Sắp thượng đỉnh Nga-Mỹ, Israel-Iran thi nhau qua gặp ông Putin
Sắp thượng đỉnh Nga-Mỹ, ông Putin liên tục tiếp các đại diện đến từ Iran và Israel sang tái khẳng định quan điểm và mong muốn của mình về chuyện Iran hiện hiện ở Syria.
Thượng đỉnh Mỹ-Nga theo lịch sẽ diễn ra vào ngày 16-7 tới tại thủ đô Helsinki của Phần Lan. Tổng thống Mỹ Donald Trump mấy ngày nay liên tục nhắc đi nhắc lại một trong những chủ đề ông sẽ bàn với Tổng thống Nga Vladimir Putin là sự hiện diện của Iran ở Syria.
Iran: Sẽ không rời Syria!
Ngày 12-7, tại Moscow, ông Putin tiếp ông Ali Akbar Velayati – đặc phái viên cấp cao của lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Ông Velayati dù không có vai trò chính thức nào ở Bộ Ngoại giao Iran nhưng là trưởng cố vấn chính sách đối ngoại của lãnh đạo Khamenei, được xem là cố vấn tin cậy thứ hai của ông Khamenei về Syria, sau ông Qasem Soleimani – Chỉ huy Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran.
Ông Ali Akbar Velayati, đặc phái viên cấp cao của lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei (trái), gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 12-7. Ảnh: AP
Ông Velayati từng nhiều lần đến Syria với tư cách đại diện của lãnh đạo Khamenei. Chính sách của Iran với Syria phần lớn do lãnh đạo Khamenei vạch ra, bất chấp ít nhiều bất mãn từ nhiều thành viên chính phủ Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Tại Nga, ông Velayati tuyên bố Iran không có ý định rời Syria bất chấp áp lực từ Mỹ và Israel, lần nữa tái khẳng định quan điểm cứng rắn của Iran trong vấn đề Syria trong bối cảnh cuộc thượng đỉnh Mỹ-Nga sắp diễn ra.
Video đang HOT
“Sự hiện diện của chúng tôi ở Syria phối hợp tốt với Nga và chính phủ Syria. Chúng tôi sẽ tiếp tục hiện diện ở đó theo cách chúng tôi thấy cần thiết. Có khi chúng tôi sẽ có vai trò công khai, có khi sẽ giữ vai trò đứng phía sau” – ông Velayati nói trong một sự kiện tại Moscow, rằng chính sự hợp tác của Iran với Nga đã giúp ngăn chặn Syria sụp đổ về tay IS và các nhóm phiến quân khác.
“Chúng tôi đến đó không cần sự cho phép của Mỹ và chúng tôi sẽ không phải nghe theo lệnh Mỹ để rời đi” – ông Velayati chỉ trích việc Mỹ yêu cầu Iran rút khỏi Syria.
Ông Velayati cũng cảnh báo Nga không nghe lời Mỹ quanh chuyện Iran hiện diện ở Syria : “Tôi đã nói với các quan chức Nga: Giờ phía Mỹ nói rằng Iran phải rời khỏi Syria và ngày mai Mỹ sẽ hỏi vặn quý vị đang làm gì ở Syria. Họ đang cố chia rẽ liên minh chúng ta”.
Ông Velayati hoài nghi về kết quả thượng đỉnh Mỹ-Nga sắp tới, nhắc lại các chỉ trích nặng nề từ phía Mỹ, rằng ông không hy vọng ông Trump sẽ có đóng góp tích cực nào cho sự ổn định Trung Đông.
Israel: Iran phải rời Syria!
Gặp ông Putin trước ông Velayati một ngày là Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Trong buổi gặp này, ông Netanyahu nói rõ Israel muốn Iran rút khỏi Syria và ông Netanyahu tự tin đã có được lời cam kết của ông Putin rằng Iran sẽ rút khỏi Syria.
Sự hiện diện của Iran ở Syria lâu nay luôn là nỗi đau đầu của Israel. Israel cho rằng Iran muốn lợi dụng Syria và Hezbollah để tạo hành lang tiếp cận và tấn công Israel. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra nhiều vụ không kích nhắm vào các cơ sở quân sự của Iran ở Syria mà thủ phạm được cho là Israel.
