Sáp nhập trường đại học cao đẳng là phương án bất đắc dĩ, nhiều hệ lụy

Theo dõi VGT trên

Trước thực trạng tuyển sinh èo uột, hàng loạt trường đại học, cao đẳng đứng trước kế hoạch sáp nhập. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây là bước đi bất đắc dĩ.

Sáp nhập trường đại học cao đẳng là phương án bất đắc dĩ, nhiều hệ lụy - Hình 1

Tình hình tuyển sinh của trường đại học Quảng Nam vài năm qua không thực sự tốt, nên vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức buổi làm việc với đại học Đà Nẵng về đề án chuyển trường đại học Quảng Nam trở thành thành viên của đại học Đà Nẵng vào năm 2023.

Tuy nhiên, việc sáp nhập của trường vẫn đang gặp rất nhiều vướng mắc. Từ đó, dấy lên nhiều băn khoăn về câu chuyện sáp nhập trường đại học, cao đẳng, liệu có có thực sự nên trở thành xu hướng hay chỉ là phương án bất đắc dĩ?

Nhiều hệ lụy kéo theo

Trước vấn đề này, GS.TS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT – nhận định: “Tôi cho rằng, việc sáp nhập, giải thể các trường đại học, cao đẳng chỉ là phương án cuối cùng, bất đắc dĩ. Bởi lẽ, tổng số trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất ít so với dân số.

Thực tế có nhiều trường gặp khó khăn, hoạt động kém hiệu quả thậm chí chuyện duy trì, đảm bảo chất lượng cũng kém. Tuy nhiên, đây không phải giải pháp đáng khuyến khích.

Trước hết, phải xem lại tất cả chủ trương, chính sách của nhà nước xem các trường này còn vướng mắc ở đâu, để tạo điều kiện giúp đỡ, nếu đang trên đà thuận lợi cho các trường mạnh thì cần làm gì để các trường yếu vươn lên.

Về phía Nhà nước, nên xem xét coi các trường khó khăn do đâu và tạo điều kiện cho các trường có thể vượt qua khó khăn đó. Đó là giải pháp ưu tiên. Trong trường hợp, sau tất cả những sự cố gắng đó, các trường này vẫn không thể vượt qua được thì nếu là trường ngoài công lập thì phải tự tìm con đường riêng để tồn tại và phát triển. Còn các trường công lập thì phải tính toán, hoặc là sáp nhập, hoặc là thay đổi sứ mệnh”.

Sáp nhập trường đại học cao đẳng là phương án bất đắc dĩ, nhiều hệ lụy - Hình 2

Theo GS.TS Trần Hồng Quân, sáp nhập và giải thể các trường đại học, cao đẳng cũng có rất nhiều hệ lụy.

GS.TS Trần Hồng Quân phân tích thêm: “Hiện nay, có nhiều nơi, quyết định việc sáp nhập, giải thể các trường đại học, cao đẳng hơi dễ dàng, tôi cho rằng điều đó không được hợp lý và có phần hơi vội vàng. Đáng lẽ, phải thử hết mọi khả năng để vực dậy là tốt nhất, chứ không phải cứ thấy các trường yếu thì ngay lập tức sáp nhập hoặc giải thể.

Video đang HOT

Việc sáp nhập và giải thể các trường đại học, cao đẳng cũng có rất nhiều hệ lụy, liên quan đến đội ngũ cán bộ, giảng viên, liên quan đến sinh viên…, nhiều hệ quả tiếp theo phải giải quyết”.

Cần cân nhắc năng lực, sứ mệnh và tình huống

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học (bộ GD&ĐT) – cũng cho rằng: “Chuyện giải thể, sáp nhập hay nâng cao năng lực các trường đại học, cao đẳng từ trường kém để cải tạo nâng cao năng lực tất cả đều diễn ra trong hệ thống giáo dục đại học thế giới. Tuy nhiên, nâng cao năng lực, sáp nhập hay giải thể phải phụ thuộc vào năng lực, sứ mệnh và tình huống cụ thể.

