Sáp nhập trường, lợi thì có lợi nhưng…
Việc sáp nhập trường tiểu học và trung học cơ sở hiện nay còn nhiều bất cập khiến giáo viên và phụ huynh chưa có sự đồng thuận cao.
Vì sao cần sáp nhập trường học?
Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang tiến hành sáp nhập trường tiểu học và trung học cơ sở.
Các trường có tổng số lớp dưới 10 và gần nhau về địa bàn thì được gom về một mối, lấy trường trung học cơ sở làm trung tâm.
Việc sáp nhập trường học chủ yếu xảy ra ở các tỉnh, còn các thành phố lớn thì nhu cầu về trường học cho các cấp nhìn chung còn rất thiếu.
Sáp nhập trường học là việc buộc phải làm trong bối cảnh ngày nay vì nhiều lí do khác nhau.
Trước hết có thể nhận thấy, tỉ lệ sinh hiện nay đang trên đà giảm mạnh, nên số lượng trẻ em đến trường không còn nhiều như khoảng 10, 15 năm về trước.
Chẳng hạn như, ở các tỉnh miền trung, đa phần thanh niên vào miền Nam lập nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động sang các nước khác nên trẻ sinh ra giảm mạnh.
Đồng nghiệp chúng tôi dạy học bậc tiểu học và trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Trị cho biết, số lượng học sinh hiện nay đã giảm rất nhiều so với thập niên đầu của năm 2000.
Việc sáp nhập trường tiểu học và trung học cơ sở hiện nay còn nhiều vấn đề đáng bàn. (Ảnh minh hoạ: Baohoabinh.com.vn)
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sáp nhập trường học nhằm tinh gọn bộ máy quản lí và chống lãng phí ngân sách.
Cụ thể, khi sáp nhập trường, chỉ còn một thủ trưởng đơn vị (Hiệu trưởng) quản lí chung, một, hai Hiệu phó làm công tác chuyên môn và giảm bớt các nhân viên như kế toán, thủ quỹ.
Hiện nay nhân viên kế toán và thủ quỹ ở trường học làm việc rất nhàn vì công việc ít, đơn giản, nên sau khi sáp nhập trường nếu vị trí này dôi dư thì họ được điều sang ủy ban phường, xã (nếu là viên chức).
Ngoài ra, việc sáp nhập trường cũng động viên được một số giáo viên lớn tuổi nhưng năng lực chuyên môn còn hạn chế nghỉ hưu để nâng cao chất lượng dạy và học.
Một số bất cập
Thế nhưng, việc sáp nhập trường tiểu học và trung học cơ sở cũng còn những bấp cập khiến giáo viên và phụ huynh chưa có sự đồng thuận cao.
Chúng tôi tham khảo một số ý kiến của giáo viên hai bậc học này tại huyện Triệu Phong và Thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) thì thầy cô chỉ ra những bất cập như sau:
Thứ nhất, khi sáp nhập trường, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở được mặc định làm thủ trưởng chung của hai cấp học. Và Hiệu trưởng phải làm việc gấp đôi, trong khi phụ cấp chức vụ cho lãnh đạo không thay đổi.
Cùng với đó, Hiệu trưởng trường tiểu học sẽ xuống làm Hiệu phó chuyên môn, giảm phụ cấp chức vụ, giảm quyền hành nên không tránh khỏi tâm tư, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Thứ hai, vào dịp khai giảng, sơ kết, tổng kết năm học, việc tập trung học sinh tại cơ sở chính khiến giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm (phải quản lí học sinh) và phụ huynh rất mệt mỏi vì có khi phải di chuyến hàng chục cây số.
Thứ ba, mỗi khi triển khai cuộc họp hội đồng sư phạm cũng mất rất nhiều thời gian vì công việc liên quan đến hai cấp học.
Hiệu trưởng phải triển khai hết cấp học này, nghe ý kiến giáo viên góp ý, chốt nội dung rồi mới chuyển sang cấp khác nên giáo viên rất mệt mỏi.
Thứ tư, việc xét thi đua cuối năm cũng rất rối, bởi đặc thù của hai cấp học khác nhau.
