Sập mỏ vàng vùi lấp hàng chục công nhân Sudan
Ít nhất 14 công nhân đã thiệt mạng sau khi một mỏ vàng bị sập ở miền Bắc Sudan, cơ quan khai thác mỏ nước này ngày 31/3 cho biết.
Công ty Tài nguyên Khoáng sản Sudan cho biết trong một tuyên bố rằng vụ sập hầm mỏ nghiêm trọng xảy ra sau khi một trong những sườn đồi bao quanh mỏ vàng Jebel Al-Ahmar – nằm gần biên giới Ai Cập – bị sụt lún vào chiều 30/3 (giờ địa phương).
Vụ sập hầm mỏ khiến ít nhất 14 công nhân thiệt mạng, trong khi khoảng 20 công nhân khác bị thương. Một số nạn nhân bị thương nặng đã được chuyển đến bệnh viện điều trị.
Moataz Hajj, phát ngôn viên Công ty Tài nguyên Khoáng sản Sudan, thông tin thêm rằng các nỗ lực tìm kiếm đã liên tục diễn ra trong nhiều giờ để giải cứu số thợ mỏ vẫn đang mắc kẹt dưới hầm.
Video đang HOT
Hãng tin SUNA của Sudan cho biết, cơ quan cứu trợ và các công nhân đã sử dụng máy móc hạng nặng để tìm kiếm bên trong các giếng khai thác vàng, với hi vọng có thể tìm thấy thêm người còn sống.
Sudan có nhiều mỏ vàng khác nhau nằm rải rác trên khắp đất nước. Song, tình trạng sập mỏ vàng xảy ra khá phổ biến vì các tiêu chuẩn an toàn và bảo trì kém. Năm 2021, 31 người thiệt mạng sau khi một mỏ vàng hoạt động chui bị sập ở tỉnh Tây Kordofan nước này
Cựu CEO Lehman: Thêm 50 ngân hàng Mỹ có thể phá sản
Cựu giám đốc điều hành của Lehman Brothers cho rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể "nuốt chửng" 50 ngân hàng khu vực khác ở Mỹ nếu chính quyền nước này không thực hiện các bước thích hợp để giải quyết các vấn đề cơ cấu.
Cựu giám đốc điều hành của Lehman Brothers nói rằng FED phải cắt giảm lãi suất và đảm bảo tiền gửi được nắm giữ bởi các ngân hàng khu vực. Ảnh: CNN
Cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể làm sụp đổ thêm 50 ngân hàng khu vực khác ở Mỹ nếu chính quyền nước này không thực hiện các bước thích hợp để giải quyết các vấn đề cơ cấu. Đó là đánh giá của cựu Phó chủ tịch, cự giám đốc điều hành Lehman Brothers, Lawrence McDonald trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti.
Ông McDonald nói: "Các nhà hoạch định chính sách rất có thể sẽ buộc phải đưa ra một khoản khấu trừ lớn hơn nhiều để duy trì dòng tiền gửi từ các tài khoản ngân hàng vượt quá nhiều mức 250.000 USD (mức được bảo hiểm tiền gửi)".
Sự sụp đổ của Lehman Brothers, từng khiến các thị trường cấp vốn sôi sục và khiến các ngân hàng cầu gặp khó khăn khi nắm giữ đồng đô la Mỹ, đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Theo ông McDonald, những vấn đề hiện tại đang thách thức ngành ngân hàng Mỹ rất giống với những vấn đề xảy ra trước sự sụp đổ gây chấn động của gã khổng lồ tài chính Lehman.
Cựu giám đốc điều hành Lehman nói thêm rằng các ngân hàng khu vực của Mỹ dự kiến sẽ mất "hàng trăm tỷ đô la" khi các khoản tiền này chắc chắn sẽ chuyển sang các bên cho vay lớn hơn, sau đó là trái phiếu kho bạc.
Ông McDonald cho rằng các nhà chức trách Mỹ sẽ phải tăng cường bảo đảm tiền gửi so với các biện pháp hiện có.
Hôm 21/3, một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng các quan chức tại Bộ Tài chính Mỹ đang thảo luận về việc tăng bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp lĩnh vực ngân hàng suy thoái. Bước đi này được cho là sẽ cần đến tiền từ Quỹ Ổn định của Bộ Tài chính.
Ông McDonald cáo buộc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã áp dụng những chính sách không phù hợp trong việc thắt chặt tiền tệ.
"Có vẻ như họ đang hút thuốc trong nhà chứa thuốc nổ. Mười ngày trước, ông Powell ở Đồi Capitol đã nói với chúng tôi rằng hệ thống ngân hàng vẫn ổn... Ông ấy đã nói dối hoặc không hiểu mình đang làm gì", cựu chủ ngân hàng bình luận.
Theo ông McDonald, FED sẽ phải cắt giảm lãi suất và sau đó có bảo đảm tiền gửi, với một khoản lớn hơn.
"Đó là những gì họ sẽ nghĩ ra... Đó là một gói cứu trợ. Về cơ bản, đó là chính phủ liên bang chấp nhận rủi ro tiền gửi ngân hàng", ông kết luận.
Lehman Brothers đệ đơn phá sản vào ngày 15/9/2008. Vào thời điểm sụp đổ, Lehman là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư tại Mỹ với 25.000 nhân viên trên toàn thế giới. Họ có 639 tỷ USD tài sản và 613 tỷ USD nợ phải trả.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong nền tài chính hiện đại. Hình ảnh nhân viên rời khỏi toà nhà với những chiếc hộp đã trở nên nổi tiếng, biểu tượng cho cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc ở Mỹ, gây thiệt hại ước tính khoảng 10 nghìn tỷ USD cho sản lượng kinh tế bị mất.
Tổng thống Mỹ cam kết làm 'mọi thứ cần thiết' cho hệ thống ngân hàng Cổ phiếu ngân hàng trên toàn thế giới đã có một phiên chao đảo ngày 13/3, kể cả khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ hành động để đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng Mỹ sau sự sụp đổ bất ngờ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature Bank. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát...