Sắp tới chỉ giáo viên chủ nhiệm mới phải dự giờ, thăm lớp?
Nhiều giáo viên thở phào nhẹ nhõm, chờ Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực để thoát khỏi cảnh phải … dự giờ thăm lớp.
Ngày 15/9/2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, thay thế Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2020. Như vậy chỉ còn hơn một tuần nữa Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành.
Nhiều giáo viên thở phào nhẹ nhõm, chờ Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực để thoát khỏi cảnh phải … dự giờ thăm lớp.
Tại sao có thông tin giáo viên thoát khỏi cảnh phải… dự giờ thăm lớp?
Khoản 3 Điều 27 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT có ghi rõ: “Hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục
3. Đối với giáo viên:
a) Giáo án (bài soạn);
b) Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;
c) Sổ điểm cá nhân;
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).”
Như vậy khi Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT còn hiệu lực, giáo viên phải ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, minh chứng trong sổ sách quy định. Hay nói cách khác giáo viên phải dự giờ, thăm lớp.
Khoản 3 Điều 21, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có ghi rõ: “Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
Như vậy trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT không còn quy định giáo viên phải có Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp.(1)
Mặt khác tại điểm a Khoản 2 Điều Điều 29 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có ghi rõ: “Quyền của giáo viên, nhân viên.
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:
a.Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm”.
Video đang HOT
Điều này có nghĩa chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới được dự các giờ học hoạt động giáo dục khác của học sinh.(2)
Từ (1) và (2) rõ ràng giáo viên không phải … dự giờ thăm lớp nữa sau khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực vào ngày 01/11/2020.
Mặt khác trong Luật Giáo dục 2019 cũng không có quy định giáo viên phải dự giờ, thăm lớp.
Ảnh chụp màn hình Website của một trường học đang áp dụng Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT quy định số tiết dự giờ cho giáo viên
Một số địa phương đang vận dụng sai thông tư!
Một số địa phương đang áp dụng Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT quy định số tiết dự giờ cho giáo viên.
Điểm a Khoản 2 Điều 7 Tiêu chuẩn 4 Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở ghi rõ:
“Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục
2. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy / giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy / giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường”
Thế nhưng Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT đã được thay thế bằng Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT.
Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT đã được thay thế bằng Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT. Trong Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT không hề đề cập đến các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Nói cách khác không còn văn bản pháp lý quy định số tiết dự giờ, thăm lớp của giáo viên.
Dự giờ là cách học tập nâng cao chuyên môn hiệu quả, đơn giản quả nhất.
Thực tế, là giáo viên có ý thức trau dồi chuyên môn ai cũng thấy rõ dự giờ đồng nghiệp là cách học tập nâng cao chuyên môn hiệu quả, đơn giản nhất.
Dự giờ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, người dự dễ dàng học tập kinh nghiệm. Nếu dự người dạy có chuyên môn chưa tốt, người dự cũng dễ dàng thấy “sạn” để mình tránh.
Dự giờ chỉ có tác dụng tốt khi giáo viên cầu thị, thực sự muốn học hỏi. Nếu quy định cứng nhắc, giáo viên sinh tâm lý đối phó, dự cho có, vô tác dụng.
Dự giờ số giáo viên đông (hàng chục giáo viên), tiết dạy đã được nhào nặn, giáo viên “diễn”, học sinh “diễn” chỉ phản tác dụng, lây bệnh thành tích.
Vì vậy, dù không quy định phải dự giờ, song các cơ sở giáo dục vẫn nên có quy chế để giáo viên được dự giờ đồng nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
https://thukyluat.vn/vb/thong-tu-12-2011-tt-bgddt-dieu-le-truong-trung-hoc-co-so-pho-thong-va-truong-1d823.html
https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-32-2020-tt-bgddt-dieu-le-truong-thcs-va-thpt-190977-d1.html
https://luatvietnam.vn/giao-duc/luat-giao-duc-2019-175003-d1.html
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=87939
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-42-2012-TT-BGDDT-tieu-chuan-danh-gia-chat-luong-giao-duc-152161.aspx
https://moet.gov.vn/van-ban/vanban/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1294
https://thcs-huongvinh-hatinh.violet.vn/entry/show/entry_id/4141927
Được sử dụng điện thoại để dạy, học thật là tuyệt vời!
Học sinh muốn sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp phải thỏa mãn hai điều kiện: Phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học.
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT đã xóa bỏ nỗi khổ vì sổ sách của giáo viên. Theo đó quy định cụ thể sổ sách phải có của giáo viên chỉ còn bốn loại:
"3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp)".
Như vậy, từ nay nhà trường đã bị chặn hoàn toàn việc "đẻ" sổ sách làm khổ giáo viên.