Với việc chính phủ Syria ngày 12-7 cắm lá cờ quốc gia lên TP Dara’a – cái nôi của cuộc biểu tình chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad năm 2011, một trong những cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy ở Syria, cuộc nội chiến Syria xem như đã đến hồi kết thúc. Và như thế, thời gian không còn nhiều để Israel nỗ lực ngoại giao buộc Iran rút khỏi Syria. Và việc ông Netanyahu tìm đến ông Putin trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Nga nằm trong nỗ lực này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại điện Kremlin (Nga) ngày 11-7. Ảnh: NYT
Phía Nga chưa xác nhận lời ông Netanyahu. Không chỉ Israel mà cả Mỹ cũng muốn Iran rời khỏi Syria. Trước nay Nga vẫn cảnh báo mong đợi này là không thực tế, thay vào đó có thể tìm kiếm một thỏa thuận để binh sĩ chính phủ Syria thay thế các lực lượng Iran bảo trợ và cả Hezbollah đang hoạt động ở các khu vực gần cao nguyên Golan Israel đang kiểm soát.
Theo nhà phân tích Ofer Zalzberg tại Tổ chức Giải quyết khủng hoảng quốc tế (Bỉ), thậm chí dù có đồng ý với Israel thì Nga cũng không làm được gì nhiều. Nga có thể “giữ liên lạc với Iran và đề nghị một cách lịch sự” Iran rút ra xa hơn biên giới Syria-Israel. Và dù Iran có hứa thì lời hứa này cũng sẽ khó thành hiện thực, mà nếu thành thì cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Ông Andrei Kortunov, Chủ tịch tổ chức nghiên cứu Hội đồng Các vấn đề quốc tế (Nga), cố vấn điện Kremlin về chính sách đối ngoại, cũng đồng tình nhận định này, cho rằng thậm chí ông Putin có đồng ý với Israel thì cũng phải cần có sự hợp tác của Iran mới làm được.
“Có thể di chuyển các lực lượng Iran vào sâu 50, 80, thậm chí 100 km xa cao nguyên Golan. Nhưng nếu các cơ sở hạ tầng quân sự vẫn còn đó và lãnh thổ đó vẫn do chính phủ Syria kiểm soát thì các lực lượng Iran không khó quay lại” – theo ông Kortunov.
Theo Đăng Khoa
Pháp luật TP.HCM
Trump sẽ ngủ đêm ở 'túp lều của ngư dân' trước khi gặp Putin
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch tổ chức hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 16.7 tại Helsinki, Phần Lan. Ông sẽ đến vào tối Chủ nhật và nghỉ tại khách sạn Hilton Helsinki Kalastajatorppa, theo thông báo của Nhà Trắng.
"Túp lều của ngư dân" Hilton Helsinki Kalastajatorppa
Khách sạn thuộc loại những khách sạn đắt nhất ở thủ đô Phần Lan, giá mỗi đêm là khoảng 200-2.000 euro, tùy thuộc vào loại phòng. Lịch sử địa điểm nơi Hilton Helsinki Kalastajatorppa được xây dựng bắt đầu từ năm 1910, khi bến tàu đánh cá được đặt ở đó. Kể từ đó ở Phần Lan nơi này được mệnh danh "túp lều của ngư dân".
Ban đầu, vào năm 1939 tại nơi này mở một nhà hàng, là cơ sở độc đáo duy nhất đối với thời đó với " Phòng Tròn" và phục vụ lên đến 2 ngàn thực khách cùng một lúc, đó là một kỷ lục đối với các nước Bắc Âu vào thời điểm đó. Trong chiến tranh, trong nhà hàng được đặt bệnh viện.
Sau đó, tòa nhà đã được bán và ở vị trí của nó vào năm 1969 tòa nhà đầu tiên của khách sạn được mở ra. Tòa nhà thứ hai và là tòa nhà chính của khách sạn được hoàn thành vào năm 1975, có 158 phòng. Bên cạnh tòa nhà chính của khách sạn là nhà khách Finlyandii.Iznachalno của Chính phủ Phần Lan.
Đầu tiên, khách sạn mang tên Scandic, nhưng năm 2001nó đã được hệ thống Hilton Hotels & Resorts mua lại, sau đó khách sạn được đại tu. Khách sạn nổi tiếng với thực tế rằng các nhà ngoại giao Liên Xô thích dừng lại nghỉ ở đây, nó có vị trí tọa lạc thuận tiện, cách xa khỏi dòng giao thống chính của đô thị và với hệ thống hậu cần giao thông thuận tiện.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Nga tiết lộ kết quả lý tưởng của Thượng định Nga-Mỹ Trong buổi nói chuyện với "ông vua phỏng vấn" Larry King, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chia sẻ nhận định của mình về cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ sắp diễn ra. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong cuộc phỏng vấn với Larry King. Ảnh: Youtube. Theo Ngoại trưởng Lavrov, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đang ở điểm thấp đến mức...