Sắp xếp các trường ĐH,CĐ: Cần thận trọng và có lộ trình bài bản
Giải pháp sáp nhập, hợp nhất, giải thể của Bộ GD-ĐT đưa ra liệu có khả thi?
Nhiều trường đại học, cao đẳng kém về chất lượng đào tạo, khiến cho chất lượng nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Giải pháp sáp nhập, hợp nhất, giải thể của Bộ GD-ĐT đưa ra liệu có khả thi?
Không lắp ghép “cơ học”mà cần tổ chức lại
Quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ) là cần thiết, bởi hiện ngân sách nhà nước đang quá tải nếu tiếp tục bao cấp cho hệ thống sự nghiệp, trong đó có giáo dục. Trong khi đó, nền đại học Việt Nam có quá nhiều bất cập từ hệ thống đến các cơ sở đào tạo; có một số trường thực sự yếu kém về năng lực và chất lượng đào tạo.
Trường Đại học Vinh – một trong những trường đơn lĩnh vực trước đây đã chuyển đổi thành trường đa lĩnh vực. Ảnh: K.T
Góp ý về Dự thảo Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục ĐH công lập của Bộ GD-ĐT, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết, thực ra nói tổ chức, sắp xếp lại các trường thì chính xác hơn, bởi sáp nhập, hợp nhất hay giải thể trường chỉ là một trong những giải pháp. Việc sắp xếp lại các trường phải có hướng đi rất rõ ràng. Ví dụ, đầu những năm 90 của thế kỷ trước chúng ta cũng đã sắp xếp lại một số trường với nhau để hình thành trường đa lĩnh vực.
Video đang HOT
Theo ông Khuyến, khi thực hiện việc sáp nhập thì phải tổ chức lại bộ máy. Nếu ghép vào rồi tồn tại kiểu liên hiệp các trường, rời rạc như cơm nguội là không nên. Kinh nghiệm ở Trung Quốc, ví dụ như ĐH Chiết Giang trước đây cũng được ghép lại bởi nhiều ĐH manh mún và họ tổ chức lại bộ máy, vươn lên trở thành ĐH lớn. Nhiều trường ĐH ở Úc cũng ghép các trường nhỏ lại rồi tổ chức sắp xếp lại thì mới thành những trường ĐH đa lĩnh vực, có đẳng cấp. Tuy nhiên, muốn làm được thì tư lệnh ngành, những người đứng ra thực hiện phải có quyết tâm cao.
Ông Khuyến cũng cảnh báo, khi thực hiện quy hoạch các trường ĐH thì phải có đủ chủng loại ĐH để đáp ứng về nhu cầu nhân lực đa dạng, ở các cấp độ khác nhau từ tầm quốc tế, tầm quốc gia, tầm vùng và tầm địa phương. Chứ như vừa qua, diễn ra tình trạng ghép một số trường đại học không ăn nhập gì cả. “Sắp xếp trường ĐH phải có lộ trình thích hợp, phụ thuộc vào sứ mệnh của từng trường, không nên ghép kiểu cơ học mà phải tổ chức lại thành trường đa lĩnh vực. Chứ không ghép các trường lại thành trường lớn nhưng không đạt chất lượng. Bên cạnh đó, các trường ghép lại phải cùng đẳng cấp với nhau chứ không phải trường mạnh, trường yếu. Nếu ghép các trường cùng một lĩnh vực thì sẽ mất đoàn kết. Nguyên tắc sắp xếp trường mà không làm rõ thì “lợi bất cập hại; không thể nói giải thể một trường đại học yếu kém ngay được, căn cứ nào để bảo trường đó yếu kém? Tất cả phải qua kiểm định”, ông Khuyến đề xuất.
