Sắp triển khai GDPT mới, làm sao để môn Sử không còn là nỗi sợ của học sinh?
Nên đưa các giáo viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học phổ thông đại trà tham gia vào công tác làm đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Theo đánh giá, Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ hội để đổi mới sách giáo khoa cũng như phương pháp giảng dạy các môn học, trong đó có môn Lịch sử.
Từ trước đến nay, bộ môn Lịch sử luôn được quan tâm và đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này cũng vậy.
Theo như kế hoạch, năm học sắp tới 2022 – 2023 chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai đối với lớp 10 mà môn Lịch sử thuộc nhóm môn tự chọn nên nhiều lo ngại việc đại đa số học sinh sẽ ngó lơ môn học này.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đem băn khoăn này đi hỏi Giáo sư Đỗ Thanh Bình – nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thì được thầy cho biết gốc rễ của vấn đề học sinh sợ, chán học Lịch sử nằm ở khâu ra đề thi chứ không phải là phương pháp dạy hay người dạy.
Giáo sư Đỗ Thanh Bình – nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ảnh: Xuân Trung)
Thầy Bình nhận định, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông quá khó, trong khi đó trình độ học sinh thì khác nhau nên dẫn đến kết quả thi môn Lịch sử trung bình trong cả nước thấp.
Nhìn lại phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Lịch sử của cả nước năm 2021 cho thấy, có 637.005 thí sinh tham gia thi bài thi Lịch sử trong đó điểm trung bình là 4.97 điểm, điểm trung vị là 4.75 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.0 điểm. Đây là môn thi có kết quả thấp nhất trong kỳ thi năm 2021. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây điểm Lịch sử luôn ở khu vực cuối bảng trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Theo thầy Bình, kết quả này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh khi quyết định có lựa chọn môn Lịch sử hay không trong năm học tới đây. Nhiều học sinh có sự e ngại, sợ môn Lịch sử.
Video đang HOT
Để giải quyết lo lắng này, thầy Bình đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ra đề thi có sự phân hóa và sát với chương trình học để học sinh ở nhiều trình độ khác nhau có thể làm bài được. Bên cạnh đó nên đưa các giáo viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học phổ thông đại trà tham gia vào công tác làm đề và giảm bớt giáo viên ở trường chuyên. Có như vậy mới biết học sinh trung học phổ thông ở trình độ nào và ra đề phù hợp.
Sách giáo khoa cần sát với thực tế và sinh động hơn
Từ trước đến nay sách giáo khoa môn Lịch sử bị đánh giá quá nhiều số liệu, sự kiện lịch sử. Đây là một trong những nguyên nhân khiến học sinh chán, sợ môn Lịch sử. Chương trình mới này cũng là lúc để các nhà chuyên môn nhìn nhận lại và cải cách sách giáo khoa làm sao để thôi thúc niềm yêu thích học môn Lịch sử đến với nhiều học sinh hơn.
Chia sẻ về cuốn sách Lịch sử 10 trong chương mình mới, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ninh – Trưởng bộ môn lý luận và phương pháp dạy học lịch sử tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cũng là Chủ biên môn Lịch sử 10 – bộ sách Cánh Diều thông tin, sẽ có nhiều điểm mới trong bộ sách Lịch sử năm sau. Cuốn sách được đội ngũ chủ biên hứa hẹn sẽ giúp học sinh nhìn nhận về Lịch sử không còn là môn học thuộc lòng, nhiều dữ liệu, sự kiện mà là một môn học sát với thực tế, giúp các em có hứng thú khi học.
Về nội dung, sách giáo khoa mới được biên soạn theo các chủ đề, chuyên đề, các vấn đề của lịch sử. Sách giáo khoa mới lớp 10 có 7 chủ đề, có 3 chuyên đề liên quan đến các nền văn minh thế giới, còn lại là lịch sử Việt Nam. Các bài học sẽ được triển khai theo dạng các nội dung chuyên sâu và phổ quát chứ không đơn thuần là các chuỗi sự kiện, ngày tháng năm khiến học sinh nhàm chán.
Một trong những nội dung trong sách Lịch sử lớp 10 của bộ sách Cánh Diều
Theo thầy Ninh, nội dung trong sách giáo khoa lớp 10 sẽ nâng cao mở rộng và mang tính đặc thù hơn nội dung được giảng dạy ở trung học cơ sở.
Về hình thức, mỗi trang sách đều có sự phối kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và chữ viết. Hai thành tố này hỗ trợ cho nhau để thực hiện mục tiêu của bài học. Hệ thống chữ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Những hình ảnh phong phú, đa dạng phụ họa cho chữ viết giúp giáo viên và học sinh khai thác bài học một cách tối đa, phát huy tính tư duy và định hướng cho người học.
