Sắp xếp lại ngành nghề để thu hút người học
Các trường cao đẳng đang từng bước thay đổi bằng cách đóng cửa ngành cũ khó tuyển, xin mở ngành mới phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường lao động.
Giảng viên và sinh viên ngành công nghệ ô tô của một trường CĐ trong giờ thực hành – N.V.S
Ưu thế với các ngành dịch vụ, công nghệ
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, cho biết trong mấy năm gần đây, ngành công nghệ giấy của trường rất khó khăn trong việc tuyển sinh. Năm 2018, chỉ có dưới 10 thí sinh trúng tuyển nên không đủ số lượng để mở lớp. Vì vậy, trường dự kiến sẽ dừng tuyển sinh ngành học này và nghiên cứu để xin mở một số ngành mới.
Trong khi đó, tại Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex, bà Phan Thị Hải Vân, Phó hiệu trưởng, thông tin do thấy nhu cầu nhân lực ngành du lịch đang thiếu, và người học cũng rất thích học những ngành này, nên trường sẽ mở rộng thêm các ngành nghề như quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, quản trị dịch vụ du lịch lữ hành. Bà Vân cho biết thêm: “Trong năm 2019, trường cũng dự kiến mở thêm các ngành tiếng Hàn, tiếng Nhật. Các doanh nghiệp Nhật, Hàn đầu tư vào VN ngày càng nhiều, vì vậy họ rất cần tuyển dụng nhân lực biết tiếng nước họ. Bên cạnh đó, việc hợp tác lao động giữa VN và Hàn, Nhật cũng phát triển, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tiếng Nhật, Hàn có thể xuất khẩu lao động với những cơ hội thu nhập rất cao”.
Nhìn nhận về vấn đề này, tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho rằng: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến nhiều ngành nghề truyền thống không còn phù hợp. Thị trường lao động có những yêu cầu mới, nên những ngành nghề mới cũng xuất hiện hoặc những ngành nghề đã có cũng phải đổi mới về chất lượng để đáp ứng yêu cầu đó”.
Theo tiến sĩ Thành, những ngành như thiết kế thời trang, thư ký văn phòng tại trường hiện đang ít dần người học, nên trường sẽ không tuyển sinh nữa. Thay vào đó, trường sẽ tập trung đầu tư phát triển ngành công nghệ ô tô và phiên dịch tiếng Nhật kinh tế thương mại. “Đây là 2 ngành mà thực tế đang rất cần, khi VN là một thị trường ô tô đầy tiềm năng, đồng thời VN cũng đã xuất hiện thương hiệu xe hơi đầu tiên. Ngành này học xong cũng có thể làm việc cho các doanh nghiệp xe hơi của Nhật tại VN hoặc tại Nhật. Hiện nay Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về đầu tư tại VN, nên sinh viên tốt nghiệp giỏi tiếng Nhật không bao giờ thiếu việc làm”, tiến sĩ Trần Mạnh Thành thông tin thêm.
Tập trung vào những ngành đang có nhu cầu cao
Trước đây, Trường CĐ Kỹ thuật – Công nghệ Vạn Xuân từng mở các ngành công nghệ như điện ảnh truyền hình, điện – điện tử, quản trị kinh doanh… Tuy nhiên, những ngành này thời gian qua trường tuyển khá khó khăn. Bà Nguyễn Thị Diệu Anh, Hiệu trưởng, nhận định: “Trong thời điểm này, nếu những ngành nghề cũ vẫn giữ nguyên, không đổi mới thì rất khó thu hút. Chúng tôi sẽ không đào tạo chung chung nữa mà đi sâu vào những công việc cụ thể. Ví dụ ngành công nghệ điện – điện tử sẽ tập trung vào các chuyên ngành như điện tử thiết bị truyền thông, điện tử led. Ngành quản trị kinh doanh thì tập trung vào quản trị nhân sự… Ngoài ra, chúng tôi dự kiến mở các ngành điều dưỡng, kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị nhà hàng khách sạn, chăm sóc sắc đẹp. Đây đều là những ngành phù hợp với xu thế và thị trường lao động đang rất cần”.