GS. Lâm Quang Thiệp, ĐH Thăng Long cũng cho biết thêm: Các trường ĐH của ta trước kia theo mô hình Liên Xô cũ thì thường đơn ngành, đơn lĩnh vực. Nhưng hiện nay các trường ở phương Tây phần lớn là đa lĩnh vực gồm khoa học tự nhiên (KHTN), khoa học xã hội (KHXH), kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp… Do ĐH đa lĩnh vực có nhiều ưu thế nên họ thường thành lập theo mô hình này, bởi nó phù hợp với kinh tế thị trường. Theo tôi, ĐH đa lĩnh vực có 3 ưu thế sau: Thứ nhất, đào tạo phần đại cương rất tốt, vì trường có nhiều giáo sư thuộc các lĩnh vực KHTN, KHXH… Thứ hai, nó làm công tác nghiên cứu và công tác phục vụ xã hội phát triển tốt, vì hiện nay không có lĩnh vực nghiên cứu nào đơn lẻ, từng ngành mà nghiên cứu nào cũng phải kết hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với nhau. Thứ ba, nó dễ thích nghi với biến động của thị trường nhân lực, bởi thị trường nhân lực thay đổi liên tục nếu trường đơn ngành khi xã hội không cần ngành đó nữa thì sẽ rất khó thích ứng. Ví dụ, với tình trạng nhiều môn học thừa giáo viên dẫn đến việc nhiều trường sư phạm không tuyển sinh được vì nó chỉ đơn lĩnh vực. Để giải quyết những khó khăn đó, hiện nhiều trường đơn lĩnh vực đã chuyển đổi thành đa lĩnh vực để thích hợp với thị trường, ví vụ các trường ĐH sư phạm trước đây như: Vinh, Hải Phòng, Quy Nhơn, giờ đã chuyển đổi thành ĐH Vinh, ĐH Hải Phòng, ĐH Quy Nhơn…, tức là thành ĐH đa lĩnh vực.
Theo sàng lọc của thị trường và điều tiết của nhà nước
Tháng 8/2019, Bộ GD-ĐT đã đề nghị Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam góp ý cho Dự thảo Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục ĐH công lập (phiên bản 27/8/2019). Mới đây, GS. Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã nêu một số ý kiến đề xuất của Hội như: Khuyến khích các trường phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp để thích hợp với nền kinh tế thị trường và thị trường dịch vụ giáo dục. Các trường đơn ngành là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, nay rất khó có điều kiện phát triển tốt… Tiếp đến là thực hiện việc kiểm định chất lượng thực sự khách quan đáng tin cậy về cả đào tạo, nghiên cứu khoa học và minh bạch về tài chính. Lấy đó làm cơ sở cho sự đánh giá của cơ quan quản lý và sự tín nhiệm của xã hội. Điều này tối quan trọng khi ta “mở” nhiều mặt, xóa nhiều ràng buộc trong quản lý. Chấp nhận sự sàng lọc các đơn vị đào tạo theo cơ chế thị trường thông qua uy tín của thương hiệu, có sự định hướng của nhà nước thông qua khen thưởng, đầu tư và chế tài. Chế tài của nhà nước có thể từ thấp đến cao tới mức quyết định đóng cửa trường. Khuyến khích các trường đăng ký về sứ mạng, mục tiêu, và tầm nhìn của trường tương xứng với năng lực của trường mình và có thể thay đổi trong quá trình phát triển. Và phải bảo đảm minh bạch…
“Việc sắp xếp, điều chỉnh nên được chuẩn bị thật kỹ về quan điểm, tư duy, đặc biệt là các chính sách cụ thể. Bộ GD-ĐT phải thiết kế một hành lang pháp lý đủ rộng mà đủ chặt, xây dựng một kế hoạch toàn diện từ lộ trình đến sự giám sát. Trong bối cảnh đó, nói gọn là việc sắp xếp mạng lưới các trường nên theo nguyên tắc sàng lọc điều chỉnh của thị trường có sự định hướng và điều tiết của nhà nước…. Cuối cùng, nên suy nghĩ toàn diện và tổng thể về phương hướng đổi mới cả hệ thống giáo dục ĐH, từ đó mới tính được việc sắp xếp mạng lưới trường…”, GS. Trần Hồng Quân nhấn mạnh./.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Sáp nhập để mạnh hơn