Chẳng hạn, một trường đào tạo nhân lực ngành đặc thù, không thể thiếu trong xã hội. Nếu trường đó có hơi yếu thì cũng không thể giải thể được. Yếu thì phải nâng cao năng lực: cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ quản lý, chất lượng đội ngũ giáo viên. Trường hợp trường đó nguồn nhân lực có nhiều trường đào tạo thì những trường không đảm bảo chất lượng, pihải giả tán chứ không thể cứ nuôi một trường duy trì tốn kém mà chất lượng ko đảm bảo.

Bên cạnh đó, nếu trường hoạt động chưa hiệu quả lắm, có thể quy mô nhỏ, thì có thể sáp nhập vào các trường khác, để nâng cao quy mô của trường đó lên, hay trường có chất lượng đội ngũ giảng viên yếu thì sáp nhập vào trường lớn hơn, để trường lớn hơn nâng được cho trường nhỏ”.

“Tuy nhiên, cần lưu ý, khi sáp nhập các trường lại với nhau, phải có chung sứ mệnh, nếu không, sẽ tạo ra những chuyện rắc rối.

Hiện nay, rộ lên trường đại học địa phương có xu hướng sáp nhập một số trường đại học địa phương trở thành phân hiệu của trường đại học quốc gia, đại học vùng. Ta có thể thấy, các đại học quốc gia, đại học vùng có năng lực tốt hơn, nổi trội hơn, khi sáp nhập vào để cải thiện, chất lượng giảng viên ở các trường đại học địa phương đương nhiên yếu hơn cho với đại học quốc gia, đại học vùng, dẫn đến phải loại bỏ đội ngũ.

Sáp nhập trường đại học cao đẳng là phương án bất đắc dĩ, nhiều hệ lụy - Hình 3

Theo TS. Lê Viết Khuyến, sáp nhập các trường phải xem xét trên phương diện cùng một sứ mệnh đào tạo, nếu không, sẽ là một sự khập khiễng.

Chính vì vậy, việc sáp nhập các trường phải xem xét trên phương diện cùng một sứ mệnh đào tạo, nếu không, việc sáp nhập là một sự khập khiễng. Sẽ dẫn tới một chuyện: trường đại học trọng điểm quốc gia đào tạo một nguồn nhân lực tinh hoa cho cả quốc gia, phải đạt chuẩn quốc gia thậm chí quốc tế; trong khi trường đại học tại địa phương chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực ngay tại địa phương, không đòi hỏi nguồn nhân lực tinh hoa, chỉ cần đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực.

Trong trường hợp sáp nhập như vậy, các trường đại học địa phương chịu thiệt thòi, đội ngũ giảng viên của các trường địa phương bị loại hết do khó cạnh tranh hơn. Ví dụ, sáp nhập cao đẳng sư phạm Hà Nam vào trường đại học Sư phạm Hà Nội. Từ giảng viên sư phạm thành giáo viên phổ thông cho trường thực hành chất lượng của trường đại học Sư phạm Hà Nội.

Bên cạnh đó, các trường đào tạo nhân lực đặc thù cho địa phương, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nếu ghép như thế là khập khiễng, là không ổn. Sau khi ghép trường, điểm xét tuyển đầu vào nâng lên, nhiều thí sinh địa phương sẽ mất cơ hội vào trường. Nếu sáp nhập thì trường cũng thiệt mà người học cũng thiệt” – TS Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.

Không được đ.ánh giá hình thức

Về tiêu chí đ.ánh giá chất lượng các trường đại học, cao đẳng trước nguy cơ sáp nhập hoặc giải thể, GS.TS Trần Hồng Quân bày tỏ: “Trước đây, các tiêu chí đ.ánh giá này cũng có tác dụng tương đối tốt. Tuy nhiên, không phải tiêu chí nào trước đây nêu ra cũng còn đúng trong thời điểm hiện nay.

Chẳng hạn, khi ta đ.ánh giá một trường đại học, cao đẳng, mà diện tích hay số lượng giảng viên quá thấp so với số lượng sinh viên, coi là không đủ chuẩn, coi là yếu.

Nhưng trong giai đoạn hiện nay, việc học online xen lẫn những phương thức truyền thống đang được khuyến khích, vậy những tiêu chí trên cũng cần phải linh động, xem xét lại.

