thừa mọi hành vi phạm tội và gửi lời xin lỗi tới gia đình bị hại. Đại diện bị hại cũng đã có lời xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và không yêu cầu bồi thường dân sự vì đã thỏa thuận xong.
Video đang HOT
Cân nhắc toàn diện vụ án, tòa tuyên phạt Hồ Đăng Kế 20 năm tù về tội “Giết người”.
Theo anninhthudo.vn
6 kẻ sát hại nữ sinh giao gà bị tử hình: Quy trình tiêm thuốc độc kết liễu?
Sáng 29/12, TAND tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt án tử hình đối với 6 trong số 9 bị cáo vụ nữ sinh giao gà bị bắt cóc, hiếp dâm rồi sát hại. Dư luận cũng đặt câu hỏi về quy trình tiêm thuốc độc kết liễu thế nào đối với 6 bị cáo án tử hình?
Liên quan tới vụ việc nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên, TAND tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt các bị cáo như sau: Vì Văn Toán: Tử hình về tội Giết người, 13 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là tử hình. Bùi Văn Công: Tử hình về tội Giết người, 14 năm tù tội Hiếp dâm, 13 năm tù về tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, 24 tháng về tội Tàng trữ ma túy, tổng hình phạt là tử hình.
Vương Văn Hùng: Tử hình về tội Giết người, 10 năm tù tội Hiếp dâm, 12 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là tử hình. Phạm Văn Nhiệm: Tử hình về tội Giết người, 12 năm tù tội Hiếp dâm, 11 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là tử hình.
Lường Văn Hùng: Tử hình về tội Giết người, 13 năm tù tội Hiếp dâm, 12 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là tử hình. Lường Văn Lả: Tử hình về tội Giết người, 12 năm tù tội Hiếp dâm, 11 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là tử hình. Phạm Văn Dũng: 10 năm tù tội Hiếp dâm. Cầm Văn Chương: 9 năm tù tội Hiếp dâm.Bùi Thị Kim Thu: 3 năm tù tội Không tố giác tội phạm.
9 bị cáo trong vụ sát hại nữ sinh giao gà.
Vậy quy trình tiêm thuốc độc kết liễu 6 bị cáo bị án tử hình thế nào? Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, trong vụ án này, hiện nay mới là lần xét xử cấp sơ thẩm, bản án chưa có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn mười lăm ngày các bị cáo có quyền kháng cáo và viện kiểm sát có quyền kháng nghị. Nếu bản án có kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực pháp luật, cần phải chờ vào kết quả xét xử của tòa án cấp phúc thẩm, bản án phúc thẩm mới có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp vụ án này có kháng cáo, kháng nghị, đồng thời bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật trong đó một số bị cáo vẫn bị tuyên mức án cao nhất là tử hình thì việc thi hành án tử hình sẽ thực hiện theo thủ tục quy định trong Luật thi hành án hình sự năm 2019, có hiệu lực từ 1/1/2020 cụ thể như sau:
Theo luật thi hành án hình sự năm 2019 thì thủ tục thi hành án tử hình được quy định tại điều 82 luật thi hành án hình sự như sau:
Điều 82. Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
2. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
4. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
c) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc.
Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình;
d) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;
đ) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;
e) Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;
g) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;
h) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này.
Điều 83. Giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị thi hành án tử hình
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình biết để làm đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, đơn xin nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình phải được gửi cho Chánh án Tòa án đã ra thông báo. Đơn xin nhận tử thi về mai táng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tử thi; quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch sang tiếng Việt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin nhận tử thi về mai táng của thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng. Nếu không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng thì nêu rõ lý do.
3. Trước khi thi hành án tử hình 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu biết để giải quyết việc cho nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình về mai táng hoặc tổ chức việc mai táng người đã bị thi hành án tử hình.
4. Trường hợp Chánh án Tòa án đã ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình chấp nhận cho nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình, nhưng trong quá trình triển khai thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình xét thấy việc cho nhận tử thi không bảo đảm an ninh, trật tự thì quyết định không cho nhận và thông báo bằng văn bản cho thân nhân của người đã bị thi hành án tử hình, đồng thời giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức mai táng và báo cáo lại Chánh án Tòa án đã ra quyết định.
5. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị ngay sau khi thi hành án để đến nhận tử thi về mai táng. Việc giao, nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo và do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện. Việc giao, nhận tử thi phải được lập thành văn bản, có chữ ký của bên giao và bên nhận. Hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm mai táng.
6. Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình muốn nhận tro cốt của người bị thi hành án và tự chịu chi phí hỏa táng thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bàn giao tử thi và hỗ trợ đưa tử thi về nơi hỏa táng.
7. Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc mai táng người bị thi hành án tử hình thì sau 03 năm kể từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc người đại diện của người đã bị thi hành án được làm đơn đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã thi hành án cho nhận hài cốt.
Đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận hài cốt; quan hệ với người đã bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án là người nước ngoài thì đơn đề nghị phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm xem xét giải quyết.
Điều 81. Hoãn thi hành án tử hình
1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự ;
b) Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
c) Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
2. Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
3. Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản.
4. Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì Hội đồng thi hành án tử hình hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này mà lý do hoãn không còn thì Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án yêu cầu Hội đồng tiếp tục thực hiện việc thi hành án. Trường hợp có sự thay đổi thành viên Hội đồng thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định thay đổi thành viên Hội đồng hoặc thành lập Hội đồng thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 78 của Luật này.
Trung Vương
Theo kienthuc.net.vn
Chị của Cao Mỹ Duyên bật khóc sau phiên toà xử những kẻ sát hại em Chị nữ sinh Cao Mỹ Duyên đầu đội khăn tang, ôm di ảnh em gái bật khóc sau khi tòa tuyên án 9 bị cáo. TAND tỉnh Điện Biên sáng nay tuyên án vụ án bắt cóc, sát hại, hiếp dâm nữ sinh Cao Mỹ Duyên đi giao gà, xảy ra dịp Tết Nguyên đán 2019. Trải qua hai ngày xét xử, một...