Thế nhưng dư luận quan tâm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT không phải vì "khổ sách" mà vì điện thoại di động. Đã có người phải thốt lên "Bộ có cho phép, trường tôi vẫn sẽ cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp".
Học sinh Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Phú Quý, Bình Thuận làm kiểm tra 15 phút môn Hóa học trên điện thoại di động. (Ảnh: Sơn Quang Huyến)
Thật ra phản ứng trái chiều của dư luận là do chưa hiểu rõ điều kiện để học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học.
Khoản 4 Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ghi rõ các hành vi học sinh không được làm:
"4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".
Như vậy, học sinh muốn sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp phải thỏa mãn hai điều kiện: Phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.
Hiểu đúng, hiểu rõ thì việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp của học sinh không có gì phải bàn cãi, tranh luận.
Đã có giáo viên khốn khổ vì sử dụng điện thoại dạy học
Thầy giáo Lê Văn Cương, giáo viên dạy môn Tiếng Anh Trường Trung học cơ sở Quảng Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phải gửi đơn kêu cứu báo chí vì bị kỷ luật và tạm đình chỉ công tác.
Liên quan đến vụ việc, ông Trần Ngọc Sơn, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Quảng Thành cho rằng, việc trường này ra quyết định kỷ luật và tạm đình chỉ công tác đối với ông Cương là vì ông đã vi phạm quy chế chuyên môn, đã dùng điện thoại trong lúc giảng dạy.
Được sử dụng điện thoại để học, để dạy thật là tuyệt vời!
Được sử dụng điện thoại để học thật là tuyệt vời. Đó là câu nói của không ít học sinh tôi dạy. Còn với tôi, được sử dụng điện thoại để dạy học thật là tuyệt vời.
Khi cơ sở vật chất trong phòng học chưa có máy tính nối mạng, đèn chiếu, thì điện thoại di động có 4G là thiết bị đưa học trò "vươn ra thế giới".
Những thông tin cần bổ trợ, minh họa cho bài giảng trên không gian mạng có thể nói là vô tận, không có kho học liệu nào có thể sánh kịp.
Học trò bây giờ sử dụng điện thoại thông minh, khai thác dữ liệu "nhoay nhoáy", sao chúng ta không tin học trò, hướng dẫn học trò khai thác kiến thức, tự học và sáng tạo?
Mục tiêu của đổi mới giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, trong đó "tự chủ và tự học" là năng lực đầu tiên cần phải đạt được.
Vậy cứ cho học sinh rèn luyện, hình thành kỹ năng tự chủ, tự học bằng cách sử dụng điện thoại di động khi giáo viên cho phép, phục vụ học tập. Phải chăng giáo viên bất lực, không có phương pháp quản lý nên "cấm triiệt" điện thoại cho an lành?
Làm sao để quản lý học sinh khi sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp?
Để học sinh sử dụng điện thoại di động học tập đầu tiên giáo viên bộ môn phải là tấm gương sáng sử dụng điện thoại di động cho học sinh noi theo.
Giáo viên mà vừa dạy, vừa sử dụng điện thoại vào việc riêng, e rằng khó mà quản lý được học trò, khó mà nói học trò sẽ nghe theo.
Giáo viên phải ra câu lệnh rõ ràng, cụ thể, học sinh sử dụng điện thoại hay thiết bị khác làm gì, mục đích, kết quả phải đạt được sau khi sử dụng.
Phải có quy định rõ ràng việc sử dụng điện thoại di động sẽ kết thúc khi nào, nếu không chấp hành sẽ bị xử lý cụ thể ra sao? Nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, xử lý công bằng ngay từ lần đầu, sẽ hình thành cho học trò thói quen tốt.
Đặt niềm tin vào học trò cũng là cách làm học trò tự tin và trưởng thành, chúng ta không thể vì một dấu chấm mà đánh giá toàn bộ trang giấy trắng.
Hãy dành cho học trò niềm tin, hãy nói với học trò "Thầy cô tin các em sử dụng điện thoại vào học tập", chắc chắn đại đa số học trò sẽ làm được.
Tài liệu tham khảo:
https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-32-2020-tt-bgddt-dieu-le-truong-thcs-va-thpt-190977-d1.html
https://laodong.vn/xa-hoi/thanh-tra-viec-thay-giao-day-gioi-keu-cuu-vi-cho-rang-bi-tru-dap-820677.ldo
Thưa Bộ, tăng cường dự giờ không làm cho chương trình bớt nặng, chỉ khổ thầy trò Bộ Giáo dục đưa ra yêu cầu các Sở Giáo dục thực hiện là nhà trường phải tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai Trong làn sóng phản ứng mạnh mẽ của dư luận về chương trình mới quá nặng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 3977/BGDĐT-GDTH...