Bên cạnh đó sách Lịch sử được biên soạn theo hướng tích hợp tức là nó được đặt với mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác như tư tưởng, văn hóa, … để giúp việc học lịch sử trở nên đời thường, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, qua đó, học sinh có thể nhìn thấy được những câu chuyện của xã hội hiện đại như áo dài dân tộc, công nghệ sinh học, bảo vệ chủ quyền biển đảo, cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo,… Đây được xem là một trong những cải tiến có thể giúp khơi gợi niềm đam mê của học sinh với môn Lịch sử để khi các em học không còn là những kiến thức xa xôi mà đó chính là cuộc sống đang hiện hữu.
Quan trọng nhất vẫn là người dạy
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Ninh, dù một cuốn sách có hấp dẫn như thế nào thì quan trọng nhất vẫn là ở người dạy. Thầy cô phải là người truyền được lửa cho học sinh qua mỗi bài giảng.
Làm thế nào để học sinh có thể thấm sâu và hiểu sâu về những sự kiện lịch sử có vẻ khô khan mà không dừng lại là ở kiến thức nặng nề số liệu, ghi nhớ đó là mục tiêu của việc học môn Lịch sử. Vì vậy, để mỗi tiết học có thể phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy và truyền cảm hứng yêu lịch sử dân tộc đến học sinh thì điều này phụ thuộc phần lớn vào phương pháp dạy của giáo viên. Thầy cô dạy hay thì học sinh mới yêu thích môn học.
Thầy Ninh cho rằng, để các em yêu thích môn Lịch sử thì giáo viên cần có phương pháp dạy vừa truyền tải được nội dung chính của bài học vừa giúp các em phát huy tính chủ động, sáng tạo không chỉ đơn thuần là giáo viên đọc học sinh chép bài như xưa. Bên cạnh đó, nhà trường, giáo viên tùy vào điều kiện để tạo ra các hoạt động trải nghiệm trong từng môn học như đa dạng hóa hình thức dạy học bằng cách tổ chức các chuyến tham quan di tích lịch sử, các làng nghề, chùa, đền,…. hay tổ chức đóng vai, tranh luận ngay trong từng tiết học.
Về vấn đề này, Giáo sư Đỗ Thanh Bình cho rằng, sách giáo khoa mới thì phương pháp dạy của giáo viên cũng phải mới. Bây giờ giáo dục không phải kiểu phát thanh một chiều mà phải có sự trao đổi qua lại giữa hai bên. Giáo viên chỉ có nhiệm vụ tổ chức lớp học và hướng dẫn còn học sinh sẽ là người làm chủ bài học, tự nghiên cứu, tìm tòi trên cơ sở nội dung có sẵn. Điều này sẽ giúp học sinh chủ động hơn và phát triển khả năng tư duy độc lập.
Với những thay đổi có tính đột phá về cả tư duy người dạy và sách giáo khoa, các chuyên gia hy vọng năm học tới nhiều em sẽ yêu thích môn Lịch sử và lựa chọn tổ hợp có môn Lịch sử. Bởi đây là môn học giúp các em giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, bồi dưỡng truyền thống uống nước nhớ nguồn và hình thành những phẩm chất tốt đẹp của một công dân Việt Nam, công dân toàn cầu đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại…
Ai là người chữa lành tâm lý cho những người thầy?
Những lùm xùm trong ngành giáo dục hiện nay, có lẽ phần nhiều đề cập đến đạo đức nhà giáo, đạo đức học sinh, đạo đức trường học...
Ảnh minh họa
Nghe thì đầy tính nhân văn, nó thể hiện sự tiến bộ, sự vượt bậc... và sự lên ngôi của vấn đề giáo dục con người đối với xã hội. Không phải là tất cả, nhưng từ cấp độ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Phổ thông rồi mới đây là Đại học, dư luận quan tâm đó chính là những lời nói, những hành vi của những người thầy, người cô đối với học trò của mình.
Tôi không ủng hộ cho những hành vi đó, trước hết cần khẳng định như vậy. Nếu xét ở khía cạnh đạo đức con người, hơn nữa, cái tư duy "người lớn thì không chấp nhặt với trẻ con", vậy nên, trong các trường hợp thầy A, cô B, cô C,... nào đó, nếu có hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức thì y như rằng bị cộng đồng lên án. Sau đó, là những xỉa xói, những chỉ trích, những bàn luận,... đấu tranh gay gắt của cộng đồng về những hành vi đó.