Chẳng hạn như, bậc trung học cơ sở có thi học sinh giỏi văn hóa, trong khi bậc tiểu học thì không nên xây dựng tiêu chí thi đua chung cho giáo viên không phải là chuyện dễ.
Thứ năm, khi cần ý kiến giáo viên để lấy phiếu tín nhiệm hay bình xét thi đua cũng rất khó khăn vì giáo viên cấp này không hiểu rõ cấp kia (và ngược lại), nên nhiều lúc không tránh khỏi cảm tính.
Thứ sáu, Hiệu trưởng không phải lúc nào cũng ở cơ sở chính (trường trung học cơ sở) mà nay thì ở trừng này, mai lại trường khác (ở miền núi có trường đến 4,5 điểm lẻ là bậc tiểu học), gây bất tiện cho phụ huynh khi liên hệ công việc.
Thứ bảy, công tác chuyên môn giữa hai bậc học cũng khác xa nhau nên giáo viên khó hỗ trợ nhau trong việc cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lí, giảng dạy.
Giáo viên mong muốn gì?
Nhìn chung, giáo viên đồng tình với chủ trương chính sách của Nhà nước, của ngành Giáo dục về việc sáp nhập trường vì những lợi ích chung như đã nói.
Thế nhưng, qua những phân tích như trên, rõ ràng việc sáp nhập trường ở bậc tiểu học và trung học cơ sở còn những hạn chế nhất định, khó có thể giải quyết môt sớm một chiều.
Thầy T.C.N – giáo viên một trường trung học cơ sở ở Thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) nói rằng, nên sáp nhập bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông là hợp lí nhất. Bậc mầm non và tiểu học vì có những đặc thù riêng nên cần giữ ổn định.
“Khi sáp nhập bậc bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên có thể hỗ trợ nhau về mặt chuyên môn rất nhiều vì kiến thức hai cấp này có tính liên thông, hệ thống.
Trình độ chuyên môn của giáo viên cũng tương đương nhau nên giáo viên cấp 2 có thể học hỏi kinh nghiệm từ giáo viên cấp 3 để dạy cho tốt .
Nếu giáo viên cấp 2 có năng lực tốt có thể được điều động lên dạy cấp 3. Ngược lại giáo viên cấp 3 chuyên môn chưa đảm bảo thì đưa xuống cấp 2 dạy. Như thế, giáo viên sẽ phải nỗ lực nhiều để được khẳng định mình”, thầy N. nêu quan điểm.
Cao Nguyên
Theo giaoduc.net
Sáp nhập Trường CĐ Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long vào Trường ĐH Kinh tế TP HCM
Bộ GD-ĐT vừa ra quyết định về việc thành lập phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TP HCM tại Vĩnh Long trên cơ sở Trường CĐ Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long.
Trường ĐH Kinh tế TP HCM
Trong quyết định này, Bộ GD-ĐT đề nghị Trường ĐH Kinh tế TP HCM có trách nhiệm báo cáo Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh Vĩnh Long và các bộ, ngành liên quan để tổ chức thực hiện bàn giao và tiếp nhận người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, tài chính, tài sản của Trường CĐ Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long; báo cáo bộ về các điều kiện đảm bảo chất lượng để cho phép phân hiệu triển khai hoạt động đào tạo.
PGS-TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho biết trường cũng như chính quyền tỉnh Vĩnh Long đều mong muốn có cơ sở đào tạo của Trường ĐH Kinh tế TP HCM tại tỉnh nên sớm đi đến việc mở phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TP HCM trên cơ sở Trường CĐ Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long. Trường CĐ Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long nhiều năm nay có gặp khó khăn trong tuyển sinh, đó cũng là khó khăn chung của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
H. Lân
Theo nld.com.vn
Sáp nhập trường cao đẳng Nghệ thuật với trường Sư phạm thì đào tạo kiểu gì? Nhiều địa phương đã nóng vội trong việc sáp nhập trường cao đẳng, trung cấp dẫn đến nhiều hệ lụy về chất lượng đào tạo cũng như phát triển nhà trường. Ngày 12/12, tại Đà Nẵng, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực (Tiểu ban giáo dục nghề nghiệp) đã tổ chức tọa đàm khoa học: "Quy hoạch mạng...