Sáp nhập các điểm trường, trường quy mô nhỏ phải trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
Ảnh minh họa/internet
Theo văn bản này, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 08/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực GD&ĐT.
Kết quả, nhiều điểm trường và trường có quy mô nhỏ ở các cấp học mầm non, phổ thông được sắp xếp, tổ chức lại phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi đơn vị, địa phương, gắn với nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tại một số địa phương còn có những khó khăn, bất cập, dẫn đến việc triển khai thiếu đồng bộ, gây lãng phí và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Để khắc phục những hạn chế, tạo sự đồng bộ trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đảm bảo hiệu quả đúng tinh thần của Nghị quyết số 19/NQ-TW và Nghị quyết số 08/NQ-CP, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
Dồn dịch các điểm trường và sáp nhập các trường có quy mô nhỏ
Video đang HOT
Đối với việc dồn dịch các điểm trường và sáp nhập các trường có quy mô nhỏ, Bộ GD&ĐT lưu ý, trước nhất cần thực hiện rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học- đánh giá thực trạng các điểm trường lẻ, các trường có quy mô nhỏ; xây dựng lộ trình cụ thể, phù hợp để triển khai sắp xếp các trường mầm non, tiểu học THCS (về điều kiện địa lý, giao thông, số lượng lớp/trường thấp, bố trí điểm lẻ chưa hợp lý) và bố trí số lượng học sinh/lớp theo quy định.
Việc dồn dịch, sáp nhập các điểm trường, trường có quy mô nhỏ phải được thực hiện trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đồng thời, khắc phục tình trạng trường lớp có quy mô nhỏ và chất lượng giáo dục chưa cao, từ đó có điều kiện tập trung đầu tư nguồn lực kể cả về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
Đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định; đồng thời có giải pháp phù hợp thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của học sinh khi đến trường; không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học do phải đi lại quá xa;
Các cơ sở giáo dục thuộc diện dồn dịch điểm lẻ cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất (phòng học, phòng ở bán trú, nhà làm việc, nhà công vụ, các công trình bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước,… đặc biệt đối với các trường bán trú và cấp học mầm non, nhằm bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục.
Chỉ sáp nhập đối với những trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thuận lợi về khoảng cách giữa các điểm trường; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường sau sáp nhập.
Chỉ sáp nhập các trường có quy mô nhỏ ở cùng địa bàn cấp xã; các trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp, xem xét ghép với trường THCS trên cùng địa bàn xã; các xã có 2 đến 3 trường tiểu học, xem xét sáp nhập thành một trường nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Việc sáp nhập để hình thành các trường có nhiều cấp học phải phân khu vực riêng biệt cho từng cấp học nhằm đảm bảo tính đặc thù (về thời lượng tiết học, hình thức tổ chức dạy học…) tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của mỗi cấp học.
Không sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non với các cơ sở giáo dục phổ thông. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, cơ sở vật chất tại những điểm trường được chuyển đi đảm bảo phù hợp với quy hoạch, hiệu quả, tránh lãnh phí.
Chính quyền địa phương cần có giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp
Về cơ chế, chính sách, chính quyền các cấp ở địa phương cần có những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp.
Cụ thể, bố trí, sắp xếp và giải quyết đầy đủ chế độ, chính sách cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý theo đúng quy định. Hỗ trợ nhằm đảm bảo yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các điểm trường nơi chuyển đến. Hỗ trợ việc đi lại của học sinh khi đến trường.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận cao từ phía phụ huynh học sinh và người dân trong việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trước khi tổ chức thực hiện.
Theo giaoducthoidai.vn
Thủ tướng nghiêm khắc phê bình các địa phương để xảy ra sai phạm trong thi THPT quốc gia 2018
Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình các địa phương đã để xảy ra sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản gửi Bộ GD&ĐT, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về Kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Yêu cầu này được đưa ra sau khi Thủ tướng xem xét Báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình về kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương rà soát quy trình tổ chức kỳ thi, nhất là khâu coi thi, chấm thi để hoàn thiện quy chế thi và giải pháp khắc phục. Đồng thời, Bộ GD&ĐT có văn bản hướng dẫn xử lý đối với các trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi điểm thi.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình các địa phương đã để xảy ra sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; Yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, có 3 địa phương xác định sai phạm nâng điểm thi và đã khởi tố vụ án là Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, trong đó chỉ có tỉnh Hà Giang đã trả lại điểm thực cho thí sinh, còn Hòa Bình, Sơn La vụ việc vẫn đang nằm trong phạm vi điều tra của Bộ Công an.
Vụ điểm thi ở Hòa Bình, công an đã bị khởi tố vụ án hình sự và bắt giam hai cán bộ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, những thông tin sơ bộ ban đầu thì sai phạm của Hòa Bình hết sức nghiêm trọng và thậm chí là có những hành động tinh vi, xảo quyệt hơn Hà Giang, Sơn La.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Vụ mất hơn 1.000 phôi sổ đỏ Phú Quốc: Bộ TN-MT chỉ đạo siết quản lý phôi sổ đỏ Thời gian qua, Bộ TM-MT ban hành nhiều thông tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương để xảy ra tình trạng quản lý không chặt chẽ hoặc mất phôi. Bộ chỉ đạo cần siết lại việc này. Sau khi có thông tin tỉnh Kiên Giang mất hơn...