Ngày nay, phát triển công nghệ cũng là một lối ra cho những sự khó khăn. Với phương tiện công nghệ hiện nay vẫn có thể đảm bảo chất lượng tương đối không phải là quá khó khăn. Chính vì vậy, phải tìm giải pháp trong bối cảnh hiện nay”.

Bên cạnh đó, vị nguyên Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, khi đ.ánh giá chất lượng cũng phải đ.ánh giá đáng tin cậy: “Mặc dù đối với một số trường, cũng sẽ gặp thêm khó khăn, nhưng phải đ.ánh giá đúng thực chất chứ không phải đ.ánh giá hình thức. Các tiêu chí này cũng phải luôn luôn cập nhạt, thay đổi theo sự phát triển của giáo dục đại học”.

Cuộc chuyển đổi của trường yếu

Làn sóng sáp nhập các trường đại học, cao đẳng địa phương với trường đại học lớn ngày càng rõ nét. Có nhiều nguyên nhân nhưng phần nhiều bởi sự khó khăn trong hoạt động đào tạo, nguồn tuyển.

Không có nguồn thu ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động buộc cơ sở GD tại địa phương tìm bến đỗ mới.

Cuộc chuyển đổi của trường yếu - Hình 1


Hướng dẫn sinh viên thực hành trên máy CNC do Trường Đại học Trà Vinh tự chế tạo. Ảnh: TG

Sáp nhập hay giải thể

Đầu tháng 1/2020, tỉnh Quảng Nam đã đặt vấn đề với lãnh đạo Đại học Đà Nẵng về việc đưa Trường Đại học Quảng Nam trở thành thành viên. Quan điểm được đưa ra là nhằm nâng tầm, tạo vị thế mới cho Trường Đại học Quảng Nam, đồng thời giải quyết vấn đề tuyển sinh của trường này vì trong 3 năm gần đây tuyển không đủ chỉ tiêu. Năm 2019, trường chỉ tuyển được 215 sinh viên trong khi chỉ tiêu là 1.700 cho cả bậc ĐH và CĐ. Không có người học đi liền với nhiều hệ lụy: Ngân sách Nhà nước bị cắt giảm, công việc và thu nhập của cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường cũng giảm theo. Không còn cách nào khác, sáp nhập với đại học lớn là cứu cánh lúc này.

Không chỉ các trường đại học mà trường cao đẳng cũng nằm trong làn sóng sáp nhập. Tháng 12/2019, phân hiệu Trường Đại học Kinh tế TPHCM tại Vĩnh Long được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long. Ở miền Trung, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị cũng sáp nhập với phân hiệu Quảng Trị của Đại học Huế để trở thành Trường Đại học Sư phạm - Kỹ thuật Quảng Trị, trực thuộc Đại học Huế.

Mạn Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cũng có kế hoạch về chung nhà với Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ở Tây Nam Bộ, Trường Cao đẳng Sư phạm Long An có đề án chuyển đổi thành cơ sở của Trường Đại học Cần Thơ tại Long An. Ở phía Bắc, trước đây mấy năm, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam cũng do khó khăn trong tuyển sinh đã chuyển đổi trở thành phân hiệu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Mong muốn, đề xuất là vậy nhưng trên thực tế, để trở thành cơ sở của đại học lớn không phải dễ, bởi còn phụ thuộc vào tiềm năng phát triển sau này cũng như giá trị vật chất đối tác có thể trông thấy.

Cuộc chuyển đổi của trường yếu - Hình 2


Nâng cao chất lượng đào tạo là cách để thu hút nguồn tuyển. Ảnh: TG

Quan trọng vẫn là nội lực

Trường Đại học Trà Vinh được nâng cấp trên cơ sở Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh. Lý giải cho việc làm này, PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Thấy được hạn chế là đại học địa phương ở một tỉnh nghèo, chúng tôi đã nỗ lực tạo dựng uy tín bằng việc nâng tầm chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế. Đến nay, trường là một trong những cơ sở sớm được chọn thí điểm tự chủ toàn diện, thu hút người học ở nhiều địa phương trên cả nước. Hoạt động đào tạo đã đáp ứng yêu cầu về chất lượng cao không những cho tỉnh Trà Vinh và khu vực Tây Nam Bộ.

Còn Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh đã được tỉnh này sáp nhập với Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quảng Ninh và nâng cấp lên thành Trường Đại học Hạ Long. Thành viên Hội đồng trường, ông Nguyễn Văn Tuế, cho biết: Trường được tỉnh đầu tư rất lớn với mong muốn tương lai sẽ trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chỉ tiếc là trên cả nước, những trường đại học địa phương nỗ lực đổi mới, lớn mạnh trên đôi chân của mình không nhiều. Cũng như trường được địa phương đầu tư lớn để phát triển như Trường Đại học Hạ Long cũng là của hiếm. Sáp nhập hay tiếp tục duy trì hoạt động đối với các trường ĐH, CĐ đang đối mặt với khó khăn trong tuyển sinh. Trả lời câu hỏi này quả là quá khó với các trường vì không có nguồn thu thì không duy trì hoạt động được. Thế nên tìm đường sáp nhập là điều khó tránh khỏi vì không còn cách nào tốt hơn để duy trì hoạt động, trả lương cho người lao động.

Tuy nhiên, sáp nhập không phải việc dễ làm. Bởi ĐH, trường ĐH có thương hiệu luôn đi liền với yêu cầu cao về chương trình, đội ngũ. Do vậy, giải bài toán sáp nhập, trước tiên, cơ sở GD địa phương phải nhìn nhận lại ưu - nhược của mình để bổ sung, hoàn thiện. Có như vậy, sau sáp nhập đội ngũ giảng viên không rơi vào cảnh... bơ vơ vì không đúng ngạch, chưa đủ chuẩn trình độ. Ở góc nhìn khác, sáp nhập trường CĐ, ĐH địa phương với trường trọng điểm cần tính đến tầm nhìn, sứ mệnh của trường. Liệu sáp nhập có phá vỡ quy hoạch mạng lưới cơ sở GD đại học ở địa phương, trọng trách, sứ mệnh có thay đổi... Tất cả điều trên cần tính toán kỹ lưỡng, tránh tình trạng đi mắc núi, về vướng sông.

Thực hiện tự chủ ĐH, cơ sở GD đại học không chỉ cần đội ngũ giảng viên giỏi, chương trình tốt mà phải năng động trong xây dựng, đưa hình ảnh đến thí sinh; đào tạo gắn với công ăn việc làm. Điều này được trường có thương hiệu, trường khu đô thị thuộc nằm lòng. Với trường CĐ, ĐH địa phương, bấy lâu quen "bầu sữa" ngân sách nay phải dứt ra để trưởng thành, hẳn không dễ dàng nhưng không thể không làm. Kinh nghiệm cho thấy, nâng cao chất lượng và tạo dựng uy tín với xã hội là cách duy nhất để có nguồn tuyển.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nine Naphat phải bán tháo xe sang để có t.iền cung phụng Baifern Pimchanok, mẹ ép chia tay vì đây?
17:01:12 06/07/2024
Baifern: công khai 2 mối tình đều tan vỡ, bị tố bòn rút khi hẹn hò Nine
17:13:48 06/07/2024
Một tiktoker đào quá khứ Nam Thư 13 năm trước, "cầm nhầm quen tay" vẫn không bỏ?
17:04:41 06/07/2024
Vụ xuống tay bằng Xyanua: trong 8 tháng 5 người ra đi, nghi phạm là con nợ
16:53:15 06/07/2024
Nhậm Trọng: Phải lòng Lâm Tâm Như, bị Hoắc Kiến Hoa đ.ánh bại, giờ ra sao?
16:44:07 06/07/2024
Một nam ca sĩ bị người nhà cô lập tại Úc: "Tôi bị la mắng, bị cho ăn thức ăn thừa"
20:21:07 06/07/2024
Clip hot: Lưu Diệc Phi gặp gỡ cha nuôi tỷ phú, thái độ bất ngờ giữa nghi vấn cắt đứt quan hệ vì tình mới
19:45:37 06/07/2024
Sau Duy Nhất - Tuấn Hưng, đến lượt Binz có phản ứng về Anh Trai Say Hi
17:17:57 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bí kíp mặc chân váy dài hack dáng tuyệt đối

Thời trang

22:27:05 06/07/2024
Chân váy dài từ lâu đã trở thành item quốc dân trong tủ đồ của phái nữ bởi khả năng che khuyết điểm, tôn dáng hiệu quả.