Là một giảng viên, tôi may mắn vì được giảng dạy với một đối tượng lớn, đã đủ nhận thức về những hành vi của mình, hơn nữa, môi trường của tôi toàn những cô, cậu sau này cũng ấp ủ để làm những người thầy, người cô tương lai. Vì vậy, đa số những tiết học diễn ra bình an, hòa thuận.
Nhưng không phải tất cả là như vậy, cá biệt trong lớp vẫn có vài cậu ngủ trong giờ, nói chuyện, vài cô bé mang son phấn lên giảng đường, soi gương, chuốt mi, cuộn tóc,... Thử hỏi chúng ta có điên tiết, có ngứa mắt không? Có lẽ, chỉ trừ những người lên lớp, giọng đều đều, nhìn lên trần nhà giảng bài thì mới không có một lời "mát mẻ" nào được buông ra.
Với tư cách là một người vừa thoát ra khỏi lấm lem của ruộng đồng, những chắt chiu của bố mẹ để có tiền cho con đi ăn học cho "bằng bạn bằng bè", tôi cũng đành phải nói vài lời, rất may, vì tôi nghĩ, mình còn trẻ, nên chỉ bằng cách chia sẻ những điều tích cực, những tấm gương, những câu chuyện truyền cảm hứng - nhưng với sinh viên, các bạn ấy nghĩ, thật nực cười. Có thể do tôi kể chuyện kém duyên?
Đồng nghiệp tôi, học trò của tôi và các học viên của tôi thì không may mắn như vậy, khi được chia sẻ, rất nhiều thầy/ cô giáo ở các bậc Tiểu học, THCS và THPT đã dùng những cụm từ "lãnh cảm", thờ ơ, lên lớp cho xong,... không dám nói nặng lời, thấy học sinh sai cũng không còn mạnh mẽ và quyết liệt nữa. Họ sợ cái gì? Họ sợ sự không đồng cảm từ phụ huynh, từ học trò, từ chính đồng nghiệp của mình. Họ mong gì? Họ mong bình yên!
Có rất nhiều thầy cô giáo đã bất lực, đã rất "khổ tâm" khi thấy những hành vi không đúng chuẩn mực, những nhận thức sai lệch của học trò. Người ta ví, người thầy giáo khi lên lớp vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên.
Nhưng diễn viên khi ánh đèn sân khấu tắt, cảnh quay hết, họ trở lại là chính mình. Còn người thầy, người cô, đó còn là sự day dứt, sự ám ảnh, là những nguy cơ mà người đi trước có thể nhìn thấy ở học trò mình, nếu tiếp tục như vậy, đó là vấn đề con người, là tương lại, là cuộc sống của họ đấy.
Người giáo viên được gì sau khi mắng học trò, xin thưa, những trận bốc hỏa, những lần nghẹt thở, là học sinh ghét, là phụ huynh thưa kiện, là báo chí lên án,... Hiểm họa là khôn lường.
Chúng ta đừng bao giờ mang cái nước ngoài ra để so sánh, nước ngoài bao nhiêu học sinh 1 lớp, 1 thầy cô dạy, nhưng có bao nhiêu lực lượng chức năng khác vào cuộc để hỗ trợ cho ngành giáo dục, cho thầy cô giáo.
Điều đau xót nhất khi học viên của tôi thổ lộ rằng, họ đơn độc trên hành trình đi truyền cái chữ, dạy học trò, mà nếu chỉ truyền cái chữ không, đơn giản hơn rất nhiều, bởi giống như chuyện dạy thêm, ở các lớp, trung tâm học thêm, thầy cô không cần "bao đồng" đến vậy, ra khỏi lớp, hết tiền, hết trách nhiệm. Nhưng khẩu hiệu rất lớn trên các nhà trường: "TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN".
Làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn này, lương tâm nhà giáo, lương tâm làm người,.... Và rồi, thầy cô giáo là những người cô đơn nhất, bao nhiêu áp lực tâm lý, có khi nào, chúng ta chỉ quan tâm đến con trẻ, đến những tổn thương của người học.
Có khi nào, chúng ta quan tâm đến cảm xúc của người thầy giáo? Thầy cô có phải là robot dạy học không? Thầy cô là người lớn, là người lớn không có những tổn thương, không cần sự đồng cảm, không cần sự chia sẻ,...?
Giúp trẻ vượt qua khó khăn do học trực tuyến kéo dài Từ cuối năm học cũ vắt sang năm học mới, học sinh vẫn chưa được đến trường do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Các chuyên gia đồng tình rằng, học online là chủ trương đúng đắn, là giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì việc học nhưng cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực của hình thức...