Bà Diệu Anh cho biết dù thay đổi định hướng ngành nghề thì giảng viên vẫn không bị ảnh hưởng vì giảng viên không chỉ dạy ngành đó mà còn dạy nhiều ngành khác ở trong cùng nhóm ngành. Với những ngành thay đổi theo hướng chuyên sâu, các học phần này trường sẽ mời các chuyên gia ở doanh nghiệp về dạy.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhìn nhận, các trường CĐ sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề để thu hút tuyển sinh là việc cần thiết trong giai đoạn này. “Tổng cục cũng nhận được nhiều hồ sơ xin mở ngành mới. Chúng tôi khuyến khích các trường thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đào tạo những ngành hấp dẫn người học, hấp dẫn doanh nghiệp”, tiến sĩ Minh chia sẻ.
Video đang HOT
Theo thanhnien
Cậu bé bán hàng rong nói 16 thứ tiếng đổi đời sau một đêm
Chỉ trong một đêm, cậu bé Salik 14 tuổi người Campuchia đã trở thành hiện tượng Internet, sau khi một du khách người Malaysia đến thăm ngôi đền Angkor đăng tải video cậu nói 10 ngôn ngữ khác nhau lên Facebook.
Salik - cậu bé 14 tuổi nổi tiếng sau một đêm nhờ khả năng nói 16 ngoại ngữ
Bán hàng kiếm tiền đi học
Video được lan truyền chóng mặt không chỉ ở đất nước Campuchia, mà còn sang nhiều quốc gia châu Á khác.
Salik là một trong nhiều đứa trẻ bán hàng rong ở khu vực đền Angkor với hi vọng kiếm chút tiền giúp bố mẹ trang trải cuộc sống. Những sản phẩm mà cậu rao bán gồm miếng nam châm dính tủ lạnh, bưu thiếp, đồ lưu niệm. Việc những đứa trẻ bán hàng rong biết một vài cụm từ tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Anh - những nơi có nhiều khách du lịch đến đây nhất - không phải là hiếm.
Tuy nhiên, Salik đã gặp vận may khi biến hành động đơn giản của mình thành một thách thức ngôn ngữ, khiến du khách ngạc nhiên.
Có thể nói khả năng tự học của cậu bé thật đáng nể khi đếm thành thạo từ 1 đến 10 bằng 16 thứ tiếng: Nga, Tagalog, Nhật, Việt, Ý, Đức và 3 phương ngữ của tiếng Trung.
Salik đã đi bán hàng được 3 năm
"Cháu bắt đầu bán hàng từ năm 11 tuổi, đến nay đã được 3 năm. Lúc đầu cháu chỉ biết một thứ tiếng duy nhất" - Salik chia sẻ trong cuộc trò chuyện về sự nổi tiếng đột ngột của mình.
"Cháu học được một chút tiếng Anh thì mẹ cháu đưa cháu đến núi Bak Kheng bán hàng. Ở đó có nhiều khách Trung Quốc nhất nên cháu học nói tiếng Trung. Nếu bây giờ nhìn thấy họ, cháu sẽ hát" - cậu kể trước khi say sưa hát một bài của nghệ sĩ người Trung Quốc Da Zhuang.
"Du khách Trung Quốc thường nói: 'Chà, cậu bé nói tiếng của chúng tôi rất giỏi đấy. Cậu sẽ là một ngôi sao ở đất nước chúng tôi'".
Với du khách nói tiếng Anh, chiến lược của Salik cũng tương tự. Cậu mỉm cười trước khi hát vài câu trong bài hát nổi tiếng Shape of You.
Chị Mann Vanna - mẹ Salik nói rằng chị vẫn sẽ tiếp tục đi bán hàng rong. Gia đình chị đã nợ nần trong nhiều năm nay.
Tiền kiếm được Salik đưa cả cho mẹ. Mẹ cậu dùng số tiền đó để nộp học cho 2 anh em và nuôi cả nhà. Căn nhà mà gia đình cậu đang ở chỉ có những đồ đạc cần thiết nhất. Họ cũng đang phải còng lưng trả một món nợ.