Là một chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp quốc gia đang ở giai đoạn hoàn tất “Cơ sở khoa học của quy hoạch mạng lưới các trường ĐH Việt Nam”, tôi thấy rằng sáp nhập, hợp nhất, liên minh, liên kết các trường ĐH thành các ĐH quy mô lớn, đa lĩnh vực đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong thời đại cạnh tranh toàn cầu rất khốc liệt như hiện nay. Khi đó, các ĐH lớn sẽ có khả năng tập trung thu hút được nguồn lực đầu tư từ Nhà nước và doanh nghiệp vào nghiên cứu và đào tạo sau ĐH… nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
GS.TSKH Lâm Quang Thiệp, Trường ĐH Thăng Long: Kiểm định chất lượng là công cụ quan trọng
Tôi cho rằng “đóng cửa” là việc rất nên làm để thiết lập lại chất lượng trong đào tạo ĐH. Với những trường đào tạo chất lượng thấp, không tuyển sinh được, kiểm định nhiều năm không đạt thì nên giải thể. Một trong những công cụ quan trọng để đánh giá là hệ thống kiểm định chất lượng gồm 2 loại: Kiểm định nhà trường và kiểm định chương trình. Nếu thực hiện cơ chế kiểm định nghiêm túc thì sẽ phát hiện ngay được trường nào, ngành nào không đạt.
TS. Lê Viết Khuyến: Cần bước đệm 3 – 5 năm, tránh gây xáo trộn đột ngột
Nếu Bộ muốn quy hoạch, sáp nhập, hợp nhất, giải thể trường ĐH công lập hiện nay thì cần phải có lộ trình và bước đi cụ thể. Bộ phải đưa ra bước đệm 3 – 5 năm để chuyển dần cấu trúc trường khi quy hoạch sang mô hình hiện đại nhằm không gây xáo trộn quá đột ngột về tổ chức và nhân sự ở các trường.
P.V ghi
Theo Thu Hằng/Báo TNVN
Cần chia sẻ tài nguyên giáo dục mở với các cơ sở giáo dục
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở. Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh cần chủ động hợp tác, xây dựng, kết nối, chia sẻ tài nguyên giáo dục mở với các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Theo như văn bản xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, Bộ GD-ĐT đề nghị thủ trưởng các đại học, học viện, trường đại học cao đẳng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, giá trị của tài nguyên giáo dục mở, trước hết là đối với cán bộ, giảng viên, sinh sinh viên nhà trường.
Ảnh minh họa. Ngô Chuyên.
Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên giáo dục mở phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, khuyến khích sự tham gia của giảng viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia và sinh viên báocáo kế hoạch trước 30/10/2019 và định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Bộ GD-ĐT.
Chủ động hợp tác xây dựng, kết nối, chia sẻ tài nguyên giáo dục mở với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước, chủ động tham gia đề án tri thức Việt số, Việt hóa các nguồn tài nguyên giáo dục mở quốc tế nhằm giúp người học mở rộng cơ hội tiếp cận nội dung học tập chất lượng, tiết kiệm chi phí, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời.
Phối hợp với các cơ sở giáo dục thường xuyên biên soạn tài liệu, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao công nghệ xây dựng và thực hiện các chương trình, khóa học mở, đại chúng trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương, góp phần tăng tỉ lên dân số được tiếp cận với giáo dục đại học thông qua hình thức giáo dục thường xuyên.
Theo congly
Để trường đại học thành đại học: Mở thế nào? Tại Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 của Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị nhà trường sớm có đề án đổi tên trường thành ĐH Sức khỏe TPHCM. Chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho...