Sắp hết mùa hoa bưởi, nhanh tay đem chưng mía được món ngọt lịm tim lại thơm nức mũi
Đảm bảo bạn sẽ có món ăn chơi vô cùng thơm ngon, hấp dẫn, mới mẻ từ hoa bưởi.
Là người phụ nữ đảm đang thích nấu ăn nên chị Bùi Hòa thường xuyên làm các món ăn hấp dẫn cho gia đình thưởng thức. Chị cũng hay tham gia vào các hội mê bếp núc để học hỏi thêm kinh nghiệm. Hiện tại vẫn đang mùa hoa bưởi, học được cách làm món ăn mới, chị đã thực hành và cho ra món mía chưng hoa bưởi cực ngon, ngọt lịm lại thơm nức.
Chị Bùi Hòa.
Chị Hòa chia sẻ, “Món ăn này thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Không chỉ kích thích mọi giác quan với hương thơm đặc trưng của hoa bưởi nơi cánh mũi, vị ngọt tinh tế của mía nơi cuống họng, sự thanh mát nơi đầu lưỡi, mà còn khơi dậy sự thơ mộng, đầu óc văn thơ của người làm. Có lẽ chính vì vậy, món ăn này không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon mà còn là một trải nghiệm tinh tế, một cảm xúc sâu sắc khó quên. Nếu bạn muốn thử làm món ăn này, hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và trải nghiệm cảm giác tuyệt vời của sự kết hợp hoàn hảo giữa hoa bưởi và mía nhé”.
Dưới đây là cách làm mía chưng hoa bưởi của chị Hòa, các bạn hãy cùng tham khảo:
Nguyên liệu:
- Mía vài khúc
- Hoa bưởi
- Đường phèn hoặc đường hoa mai.
Cách làm:
- Mía dóc vỏ, chẻ khúc nhỏ vừa ăn.
- Hoa bưởi bứt lấy phần cánh.
Video đang HOT
- Cho mía vào nồi chưng, thêm cánh hoa bưởi vào, trộn đều nhau, ướp khoảng 30 phút cho thơm. Sau đó lấy bớt cánh hoa bưởi ra vì nếu để nhiều thì dễ bị đắng.
- Đổ nước xâm xấp mặt mía và chưng cách thuỷ lửa nhỏ khoảng 1 tiếng.
Nếu thích ngọt bạn có thể thêm đường phèn. Hết thời gian, bạn sẽ được món mía chưng hoa bưởi thơm nức, ngọt lịm, vô cùng hấp dẫn.
Tháng 3 là thời điểm hoa bưởi nở rộ. Hoa bưởi không chỉ có hương thơm đặc trưng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mía ướp hoa bưởi có thể được dùng trong thời gian dài nếu để trong tủ lạnh hoặc đựng trong hũ thủy tinh. Món ăn này sẽ giúp mọi người cảm nhận được hương vị và mùi thơm của hoa bưởi, cùng với vị ngọt thanh của mía tươi.
Chúc các bạn thành công!
Cách làm bột sắn dây đơn giải tại nhà chị em nào cũng nên biết
Những ngày nắng nóng đã về, chị em đau đầu không biết nên lựa chọn các loại thực phẩm giải nhiệt nào, lúc này gợi ý cách làm bột sắn dây sẽ rất hữu ích.
Bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe của người dùng, ngoài tác dụng giải nhiệt còn giúp thanh lọc các chất độc ra khỏi cơ thể. Vậy cách làm như thế nào, chị em hãy theo dõi chi tiết ngay sau đây nhé.
1. Nguyên liệu chuẩn bị
8kg củ sắn dây
Nước lọc
Hoa bưởi
Mâm
Túi nilon
Vải lọc
Vỉ lọc
Dao mài
Tô lớn
2. Cách làm bột sắn dây
Bước 1 : Sắn dây mua về đem rửa sạch nhiều lần với nước, bóc hết lớp vỏ bên ngoài đi rồi rửa lại vài lần nữa với nước để làm sạch củ sắn dây. Dùng một con dao mài để mài vụn củ sắn dây ra, nếu muốn tiết kiệm thời gian bạn có thể cắt nhỏ sắn dây rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn vụn ra.
Sắn dây rửa sạch, bóc hết vỏ ngoài, thái thành từng lát mỏng để cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Ảnh: Internet
Bước 2 : Phần sắn dây đã xay nhuyễn cho vào tô lớn hòa cùng phần nước lọc theo tỉ lệ 1 phần sắn dây : 4 phần nước. Cho hỗn hợp vừa trộn vào túi lớn để lọc lấy phần nước bột nhào, bóp nhiều lần để thu được pha nước bột. Còn không sử dụng đến đem bỏ đi.
Cho sắn dây xay nhuyễn vào nồi nước theo tỉ lệ 1 sắn dây : 4 nước. Ảnh: Internet
Bước 3 : Phần nước bột đã lọc của sắn dây có màu trắng đục bạn cho vào một cái tô sạch. Thêm nước vào tô, mỗi ngày bạn thay nước từ 1 - 2 lần rồi làm liên tục trong 10 ngày để thu được một chậu nước bột sắn trắng ngần.
Thêm nước sạch vào tô nước sắn dây từ 1 - 2 lần trong một ngày. Ảnh: Internet
Bước 4 : Xếp nhiều lớp vải chồng lên nhau rồi cho bột sắn được khuấy đều với nước lọc vào để lọc. Dùng thêm một túi nilon để lót dưới đáy chậu, bột chảy xuống được để lắng trong 12 tiếng hoặc đến khi bột lắng chắc dưới đáy chậu. Gạn bỏ hết phần nước trên bề mặt chậu, làm nhẹ tay để tránh phần tinh bột đã lắng bị xáo động nhé.
Khéo léo vớt hết lớp nước trên hỗn hợp sắn dây ra ngoài. Ảnh: Internet
Bước 5 : Đem phần tinh bột đã được lắng bỏ ra mâm, phơi ngoài trời nắng để bột khô hoàn toàn. Càng khô thì bột sẽ bảo quản được lâu hơn. Muốn bột sắn thơm hơn bạn đem ướp bột sắn với hoa bưởi. Cách ướp hoa bưởi ở bước tiếp theo, bạn tiếp tục theo dõi nhé.
Cho bột sắn dây ra sàng rồi đem phơi ngoài nắng đến khi khô lại. Ảnh: Internet
Bước 6 : Đem tách cánh hoa bưởi ra khỏi đài và nhụy, trộn chung với phần bột sắn dây đã phơi khô. Đem cánh hoa bưởi, bột ra ngoài trời phơi thêm một lần nữa, để hương hoa bưởi hòa quyện cùng lớp bột sắn.
Cho phần hoa bưởi vào trong hỗn hợp sắn dây để phơi thêm lần nữa. Ảnh: Internet
Bước 7 : Khi bột sắn đã ướp hoa bưởi khô hoàn toàn, bạn cho vào trong một hũ thủy tinh đậy nắp kín, để bảo quản được lâu ngày.
Bột sắn dây sau khi chế biến có thể sử dụng để pha nước uống. Ảnh: Internet
3. Lưu ý khi làm bột sắn dây
Các dụng cụ để chế biến bột sắn dây phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến, để loại bỏ hết các vi khuẩn.Ướp hoa bưởi giúp bột sắn dây thơm ngon hơn nhưng sẽ làm giảm tác dụng của bột sắn khi khi sử dụng.
Ly bột sắn dây pha thơm hơn khi sử dụng hoa bưởi để xay bột sắn dây. Ảnh: Internet
Lưu ý thời gian làm khô và cách bảo quản, để giữ được bột săn ngon trong thời gian dài. Thường xuyên kiểm tra bột, để bảo đảm bột không bị nấm mốc.
Cách làm bột sắn dây thực sự không khó, chỉ tốn khoảng thời gian để phơi bột sắn dây mà thôi. Các loại bột sắn dây bán ngoài thị trường thường xuất hiện các loại bột kém chất lượng. Do vậy, muốn yên tâm sử dụng bột sắn làm đẹp hay chăm sóc sức khỏe cho gia đình, thì bạn có thể tự chế biến bột sắn tại nhà. Chúc bạn chế biến được những mẻ bột sắn dây thật trắng thật ngon nhé.
Tháng Ba ra Hà Nội, ngoài hoa bưởi và nhót xanh thì còn món ăn chơi nào ngon? Hai "đặc sản" dễ bắt gặp nhất tháng Ba là hoa bưởi và nhót xanh, nhưng với hội đam mê ẩm thực thì còn rất nhiều món ngon khác đang chờ. Trà hoa bưởi Ảnh minh họa Cuối tháng Hai, đầu tháng Ba, Hà Nội bước vào mùa hoa bưởi. Khắp phố phường, nơi đâu cũng ngào ngạt mùi hương của hoa bưởi....