Chị Mann Vanna - mẹ Salik cho biết chị không thể tin nổi khi nghe nói về sự nổi tiếng của cậu con trai. "Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và náo nức. Không có bất cứ điều gì giống như cảm xúc ấy" - chị chia sẻ.
"Mặc dù là mẹ nhưng tôi không biết thằng bé thông minh đến thế. Tôi chỉ biết con trai nói được hơn 10 thứ tiếng. Tôi không nghĩ rằng nó có thể tiếp thu tất cả những kiến thức này. Tôi cảm thấy rất 'sốc' và ngạc nhiên".
Chị Vanna cho biết Salik là một cậu bé tử tế, ham học và không bao giờ phàn nàn về việc phải mặc quần áo cũ, phải đi xe đạp xa để tới trường hay không có đủ thức ăn.
"Tôi nhìn thấy người ta mua quần áo mới cho con thì rất thất vọng vì mình không có đủ khả năng làm điều đó. Chúng tôi không biết phải làm thế nào. Chúng tôi sinh con ra nhưng không đủ khả năng nuôi chúng hay cho chúng kiến thức".
Đổi đời sau một đêm
Salik được mua xe đạp mới, được hỗ trợ tài chính học tập cho tới khi tốt nghiệp đại học
Hiện tại, cuộc sống của gia đình Salik đang thay đổi. Họ được các chương trình truyền hình ở Phnom Penh trả tiền cho những chuyến đi lên Thủ đô.
Các quỹ từ thiện và các nhà hảo tâm cam kết sẽ hỗ trợ cho Salik hàng ngàn đô la, mua xe đạp mới, đồ chơi mới và hứa sẽ chu cấp cho việc học tập của cậu cho tới khi tốt nghiệp đại học. Cũng đã có lời mời gia đình cậu tới thăm Hồng Kông.
Những đứa trẻ không được may mắn như Salik vẫn tiếp tục đi bán hàng rong và giấc mơ đổi đời với chúng thực sự xa vời
Những ngày lang thang bán hàng rong của Salik có lẽ chỉ còn là quá khứ. Với những hỗ trợ tài chính hiện tại, cậu bé cam kết sẽ tập trung vào việc học hành, đặc biệt nâng cao kỹ năng ngoại ngữ.
"Có lẽ tôi sẽ không để Salik đi bán hàng nữa" - mẹ cậu nói. "Nếu thằng bé rảnh rỗi, nó có thể giúp tôi. Nếu nó không có thời gian, tôi sẽ để nó tập trung học hành nhiều hơn. Tôi muốn con được học hành vì tôi không có được điều đó".
Trong khi trò chuyện với phóng viên của tờ Channel News Asia, Salik được một cặp đôi người Trung Quốc nhận ra, đề nghị được chụp ảnh cùng và kiểm tra khả năng ngôn ngữ của cậu.
Họ cho Salik 5 đô la và chọn mua một chiếc túi thêu nhỏ làm quà lưu niệm.
"Cháu rất rất vui. Cháu chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ trở thành một người nổi tiếng như bây giờ. Thậm chí khi đang ăn trưa, mọi người cũng muốn chụp ảnh với cháu" - Salik khoe.
Ước mơ của cậu bé 14 tuổi là trở thành một hướng dẫn viên du lịch sau khi học xong phổ thông để có cơ hội đi và khám phá những vùng đất mới.
Bây giờ, ước mơ đó của Salik hoàn toàn có khả năng trở thành sự thật, nhưng với hầu hết những đứa trẻ khác ở đây thì giấc mơ đó vẫn còn xa vời.
Vy Oanh
Theo Channel News Asia
Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ! Đánh đổi cả thanh xuân, tuổi trẻ để miệt mài kiếm tiền, bỏ bê việc học, lo chắt góp từng đồng gửi về cho gia đình trả nợ liệu có đáng hay không? "Tôi buộc phải làm việc với mức lương thấp, trái với pháp luật, khoảng 300 yên/giờ (hơn 60 ngàn đồng). Ngoài ra tôi thường xuyên phải làm ngoài giờ. Khi...