Bố Suni Hạ Linh: "Nếu con bỏ ca hát, tôi sẵn sàng bán hết tài sản cho con"

Sao việt

22:22:12 06/07/2024
Bố ruột của ca sĩ Suni Hạ Linh - NSND Ngô Đặng Cường, nguyên Hiệu trưởng Trường múa TPHCM, chia sẻ nỗi lòng của người bố khi theo dõi hành trình nghệ thuật của con gái.

Hai show "anh trai" đối đầu: Show có Trấn Thành hay Tự Long ăn khách hơn?

Tv show

22:18:49 06/07/2024
Phát sóng cùng thời điểm, Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai đang nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả và không tránh khỏi việc bị so sánh, thậm chí gây tranh cãi.

Triệt xóa sới bạc qua tin báo "đường dây nóng" của Giám đốc Công an tỉnh

Pháp luật

22:12:11 06/07/2024
Thông qua đường dây nóng của Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh xác định tại quán cà phê ở xã Nguyệt Hóa (huyện Châu Thành) có tụ điểm đ.ánh b.ạc ăn thua bằng t.iền (hình thức lắc bầu cua).

Danh tính 9 công nhân bị thương do tai nạn lao động tại Bình Dương

Tin nổi bật

22:05:41 06/07/2024
Ngay sau khi sự cố xảy ra, công nhân của công ty đã nhanh chóng xử lý tình huống và chuyển các nạn nhân đến Bệnh viện tỉnh Bình Dương để cấp cứu và điều trị.

Đại gia từng "gánh nạn" ngồi tù cho Phạm Băng Băng trong bê bối chấn động năm xưa giờ ra sao?

Sao châu á

22:01:20 06/07/2024
Ông trùm quyền lực này từng âm thầm đứng sau nâng đỡ Phạm Băng Băng trở thành nữ hoàng giải trí và cũng là người có liên đới đến vụ trốn thuế chấn động của nữ diễn viên.

Ngọc Huyền tiết lộ cảnh hôn 10 tiếng dưới nước với hotboy phim 'L.ật m.ặt'

Hậu trường phim

21:26:01 06/07/2024
Diễn viên Ngọc Huyền nhớ đời khi phải diễn cảnh hôn kéo dài 10 tiếng đồng hồ với đàn em - diễn viên Thái Vũ dưới hồ bơi giữa thời tiết giá rét miền Bắc.

'Người hùng' của tuyển Tây Ban Nha nói gì sau trận thắng tuyển Đức?

Sao thể thao

21:21:53 06/07/2024
Vào sân từ băng ghế dự bị, Dani Olmo đóng góp một bàn thắng và một kiến tạo, giúp Tây Ban Nha vượt qua chủ nhà Đức với tỉ số 2-1, đoạt vé dự vòng bán kết Euro 2024 rạng sáng 6-7.

Nam diễn viên qua đời bất ngờ ở t.uổi 30

Sao âu mỹ

21:18:19 06/07/2024
Nam diễn viên Mike Heslin, 30 t.uổi, nổi tiếng với vai diễn Polo trong phim Lioness của Taylor Shridan, qua đời sau một tuần nằm viện vì biến cố tim đầy bất ngờ.

ON Live chính thức phát sóng trực tiếp giải đấu Esports World Cup 2024

Mọt game

21:12:45 06/07/2024
Cuối cùng, các fan hâm mộ Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam cũng có cơ hội theo dõi Esports World Cup 2024 được bình luận bằng Tiếng Việt, trực tiếp và trọn vẹn trên nền tảng livestream tương tác bản quyền ON Live.

Cây kim t.iền hút tài lộc, đặt đúng 2 vị trí này t.iền v.ào như nước

Trắc nghiệm

21:09:00 06/07/2024
Cây kim t.iền là loại cây phong thuỷ cầu tài lộc, mang lại may mắn. Đặt cây đúng vị trí thì gia chủ càng làm ăn thuận lợi.Có 1 kiểu người làm gì cũng gặp m